Trúng cử Uỷ viên không thường trực HĐBA khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam một lần nữa trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ là một biểu hiện cho thấy vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.

Việc Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã nhận được sự chúc mừng và đánh giá cao của bạn bè quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Là nhà báo kỳ cựu của Tân Hoa Xã, đã có nhiều năm gắn bó với Việt Nam, ông Trương Gia Tường đã chia sẻ niềm vui này với đất nước và nhân dân Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh.

Ông cho rằng, việc Việt Nam một lần nữa trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ là một biểu hiện quan trọng cho thấy vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.

Ông Trương Gia Tường, Cựu Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội.

PV: Trước tiên, xin ông cho biết đánh giá của mình về việc Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021?

Ông Trương Gia Tường: Kể từ năm 1977 gia nhập Liên Hợp Quốc đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động, đóng góp sức mình vào việc gìn giữ hòa bình, thúc đẩy tiến bộ, hợp tác và phát triển của thế giới. Đặc biệt là sau khi tiến hành Đổi mới mở cửa vào năm 1986, kinh tế Việt Nam phát triển, xã hội ổn định, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, uy tín ngày càng được tăng cường. Hiện Việt Nam là thành viên quan trọng của nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế, tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng của khu vực và quốc tế. Do vậy, lần này Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 là sự kiện đáng được chào đón và ủng hộ.

PV: Vậy theo ông, Việt Nam sẽ đón nhận những cơ hội và đối mặt với những thách thức nào trong nhiệm kỳ sắp tới? Nó có gì khác với nhiệm kỳ lần trước vào năm 2008-2009?

Ông Trương Gia Tường: Nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã hoàn thành rất tốt chức trách và nghĩa vụ, có những đóng góp của riêng mình khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. So với 10 năm trước, thế giới giờ đây đã xuất hiện nhiều vấn đề mới, đứng trước nhiều thay đổi phức tạp. Nhiều nơi trên thế giới không yên ổn, như các vấn đề ở châu Phi, Trung Đông, vấn đề hạt nhân trên Báo đảo Triều Tiên... Nhiều vấn đề mới xuất hiện trong khi những vấn đề cũ chưa được giải quyết. Những điều này là thách thức và thử thách lớn đối với các thành viên của HĐBA LHQ, trong đó có Việt Nam - quốc gia sắp chính thức đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của tổ chức này.

PV: Thưa ông, vậy sau khi chính thức đảm nhiệm vai trò này, Việt Nam có thể làm gì cho HĐBA LHQ?

Ông Trương Gia Tường: Việt Nam từng là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Lần này tiếp tục đảm nhiệm vai trò này đòi hỏi Việt Nam phải tận dụng những trải nghiệm và kinh nghiệm của đất nước mình, phát huy trí tuệ và tiềm lực của bản thân, cùng với các thành viên khác của HĐBA LHQ, nỗ lực hóa giải bất đồng, tìm kiếm điểm chung trong khi duy trì sự khác biệt, đóng góp sức mình để thiết thực giải quyết những vấn đề trong khu vực và trên thế giới đã tồn tại hoặc mới phát sinh. Năm 2020, Việt Nam cũng là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - Việt Nam khá tốt, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN liên tục phát triển, tôi cho rằng, những điều này sẽ giúp thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN tiếp tục phát triển.

PV: Là nhà báo đã nhiều năm làm việc tại Việt Nam, theo ông, việc trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Ông Trương Gia Tường: Tôi từng làm việc nhiều năm tại Việt Nam, từng cùng nhân dân Việt Nam trải qua những năm tháng gian khó nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chia sẻ niềm vui giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, tận mắt chứng kiến những thành tựu vĩ đại mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp Đổi mới mở cửa. Việc Việt Nam một lần nữa trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ là một biểu hiện quan trọng cho thấy vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ tận dụng vị thế,  sức ảnh hưởng, thành tựu và kinh nghiệm của mình, đóng góp hơn hữa vào việc gìn giữ hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiến bộ, hợp tác và phát trển trên thế giới, đồng thời cũng thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN tiếp tục phát triển.

Xin cảm ơn ông./.   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan
Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan

VOV.VN - Cuộc họp được tiến hành theo đề xuất của Đức và Anh trong bối cảnh tình trạng bạo lực ở quốc gia Bắc Phi này đang có xu hướng gia tăng.

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan

VOV.VN - Cuộc họp được tiến hành theo đề xuất của Đức và Anh trong bối cảnh tình trạng bạo lực ở quốc gia Bắc Phi này đang có xu hướng gia tăng.

Nhiều nước ủng hộ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Nhiều nước ủng hộ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an khi nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói. 

Nhiều nước ủng hộ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Nhiều nước ủng hộ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an khi nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói. 

Hôm nay bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: Việt Nam ứng cử
Hôm nay bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: Việt Nam ứng cử

VOV.VN -Nếu giành chiến thắng, Việt Nam sẽ tiếp tục đánh dấu một bước tiến lớn hơn về sự tham gia của mình vào các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc.

Hôm nay bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: Việt Nam ứng cử

Hôm nay bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: Việt Nam ứng cử

VOV.VN -Nếu giành chiến thắng, Việt Nam sẽ tiếp tục đánh dấu một bước tiến lớn hơn về sự tham gia của mình vào các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc.