“Trục trặc” với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Trung Quốc

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc tìm cách xây dựng mối quan hệ song phương với nhau trong bối cảnh cả hai đều “gặp khó” trong quan hệ với Mỹ. 

Quan hệ song phương Thổ Nhĩ Kỳ - Trung Quốc

Ngày 2/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có chuyến thăm Trung Quốc trong nỗ lực đẩy mạnh mối quan hệ song phương với Bắc Kinh. Gần đây cả Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đều  tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh tế và chính trị song phương trong bối cảnh cả hai đang “gặp khó” trong mối quan hệ với Mỹ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Có thể khẳng định, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đang quyết tâm tăng cường mối quan song phương toàn diện trong bối cảnh mới nhằm bảo vệ và phát huy tối đa lợi ích quốc gia của mỗi bên. Chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến Trung Quốc vào ngày 2/7 là kết quả đã được dự báo trước, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 15/6 bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 về các biện pháp xây dựng tương tác và niềm tin ở châu Á tại Dushanbe, thủ đô Tajikistan. Thời điểm đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nỗ lực chung để mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác chiến lược và Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI); cũng như tăng cường phối hợp trong các khuôn khổ đa phương.

Các chuyên gia tại Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vào ngày 2/7 cho thấy mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia đang phát triển rất tốt đẹp và lợi ích của hai nước hòa quyện vào nhau. Học giả Altay Atli của Đại học Koc tại Istanbul đánh giá chuyến thăm của ông Erdogan đến Trung Quốc phản ánh hai nước có chung lợi ích kinh tế, thương mại và đang trong một tiến trình đối thoại cấp cao thuận lợi. Một lần nữa, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cao mối quan hệ Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ và bày tỏ sự sẵn sàng trong hợp tác với Tổng thống Erdogan để tạo dựng niềm tin lẫn nhau cũng như mở ra những chương mới trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Về phần mình, Tổng thống Erdogan cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; sự cần thiết phải duy trì các đối thoại cấp cao với Trung Quốc vì sự ổn định của hệ thống thương mại đa phương. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định mối quan tâm lớn của hai bên liên quan đến triển khai Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI), với trọng tâm của Thổ Nhĩ Kỳ vào các dự án hạ tầng và năng lượng. Các nhà quan sát cũng nhấn mạnh sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc khi nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ hồi năm ngoái khi Trung Quốc đã cho Thổ Nhĩ Kỳ vay 3,6 tỷ USD để tài trợ cho các dự án hạ tầng ở nước này.

Hợp tác cùng có lợi

Quan hệ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là mối quan hệ tương hỗ, nhất là trong bối cảnh cả hai nước đang gặp nhiều khó khăn.

Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường quan hệ với Trung Quốc với kỳ vọng thu hút đầu tư, tài chính và khách du lịch. Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ Erdogan đã nhiều lần nhấn mạnh mong muốn tích hợp cơ sở hạ tầng của nước này với Sáng kiến Vành đai - Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Ông Erdogan đã đàm phán với Bắc Kinh về việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc, sử dụng tài chính và công nghệ của Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Giám đốc văn phòng của Quỹ German Marshall tại Ankara Ozgur Unluhisarcikli cho rằng "Đa dạng hóa các liên minh và trở nên độc lập hơn từ lâu đã là mục tiêu của Tổng thống Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập liên minh mới với các nước như Nga và Trung Quốc trong khi vẫn là thành viên NATO."

Trong khi đó, Trung Quốc phát triển quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên nhiều lợi ích, đáng kể đến là vị trí địa chiến lược đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ - cầu nối giữa châu Âu và châu Á, đóng vai trò là vị trí chiến lược trong bản đồ của sáng kiến Vàng đai - Con đường của Trung Quốc. Phát biểu với báo giới, Đại sứ Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Trung Quốc muốn tăng gấp đôi cả khoản đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ, lên 6 tỷ USD và gia tăng lượng khách du lịch Trung Quốc đến nước này lên tới 800.000 người vào năm 2021. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục tăng đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Trung Quốc Murat Kolbasi cho biết, số lượng các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên đến 1.000 công ty sau khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc lần lượt thiết lập hoạt động ở nước này vào năm 2014 và 2017. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã nhất trí hợp tác phát triển các doanh nghiệp hàng không và viễn thông với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai - Con đường.

