Trở về cuộc sống trước dịch Covid-19 không còn là “giấc mơ xa vời” ở một số nước châu Âu

VOV.VN - Ở một số nước châu Âu, việc tận hưởng cuộc sống như trước đại dịch hoặc ít nhất là một phiên bản gần như vậy đã không còn là giấc mơ xa vời.

Dỡ bỏ hạn chế

Những người đã tiêm vaccine đầy đủ ở Hà Lan có thể đi nhảy trong các câu lạc bộ đông đúc và tham gia các bữa tiệc mà không cần duy trì giãn cách xã hội từ 25/9. Thay vào đó, chính phủ sẽ bắt đầu bắt buộc sử dụng thẻ thông hành vaccine, Thủ tướng Mark Rutte cho biết trong cuộc họp báo hôm 14/9.

Đan Mạch đã chấm dứt tất cả các lệnh hạn chế Covid-19 vào 2 tuần trước, trở thành nước EU đầu tiên hoàn toàn quay lại cuộc sống bình thường trước đại dịch. Người dân nước này không cần đeo khẩu trang hay thậm chí không cần giấy chứng nhận tiêm vaccine khi đến các buổi hòa nhạc hoặc phòng tập gym.

Cuối tháng 8/2021, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke cho biết, chính phủ không còn coi Covid-19 là "một dịch bệnh đe dọa tới xã hội". Hướng tiếp cận này đã dẫn đến việc chấm dứt các biện pháp như đóng cửa đất nước hay các yêu cầu bắt buộc về đi lại trong đại dịch Covid-19.

Cùng với những quốc gia chấm dứt các biện pháp hạn chế trên còn có Thụy Điển, nước từng gây chú ý với biện pháp phản ứng "không can thiệp" trong đại dịch Covid-19. Hầu hết các biện pháp hạn chế ở Thụy Điển, trong đó có việc giới hạn tụ tập ở không gian riêng tư và không gian công cộng, cũng như khuyến cáo làm việc ở nhà sẽ hết hạn vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Y tế và Các vấn đề xã hội Lena Hallengren thông báo vào đầu tháng này.

Các du khách đi lại tới những quốc gia này vẫn cần xét nghiệm và cách ly nếu chưa được tiêm vaccine đầy đủ.

Biến thể Delta vẫn phủ bóng một số nước châu Âu

Đan Mạch và Thụy Điển đều là những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine tương đối cao. Theo dự án Our World in Data của Đại học Oxford, tại Đan Mạch, hơn 80% người trưởng thành đủ điều kiện đã được tiêm vaccine đầy đủ và tại Thụy Điển, con số này là hơn 70%.

Tại Hà Lan, tỷ lệ tiêm vaccine ở khoảng 60%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Hugo de Jonge hy vọng rằng, việc người dân được tự do hơn trong cuộc sống hàng ngày cùng với yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine sẽ thúc đẩy chương trình tiêm chủng ở nước này.

Việc dỡ các biện pháp hạn chế diễn ra giữa bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm gia tăng ở một số nước châu Âu và phần còn lại của thế giới, chủ yếu do biến thể Delta gây nên. Theo bản đồ của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch châu Âu (ECDC), các vùng đỏ đã ít hơn nhiều so với những tuần trước đó, song cũng cho thấy tình trạng khác biệt sâu sắc giữa các quốc gia trong khu vực.

Tại những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng chậm hơn, virus vẫn đang hoành hành.

Với khoảng 20% dân số được tiêm vaccine đầy đủ, Bulgaria đã phải giới hạn các hoạt động xã hội và áp đặt thêm các biện pháp hạn chế. Mặc dù số ca lây nhiễm tăng cao nhưng hầu hết các quốc gia vùng Balkan vẫn thực hiện hầu như rất ít biện pháp hạn chế.

Thậm chí, những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao hiện cũng đang trải qua sự gia tăng về số ca mắc. Dù đã tiêm vaccine cho khoảng 60% người trưởng thành đủ điều kiện nhưng Áo đang chứng kiến số ca mắc tăng cao và vì vậy, đã phải rút ngắn thời hạn giá trị của xét nghiệm PCR - một yêu cầu bắt buộc để vào hầu hết các địa điểm công cộng ở nước này.

Na Uy, nước láng giềng của Đan Mạch và Thụy Điển đang trải qua làn sóng lây nhiễm mới mặc dù có tỷ lệ tiêm vaccine khoảng 70%, ECDC cho hay.

Hồi kết của Covid-19?

Cuối tháng 5, chính phủ Đan Mạch đã ban hành hộ chiếu vaccine dưới dạng QR Code với mã màu xanh lá cây trên ứng dụng cho những người âm tính với virus SARS-CoV-2.

Khi các biện pháp bắt buộc được áp dụng ở một số nước châu Âu như Pháp, Italy và Hy Lạp, việc này thường dẫn đến sự phản kháng và trong một vài trường hợp là những cuộc biểu tình.

