Trung Quốc, Ấn Độ gấp rút tiếp tế cho binh sĩ ở biên giới trước mùa đông

VOV.VN - Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không tỏ rõ thiện chí rút quân, cho dù cả 2 đều thừa nhận điều này có thể trở thành một “cuộc chiến tiêu hao sinh lực”.

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ, đã và đang chuyển trọng tâm sang hỗ trợ hậu cần khi cả 2 phía đều gấp rút vận chuyển các nhu yếu phẩm cho hàng nghìn binh sĩ ở vùng núi Himalaya xa xôi trước khi mùa đông đến.

Trước đó, ngày 21/9, tư lệnh quân đội cấp cao của 2 bên đã nhất trí sẽ không đưa thêm binh sĩ tới tiền tuyến để nhằm xoa dịu căng thẳng ở biên giới tranh chấp. Sự sống sót của các binh sĩ ở độ cao lên tới 4.500 mét hiện đang là một mối quan tâm lớn trong các cuộc đối thoại, theo truyền thông Ấn Độ.

Dự trữ mùa đông

“Lãnh đạo quân đội hàng đầu [của Ấn Độ] đang cân nhắc triển khai khoảng 30.000 binh sĩ ở đông Ladakh trong mùa đông. Các nhu yếu phẩm “dự trữ mùa đông” – bao gồm lương thực, nhiên liệu, đạn dược – đang được chuẩn bị rất khẩn trương”, Rajeswari Pillai Rajagopalan - một học giả, đồng thời là người đứng đầu Sáng kiến chính sách hạt nhân và không gian, thuộc Tổ chức nghiên cứu Người quan sát ở New Delhi, nói.

Trong khi đó, ông Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói rằng, Quân đội Trung Quốc có thể có lợi thế trong khâu hỗ trợ hậu cần do nước này đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng ở các khu vực biên giới xa xôi suốt hàng chục năm qua.

Trung Quốc cũng đã bắt đầu xây dựng ít nhất 13 chốt quân sự mới gần biên giới với Ấn Độ kể từ sau xung đột ở Doklam năm 2017, trong đó có 3 căn cứ không quân, 5 vịu trí phòng không thường xuyên và 5 bãi đỗ trực thăng, theo báo cáo hôm 22/9 của Stratfor.

Ông Zhou cung nhấn mạnh rằng, các binh sĩ sẽ phải chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt và khu vực này có thể sẽ không thể tiếp cận được trong mùa đông.

“Nhiệt độ ở khu vực Himalaya có thể xuống tới -40 độ C trong mùa đông, và tất cả các con đường kết nối với thế giới bên ngoài sẽ bị phong tỏa ít nhất là nửa năm. Một khi mùa đông bắt đầu, sẽ không có cách nào để hai bên có thể chiến đấu – sống sót sẽ là ưu tiên hàng đầu”, ông nói.

Cuộc chiến hao tốn sinh lực

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, quân đội nước này đã xây dựng thêm bệnh viện ở các thành phố khu vực Tây Tạng để kết nối với các vị trí quân đội dọc biên giới với Ấn Độ.

Báo chính thức của quân đội Trung Quốc, PLA Daily, trước đó cũng đưa tin lực lượng không quân đã điều chỉnh máy bay vận tải Y-9 của nước này để có thể sử dụng như một “bệnh viện bay” nhằm cải thiện khả năng hỗ trợ y tế cho các binh sỹ, trong khu UAV cũng được sử dụng để đưa thực phẩm tới tiền tuyến trong các cuộc tập trận gần đây.

Trong khi đó, theo trang tin ThePrint có trụ sở tại New Delhi, quân đội Ấn Độ cũng đang vận chuyển các nhu yếu phẩm trong đó có các bộ đồ mùa đông đặc biệt, lều chống rét, lương thực và nhiên liệu để các binh sĩ biên giới có thể sống sót qua điều kiện khắc nghiệt trong 6 tháng tới.

Tuy nhiên không bên nào bày tỏ sẵn sàng rút quân, cho dù họ thừa nhận cuộc đối đầu trong mùa đông sẽ trở thành một “cuộc chiến hao tốn sinh lực”.

“Các binh sĩ Ấn Độ hiện đã đồn trú ở Siachin [ở khi vực Ladakh] trong nhiều năm và quân đội đang chuẩn bị cho điều kiện khắc nghiệt. Nếu Trung Quốc cố thực hiện các thay đổi thống qua sử dụng vũ klực, sẽ có sự đáp trả thích đáng. Quân đội Ấn Độ đã được chuẩn bị và có đầy đủ sự ủng hộ từ giới lãnh đạo chính trị”, ông Rajeev Ranjan Chaturvedy, một chuyên giua quân sự ở New Delhi nói.

Xung đột biên giới leo thang từ tháng 6 vừa qua khi các binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ đẫm máu ở Thung lũng Galwan ở Ladakh – vụ đụng độ đẫm máu nhất trong hơn nửa thế kỷ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Nga tích cực củng cố vai trò hòa giải xung đột biên giới Trung-Ấn
Lý do Nga tích cực củng cố vai trò hòa giải xung đột biên giới Trung-Ấn

VOV.VN - Tổng thống Vladimir Putin có một tầm nhìn về cộng đồng các quốc gia “Á-Âu rộng lớn hơn” do Nga dẫn đầu – và để điều này trở thành hiện thực, Moscow cần “chơi” với cả Bắc Kinh và New Delhi. 

Lý do Nga tích cực củng cố vai trò hòa giải xung đột biên giới Trung-Ấn

Lý do Nga tích cực củng cố vai trò hòa giải xung đột biên giới Trung-Ấn

VOV.VN - Tổng thống Vladimir Putin có một tầm nhìn về cộng đồng các quốc gia “Á-Âu rộng lớn hơn” do Nga dẫn đầu – và để điều này trở thành hiện thực, Moscow cần “chơi” với cả Bắc Kinh và New Delhi. 

Trung Quốc tăng gấp đôi số sân bay quân sự gần biên giới với Ấn Độ trong 3 năm
Trung Quốc tăng gấp đôi số sân bay quân sự gần biên giới với Ấn Độ trong 3 năm

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang hoàn thành việc xây dựng 13 công trình phục vụ cho máy bay quân sự nằm sát biên giới Ấn Độ trong 3 năm.

Trung Quốc tăng gấp đôi số sân bay quân sự gần biên giới với Ấn Độ trong 3 năm

Trung Quốc tăng gấp đôi số sân bay quân sự gần biên giới với Ấn Độ trong 3 năm

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang hoàn thành việc xây dựng 13 công trình phục vụ cho máy bay quân sự nằm sát biên giới Ấn Độ trong 3 năm.

Ấn Độ - Trung Quốc nhất trí tự kiềm chế, dừng đưa thêm quân tới biên giới
Ấn Độ - Trung Quốc nhất trí tự kiềm chế, dừng đưa thêm quân tới biên giới

VOV.VN - Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý sẽ tăng cường liên lạc tại thực địa và cố gắng tổ chức cuộc họp tiếp theo ở cấp tư lệnh quốc phòng sớm nhất có thể.

Ấn Độ - Trung Quốc nhất trí tự kiềm chế, dừng đưa thêm quân tới biên giới

Ấn Độ - Trung Quốc nhất trí tự kiềm chế, dừng đưa thêm quân tới biên giới

VOV.VN - Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý sẽ tăng cường liên lạc tại thực địa và cố gắng tổ chức cuộc họp tiếp theo ở cấp tư lệnh quốc phòng sớm nhất có thể.