Nhiều doanh nghiệp Tiền Giang nỗ lực “giữ chân” người lao động

VOV.VN - Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang gặp nhiều khó khăn, nhất là giảm đơn hàng, giảm giá do suy thoái toàn cầu. Chi phí đầu vào tăng, đầu ra không có. Các doanh nghiệp đang "gồng mình" duy trì sản xuất để tạo việc làm ổn định cho công nhân lao động.

Sau khi dịch Covid-19 lắng dịu đến nay, Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại và dịch vụ Hoan Vinh, tại xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang chuyên gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ luôn gặp nhiều khó khăn do giảm đơn hàng, chi phí đầu vào tăng. Có thời điểm hàng không xuất khẩu được, thua lỗ kéo dài nên phải cắt giảm từ khoảng 1.000 công nhân xuống dưới 500 công nhân. Hiện chủ doanh nghiệp đang cố gắng tìm kiếm đơn hàng, tạo việc làm để “nuôi” số lao động đã nhiều năm gắn bó.

Ông Nguyễn Tấn Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại và Dịch vụ Hoan Vinh chia sẻ: "Doanh nghiệp tôi vẫn xuất đi Mỹ nhưng rất ít, giảm 60% so với trước đây. Hàng của doanh nghiệp còn tồn tôi chỉ biết cố gắng thương lượng để xuất đi. Ngoài ra, tình hình khó khăn do chi phí, giá công cao, có cái gấp đôi. Nếu phục hồi sản xuất thì cố gắng nâng lương cho công nhân, đồng thời, cố gắng xuất hàng hóa để tạo việc làm cho công nhân gắn bó với công ty”.

Từ sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều nỗ lực để khôi phục sản xuất theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may, thủy sản lại đối mặt với nhiều trở ngại do yếu tố khách quan. Công ty cổ phần Gò Đàng (tại khu công nghiệp Mỹ Tho) là doanh nghiệp “đầu đàn” trong lĩnh vực chế biến thủy sản ở tỉnh Tiền Giang cũng không khỏi khó khăn, thách thức do sức tiêu thụ thị trường ngoài nước giảm nhất là Mỹ và Trung Quốc.

Để giữ chân lao động, doanh nghiệp này đã chủ động tìm hướng đi riêng như: khép kín quy trình sản xuất, đa dạng các sản phẩm chế biến từ cá tra, đảm bảo vùng nuôi cá tra, giảm giá thành đầu vào. Tại thời điểm này, công ty có 7 nhà máy hoạt động liên tục gồm: Đông lạnh, giá trị gia tăng, dầu cá, chế biến; sản xuất ra 50 mặt hàng các loại từ con cá tra và nghêu, xuất khẩu ra gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 5.000 lao động thường xuyên trong vùng ĐBSCL.

Để tạo việc làm, ổn định đời sống công nhân lao động, ông Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Gò Đàng cho biết: "Hiện nay, ngành thủy sản đang suy thoái sau dịch Covdid-19, công ty đã hiểu vấn đề đó, cũng lường trước vấn đề đó, cho nên đã chủ động ứng phó trước vấn đề suy thoái này. Công ty vẫn tiếp tục đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm, tiết giảm chi phí. Tôi nghĩ, công ty chúng tôi đang làm tốt điều đó nên việc sản xuất được duy trì, công nhân được tiếp tục đảm bảo đời sống, thậm chí chúng tôi còn thu thêm người trong điều kiện hiện nay”.

Nhờ vậy, từ sau dịch bệnh đến nay, số công nhân không giảm mà được bổ sung thêm đến 5.000 người. Ngoài các chính sách tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các công nhân có thâm niên lao động, xa nhà còn được bố trí ở trong 160 căn nhà do công ty xây dựng.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh, nhà ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) là công nhân của xưởng cá tra phi lê thuộc công ty cổ Gò Đàng chia sẻ: “Tôi làm việc tại đây đã 10 năm, ở khâu chuẩn bị bao bì, công việc rất tốt, phù hợp. Thu nhập theo sản phẩm cũng tùy theo tháng từ 8-10 triệu đồng, làm thì từ 6h sáng đến 18h chiều.  Công ty còn hỗ trợ tiền nhà trọ, xăng xe... Công việc vẫn bình thường, rất ổn định, em thấy công ty thích hợp nên gắn bó đến nay”.

Tại khu công nghiệp Tân Hương, Long Giang (tỉnh Tiền Giang) trước đây không ít doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc theo nguyện vọng hoặc cắt hợp đồng lao động. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đàm phán đã có đơn hàng trở lại, nhưng vẫn chưa nhiều, chỉ đủ để duy trì hoạt động, nổi bật như: Công ty TNHH Hansae; công ty TNHH Giày Apache Việt Nam...