Tuy nhiên, Thụy Điển, Hà Lan và Đan Mạch là những quốc gia có mức độ tín nhiệm cao vào chính quyền, điều mà các chuyên gia cho rằng đã giúp những nước này có được lợi thế trong việc đối phó với dịch bệnh. Việc này cũng khiến các chính phủ dễ dàng hơn khi thực hiện các chương trình truy vết.

"Chúng tôi có một chương trình xét nghiệm trên quy mô lớn để theo dấu những người mắc bệnh theo từng khu vực, cũng như thực hiện các biện pháp phong tỏa địa phương rất hiệu quả. Chúng tôi có thể tiến hành những việc này rất đơn giản bởi người Đan Mạch có sự tín nhiệm cao vào các nhà chức trách y tế cũng như các chương trình tiêm vaccine", Camilla Holten Moller, nhà dịch tễ học tại Viện Huyết thanh Statens nhận định với DW.

Những nhà hoạch định chính sách ở 3 quốc gia này rất thực tế về nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới vào mùa thu và đặc biệt là những ca đột phá nhưng họ vẫn kiên trì với mục tiêu đưa virus vào tầm kiểm soát và giảm sức ép lên các bệnh viện.

"Tôi không cho rằng Đan Mạch sẽ phải phong tỏa toàn quốc một lần nữa. Chúng tôi đã chứng minh được rằng, hệ thống xét nghiệm trên quy mô lớn cho phép chúng tôi kiểm soát dịch bệnh với việc phong tỏa địa phương", chuyên gia Holten Moller cho hay.

Chính phủ Hà Lan sẽ giám sát số ca mắc Covid-19 cần nhập viện và chăm sóc tích cực thay vì quan tâm đến số ca mắc, Bộ trưởng Y tế Hugo de Jonge cho biết trong một bức thư gửi lên nghị viện.

Hồi kết của Covid-19 ở Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển là một nỗ lực cân bằng khéo léo giữa việc kiểm soát dịch bệnh bằng các biện pháp hạn chế và bảo vệ với việc thận trọng quay lại cuộc sống trước đại dịch. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine cao cũng đồng nghĩa với việc những quốc gia này có thể ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất do Covid-19 gây nên trong khi thực hiện rất ít các biện pháp hạn chế./.

** Loạt bài/bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Singapore có nên lo lắng khi số ca mắc Covid-19 trước nguy cơ tăng theo cấp số nhân?
Singapore có nên lo lắng khi số ca mắc Covid-19 trước nguy cơ tăng theo cấp số nhân?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, hệ số lây nhiễm SARS-CoV-2 của Singapore hiện gần 1,5, nghĩa là khoảng 2 người mắc bệnh đang lây nhiễm virus cho 3 người khác. Con số này cảnh báo nguy cơ số ca mắc Covid-19 sẽ “tăng theo cấp số nhân”.

Singapore có nên lo lắng khi số ca mắc Covid-19 trước nguy cơ tăng theo cấp số nhân?

Singapore có nên lo lắng khi số ca mắc Covid-19 trước nguy cơ tăng theo cấp số nhân?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, hệ số lây nhiễm SARS-CoV-2 của Singapore hiện gần 1,5, nghĩa là khoảng 2 người mắc bệnh đang lây nhiễm virus cho 3 người khác. Con số này cảnh báo nguy cơ số ca mắc Covid-19 sẽ “tăng theo cấp số nhân”.

Australia đứng trước lựa chọn loại bỏ hay sống chung với Covid-19
Australia đứng trước lựa chọn loại bỏ hay sống chung với Covid-19

VOV.VN - Khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát năm 2020, người dân Australia sẵn sàng từ bỏ tự do để cứu lấy mạng sống. Nhưng khi biến thể Delta hoành hành, các lệnh phong tỏa kéo dài “không hồi kết” khiến mọi người bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Australia đứng trước lựa chọn loại bỏ hay sống chung với Covid-19

Australia đứng trước lựa chọn loại bỏ hay sống chung với Covid-19

VOV.VN - Khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát năm 2020, người dân Australia sẵn sàng từ bỏ tự do để cứu lấy mạng sống. Nhưng khi biến thể Delta hoành hành, các lệnh phong tỏa kéo dài “không hồi kết” khiến mọi người bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Tin giả và tâm lý lo ngại khiến châu Á tụt lại trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19
Tin giả và tâm lý lo ngại khiến châu Á tụt lại trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Tại nhiều quốc gia châu Á, chính phủ và các chuyên gia đang cố gắng giao tiếp hiệu quả hơn với người dân, tìm cách ngăn chặn các chặn nỗ lực truyền bá thông tin sai sự thật liên quan đến vaccine ngừa Covid-19.

Tin giả và tâm lý lo ngại khiến châu Á tụt lại trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19

Tin giả và tâm lý lo ngại khiến châu Á tụt lại trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Tại nhiều quốc gia châu Á, chính phủ và các chuyên gia đang cố gắng giao tiếp hiệu quả hơn với người dân, tìm cách ngăn chặn các chặn nỗ lực truyền bá thông tin sai sự thật liên quan đến vaccine ngừa Covid-19.