Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Việc Nga tấn công Ukraine trong tháng 2 và tháng 3/2022 tuy là một sự kiện thiên về địa chính trị nhưng lại có tác động sâu đến địa kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến các sáng kiến liên kết như Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc…

“Địa kinh tế” được định nghĩa một cách đơn giản là sự giao thoa giữa kinh tế và địa lý. Một số thí dụ bao gồm các sáng kiến kết nối dựa trên cơ sở hạ tầng như sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) của Nga, Cổng Toàn cầu của Liên minh châu Âu, Mạng lưới Điểm Xanh (BDN) của Mỹ, hay Hành lang Vận tải Bắc-Nam Quốc tế của Nga, Iran, và Ấn Độ.

Xoay quanh khu vưc địa lý Á-Âu-Phi, đại dự án BRI của Trung Quốc hiện là sáng kiến địa kinh tế lớn nhất thế giới, liên quan đến 140 quốc gia. Tuy nhiên, cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay có nguy cơ tái định dạng một cách sâu sắc sáng kiến này.

Gián đoạn ở Nga và đối sách của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, diện tích bao la của nước Nga là tuyến đường bộ đáng tin cậy nhất để tới được thị trường EU giàu có. Nga, Ukraine, Ba Lan, và Belarus đều hy vọng mình là một phần của Cây cầu Trên bộ Á-Âu Mới – một tầm nhìn kết nối chủ yếu bằng đường sắt. Nay các giấc mơ kết nối trên bộ này đã bị vô hiệu hóa bởi cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra ở Ukraine. Đây thực sự là vấn đề đau đầu với Trung Quốc.

Công thức 17+1 – một nền tảng hợp tác BRI giữa Trung Quốc và 17 nước Trung Âu và Đông Âu, đã hứng chịu các bước thụt lùi do nhiều yếu tố, trong đó có sự căng thẳng và chia ly trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Và nay sự đối đầu giữa một bên là phương Tây với một bên là Nga và Belarus cũng như tình trạng cơ sở hạ tầng của Ukraine bị tàn phá trong xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã phá hủy các triển vọng ngắn hạn và dài hạn của nền tảng 17+1 này. Đây lại là một vấn đề nữa cho Trung Quốc.

Về ngắn hạn, Trung Quốc phải quay trở lại những điều căn bản. Kết nối Trung Quốc-EU sẽ phải dựa nhiều hơn vào các tuyến hàng hải truyền thống vốn có tính ổn định và tin cậy hơn mạng lưới đường bộ hoặc đường sắt. Xin lưu ý là hơn 80% thương mại toàn cầu vẫn được thực hiện thông qua các tuyến hàng hải. Nhiệt huyết của Trung Quốc đối với kết nối đường sắt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào giai đoạn hiện nay.

Nhìn xa hơn, Trung Quốc phải tránh đi qua lãnh thổ Nga, Belarus, và có thể cả của Ukraine nữa. Khi đó, các hành lang khác của BRI sẽ tất yếu đóng vai trò quan trọng hơn đối với kết nối giữa Trung Quốc và EU. Hành lang Trung Á-Tây Á (CAWA) có khả năng sẽ trở nên quan trọng hơn trong tư duy của Trung Quốc.

Bằng cách trung chuyển qua các nước Trung Á, vùng Caspia, Iran, và Thổ Nhĩ Kỳ, BRI có thể tránh được Nga và tới được châu Âu.

Tiềm năng thỏa thuận hạt nhân Iran được khôi phục và thỏa thuận Trung Quốc-Iran 25 năm mới được ký gần đây giúp tăng cường vai trò của hành lang CAWA. Cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay có thể đẩy nhanh các tiến trình này và nâng cấp vị thế của CAWA.

Trong hoàn cảnh hiện nay, vai trò địa kinh tế của Iran có thể được cải thiện đáng kể nhờ vào 2 lợi thế sau: (1) Vị trí địa lý của Iran nằm ở trung tâm, và (2) dầu khí Iran sau khi được dỡ bỏ trừng phạt sẽ trở nên hấp dẫn đối với EU, có thể xem như phương án thay thế năng lượng Nga.

Một lựa chọn khác cho Trung Quốc là dựa hơn nữa vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) kết nối với Ấn Độ Dương. Hành lang này cũng kết nối Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường bộ và đường sắt (tuyến Islamabad-Tehran-Istanbul). Do vậy Trung Quốc có thể lựa chọn tích hợp hơn nữa CPEC và hành lang CAWA, đồng thời củng cố các kết nối Trung Quốc-Pakistan-Iran để tới được châu Âu thông qua đất liền.