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, từ cuối năm ngoái đến nay, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế đã có 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng với hơn 29.500 lao động, chủ yếu ở các lĩnh vực giày da, dệt may và thực phẩm. Các doanh nghiệp đã chủ động đã cắt giảm 3.200 lao động; cho 4.700 lao động ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và tạm hoãn hợp đồng lao động; 20.500 lao động bị giãn giờ làm. 

Tuy nhiên, từ tháng 7 năm nay, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhìn chung có chiều hướng tích cực; chỉ còn khoảng 17 doanh nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng. Các ngành, đoàn thể của tỉnh như: Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Công thương, Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp chính quyền các huyện, thành phố Mỹ Tho đã bàn bạc tháo gỡ, hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp và công nhân bị mất việc làm. 

Từ đầu năm đến nay, Sở LĐ-TB&XH và các huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 11 Ngày hội việc làm, 23 Phiên giao dịch việc làm, có 64 lượt doanh nghiệp trong tỉnh tham gia tuyển dụng, 12 doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đã thu hút trên 4.000 lao động, sinh viên tham gia, trên 300 lao động được kết nối và hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp. 

Theo các ngành chức năng, tình hình thị trường khó khăn còn tiếp tục diễn ra, do đó để ổn định việc làm cho công nhân lao động, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất mong chờ các gói hỗ trợ của Chính phủ, nhất là việc giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ từ ngân hàng, bảo hiểm xã hội, đi đôi với công tác cải cách thủ tục hành chính, quan tâm giải quyết kịp thời các khó khăn đột xuất của doanh nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗ trợ chính sách giúp doanh nghiệp "tránh nguy tìm cơ" trong biến động kinh tế
Hỗ trợ chính sách giúp doanh nghiệp "tránh nguy tìm cơ" trong biến động kinh tế

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của biến động kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những chính sách hỗ trợ về cải cách thủ tục hành chính được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là hỗ trợ hiệu quả hơn hẳn các chính sách về hỗ trợ tài chính trực tiếp.

Hỗ trợ chính sách giúp doanh nghiệp "tránh nguy tìm cơ" trong biến động kinh tế

Hỗ trợ chính sách giúp doanh nghiệp "tránh nguy tìm cơ" trong biến động kinh tế

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của biến động kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những chính sách hỗ trợ về cải cách thủ tục hành chính được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là hỗ trợ hiệu quả hơn hẳn các chính sách về hỗ trợ tài chính trực tiếp.

Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường
Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường

Sáng nay 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan gửi thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật khẳng định xuất khẩu tại các cửa khẩu vẫn bình thường.

Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường

Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường

Sáng nay 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan gửi thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật khẳng định xuất khẩu tại các cửa khẩu vẫn bình thường.

Doanh nghiệp muốn đi xa bắt buộc phải chuyển đổi số
Doanh nghiệp muốn đi xa bắt buộc phải chuyển đổi số

VOV.VN - Hiện nay tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt hơn 18,6%. TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số chiếm 40% GRDP. Vậy để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế số này, TP.HCM cần những giải pháp gì?

Doanh nghiệp muốn đi xa bắt buộc phải chuyển đổi số

Doanh nghiệp muốn đi xa bắt buộc phải chuyển đổi số

VOV.VN - Hiện nay tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt hơn 18,6%. TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số chiếm 40% GRDP. Vậy để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế số này, TP.HCM cần những giải pháp gì?

Trái dừa khô tại Tiền Giang, Bến Tre tăng giá, nhà vườn, doanh nghiệp phấn khởi
Trái dừa khô tại Tiền Giang, Bến Tre tăng giá, nhà vườn, doanh nghiệp phấn khởi

VOV.VN - Sau một thời gian dài rớt giá thê thảm, hiện nay trái dừa khô tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tăng giá ở mức cao, cả doanh nghiệp và nhà vườn rất phấn khởi.

Trái dừa khô tại Tiền Giang, Bến Tre tăng giá, nhà vườn, doanh nghiệp phấn khởi

Trái dừa khô tại Tiền Giang, Bến Tre tăng giá, nhà vườn, doanh nghiệp phấn khởi

VOV.VN - Sau một thời gian dài rớt giá thê thảm, hiện nay trái dừa khô tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tăng giá ở mức cao, cả doanh nghiệp và nhà vườn rất phấn khởi.