Chính sách hướng Đông của Thổ Nhĩ Kỳ

Việc Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Trung Quốc như một phần trong sự thay đổi chiến lược sang chính sách hướng Đông. Những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ với cả Nga và Trung Quốc nhằm phát huy các lợi ích chiến lược về quân sự và kinh tế thông qua tăng cường tần suất các cuộc tiếp xúc ở các cấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác Nga, Trung Quốc.

Với Nga, bất chấp các cảnh báo và đe dọa từ phía Mỹ rằng Ankara sẽ bị đối mặt với các biện pháp trừng phạt nếu tiếp tục mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tuyên bố hồi cuối tuần qua rằng việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên của Nga sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày tới. Trong năm 2018, Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có bảy cuộc gặp và 18 cuộc điện đàm, chủ yếu nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Với Trung Quốc, Tổng thống Erdogan thăm Bắc Kinh với kỳ vọng hợp nhất "Hành lang trung tâm" của Thổ Nhĩ Kỳ với Sáng kiến Vành đai - Con đường do Trung Quốc đề xướng. Đây cũng chính là sự mở đầu cho một tuyến thương mại Đông-Tây hoàn toàn mới. Chuyến thăm diễn ra chỉ hơn hai tuần sau khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Tajikistan và tuyên bố hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, bên cạnh các dự án kinh tế, thương mại và xây dựng. Trước đó hồi tháng 5, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal tại Bắc Kinh nhằm đặt nền tảng cho các bước phát triển mới trong quan hệ song phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đáp trả đòn trừng phạt của Mỹ vì mua S-400
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đáp trả đòn trừng phạt của Mỹ vì mua S-400

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đáp trả tương ứng nếu Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này do mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đáp trả đòn trừng phạt của Mỹ vì mua S-400

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đáp trả đòn trừng phạt của Mỹ vì mua S-400

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đáp trả tương ứng nếu Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này do mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

Mỹ không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga
Mỹ không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết sẽ không có lệnh trừng phạt nào của Mỹ đối với việc nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Mỹ không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

Mỹ không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết sẽ không có lệnh trừng phạt nào của Mỹ đối với việc nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ “cầu cứu” Nga thay vì Mỹ, NATO khi gặp “hoạn nạn” ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ “cầu cứu” Nga thay vì Mỹ, NATO khi gặp “hoạn nạn” ở Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Nga ngày 13/6 sau khi phiến quân nã pháo vào một bốt quan sát của nước này ở tỉnh Idlib, Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ “cầu cứu” Nga thay vì Mỹ, NATO khi gặp “hoạn nạn” ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ “cầu cứu” Nga thay vì Mỹ, NATO khi gặp “hoạn nạn” ở Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Nga ngày 13/6 sau khi phiến quân nã pháo vào một bốt quan sát của nước này ở tỉnh Idlib, Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ chờ ngày Nga bàn giao tên lửa phòng thủ S-400
Thổ Nhĩ Kỳ chờ ngày Nga bàn giao tên lửa phòng thủ S-400

VOV.VN - Bất chấp các lệnh trừng phạt hay đe dọa từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hợp đồng mua S-400 và đang thảo luận về thời điểm giao hàng.

Thổ Nhĩ Kỳ chờ ngày Nga bàn giao tên lửa phòng thủ S-400

Thổ Nhĩ Kỳ chờ ngày Nga bàn giao tên lửa phòng thủ S-400

VOV.VN - Bất chấp các lệnh trừng phạt hay đe dọa từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hợp đồng mua S-400 và đang thảo luận về thời điểm giao hàng.

Bị Mỹ dọa cắt đứt chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn đáp trả
Bị Mỹ dọa cắt đứt chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn đáp trả

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố giữ vững lập trường bất chấp cảnh báo của Mỹ loại Ankara ra khỏi chương trình F-35.

Bị Mỹ dọa cắt đứt chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn đáp trả

Bị Mỹ dọa cắt đứt chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn đáp trả

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố giữ vững lập trường bất chấp cảnh báo của Mỹ loại Ankara ra khỏi chương trình F-35.

Vụ sát hại nhà báo Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng báo cáo của LHQ
Vụ sát hại nhà báo Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng báo cáo của LHQ

VOV.VN - Theo báo cáo, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, Thái tử Saudi Arabia có thể có vai trò trong vụ nhà báo bị sát hại.

Vụ sát hại nhà báo Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng báo cáo của LHQ

Vụ sát hại nhà báo Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng báo cáo của LHQ

VOV.VN - Theo báo cáo, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, Thái tử Saudi Arabia có thể có vai trò trong vụ nhà báo bị sát hại.