Phương án 2 của Trung Quốc

Còn nếu muốn tránh cả Nga và Iran thì BRI của Trung Quốc có thể kết nối với Hành lang Trung tâm của Thổ Nhĩ Kỳ - một sáng kiến địa kinh tế bao gồm vùng Caspia và các nước Trung Á. Giới hoạch định chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên quảng bá về tiềm năng kết hợp giữa sáng kiến của họ và BRI của Trung Quốc.

Về dài hạn, Nga có khả năng cao sẽ thúc đẩy sáng kiến địa kinh tế của riêng họ (EAEU) để củng cố hơn nữa ảnh hưởng của mình tại các quốc gia từng thuộc Liên Xô. EAEU gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, và Kyrgyzstan. Các đối tác này của Nga ít khả năng sẽ tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây, và EAEU sẽ phải dựa trên chế độ thương mại chủ yếu giao dịch bằng đồng rúp của Nga. Có khả năng Nga sẽ hối thúc ra đời một liên minh tiền tệ trong khu vực – một ý tưởng mà Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Belarus Lukashenko, và các nhà lãnh đạo khác đã cổ xúy trong nhiều năm.

EAEU sẽ phải mở rộng hợp tác và thương mại với bất cứ bên nào vẫn quan tâm đến giao dịch với Nga. Iran là một sự lựa chọn như vậy, với xu hướng xoay trục sang châu Á dưới thời tân Tổng thống Ebrahim Raisi và một thỏa thuận thương mại ưu đãi với EAEU. Iran hy vọng biến thỏa thuận này thành một thỏa thuận tự do thương mại. Ấn Độ - đất nước có nền kinh tế lớn và không phản đối việc Nga tấn công Ukraine, là một lựa chọn nữa. New Delhi muốn thu lợi từ dầu giảm giá của Nga và đang tìm các phương pháp thanh toán thay thế để vòng tránh các chế tài trừng phạt của phương Tây chống lại Nga.

Iran háo hức kết nối sau thời gian dài bị cấm vận. Nga bị trừng phạt nặng nề nên rất cần tìm lối thoát về kinh tế. Còn Ấn Độ về địa lý thì bị vây quanh bởi Trung Quốc và Pakistan. Do vậy cả 3 nước này đều mong ước được kết nối trên bộ với Á-Âu thông qua Cảng Chabadar của Iran. Họ đều có động lực đẩy nhanh việc phát triển Hành lang Vận tải Bắc-Nam Quốc tế (INSTC). Sáng kiến này cùng có sự tham gia của các nước Trung Á muốn vươn ra vùng biển quốc tế thông qua vùng đất Iran.

Thông qua INSTC đa phương thức, Nga có thể làm sâu sắc kết nối của mình với vùng Caspia, Trung Đông, châu Á, và châu Phi. Nhiều bên trong khu vực này đã lặng thinh trước chiến dịch quân sự do ông Putin phát động nhằm vào Ukraine, nên không phải tất cả các cánh cửa thương mại đều đóng đối với Nga.

Về dài hạn, mức độ gần gũi về chiến lược với các thể chế tài chính và kinh tế của Trung Quốc cùng các dịch vụ của họ là sự lựa chọn khả thi trước mắt cho Nga chống chịu được cú sốc mạnh từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Xung đột Nga-Ukraine sẽ là "cơ hội lớn" cho Trung Quốc?

VOV.VN - Một vị giáo sư Trung Quốc nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay có tầm vóc địa chính trị lớn hơn cả vụ khủng bố 11/9 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Ông này đánh giá, Bắc Kinh ít khả năng sẽ chấp nhận chỉ đứng bên lề.

Trừng phạt chỉ là chiến thuật ngắn hạn nếu so với địa kinh tế

Sau khi các hãng thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa rời bỏ Nga, hệ thống thanh toán UnionPay của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ thay thế các phương thức kia. Đây là một dấu hiệu của thỏa thuận “kỷ nguyên mới” mà Trung Quốc và Nga gần đây ký kết và thúc đẩy ngay sau khi Nga đưa quân tấn công Ukraine. Về dài hạn, tiềm năng kinh tế và địa lý của Nga và EAEU có thể được nền kinh tế Trung Quốc và địa lý của BRI hấp thụ. Nếu không được giải quyết, hệ lụy không mong muốn từ sự xa cách Nga-phương Tây sẽ gây đau đầu chiến lược cho phương Tây về dài hạn.

Ở đây có sự cọ xát. Trung Quốc, hay rộng ra là Đông Á, là chìa khóa cho bất kỳ phân tích chiến lược nào đối với khủng hoảng hiện nay ở châu Âu. Có một chia tách toàn cầu giữa quyền lực địa chính trị của phương Tây (đặc biệt là Mỹ) với sức mạnh địa kinh tế của Đông Á (đặc biệt là Trung Quốc). Khi phản ứng lại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, Mỹ, EU và các đồng minh của họ phải tính đến sự chia tách này để tránh hoặc làm giảm nhẹ các hậu quả tiêu cực không mong muốn.

Ngoài ra còn phải tính đến một lớp phức tạp nữa là sự khác biệt giữa kinh tế (thương mại, tài chính, trừng phạt…) và địa kinh tế (kinh tế kết hợp với địa lý).

Một số nhà bình luận hạ thấp vai trò của nền kinh tế Nga do quy mô chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (2 hoặc 3%) trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ quên rằng sức mạnh địa kinh tế của Nga có ý nghĩa hơn nhiều so với nền kinh tế nước này. Người ta không thể bác bỏ địa lý rộng lớn của Nga chiếm phần đáng kể trong khối lục địa Á-Âu. Trừng phạt kinh tế dễ hơn trừng phạt địa lý. Địa kinh tế liên quan đến tư duy chiến lược dài hạn, còn trừng phạt là một động thái chiến thuật ngắn hạn. Các lệnh trừng phạt có thể làm tổn thương Nga khủng khiếp vào lúc này nhưng không trả lời được các câu hỏi chiến lược dài hạn. Các trừng phạt đó thậm chí có thể phản tác dụng, được thể hiện qua việc Trung Quốc và Saudi Arabia đàm phán để thay thế đồng đô la xăng dầu bằng đồng nhân dân tệ xăng dầu (tức chuyển từ thanh toán mua dầu bằng USD sang thanh toán bằng nhân dân tệ)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Nga-Ukraine sẽ là "cơ hội lớn" cho Trung Quốc?
Xung đột Nga-Ukraine sẽ là "cơ hội lớn" cho Trung Quốc?

VOV.VN - Một vị giáo sư Trung Quốc nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay có tầm vóc địa chính trị lớn hơn cả vụ khủng bố 11/9 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Ông này đánh giá, Bắc Kinh ít khả năng sẽ chấp nhận chỉ đứng bên lề.

Xung đột Nga-Ukraine sẽ là "cơ hội lớn" cho Trung Quốc?

Xung đột Nga-Ukraine sẽ là "cơ hội lớn" cho Trung Quốc?

VOV.VN - Một vị giáo sư Trung Quốc nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay có tầm vóc địa chính trị lớn hơn cả vụ khủng bố 11/9 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Ông này đánh giá, Bắc Kinh ít khả năng sẽ chấp nhận chỉ đứng bên lề.

Thế giới dồn chú ý vào chiến sự Nga-Ukraine, Serbia nuôi dưỡng quan hệ với Trung Quốc
Thế giới dồn chú ý vào chiến sự Nga-Ukraine, Serbia nuôi dưỡng quan hệ với Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc chiến tại Ukraine đang tạo cú hích để Serbia thúc đẩy chính sách lấy Trung Quốc thay thế Nga làm đối tác phi phương Tây chủ yếu của mình.

Thế giới dồn chú ý vào chiến sự Nga-Ukraine, Serbia nuôi dưỡng quan hệ với Trung Quốc

Thế giới dồn chú ý vào chiến sự Nga-Ukraine, Serbia nuôi dưỡng quan hệ với Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc chiến tại Ukraine đang tạo cú hích để Serbia thúc đẩy chính sách lấy Trung Quốc thay thế Nga làm đối tác phi phương Tây chủ yếu của mình.

Trung Quốc đang "duy trì sự cân bằng tinh tế" trong xung đột Nga-Ukraine
Trung Quốc đang "duy trì sự cân bằng tinh tế" trong xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trung Quốc đã khước từ lên án cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine. Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng tránh bị tác động bởi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga dù Trung Quốc liên tục gọi các lệnh trừng phạt đó là cách thức thiếu hiệu quả.

Trung Quốc đang "duy trì sự cân bằng tinh tế" trong xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc đang "duy trì sự cân bằng tinh tế" trong xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trung Quốc đã khước từ lên án cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine. Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng tránh bị tác động bởi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga dù Trung Quốc liên tục gọi các lệnh trừng phạt đó là cách thức thiếu hiệu quả.

Bị trừng phạt do tấn công Ukraine, Nga sẽ dùng máy bay gì thay thế Boeing và Airbus?
Bị trừng phạt do tấn công Ukraine, Nga sẽ dùng máy bay gì thay thế Boeing và Airbus?

VOV.VN - Phương Tây đã tung ra các gói trừng phạt nhằm vào Nga sau khi nước này phát động tấn công quân sự nhằm vào Ukraine. Trong lĩnh vực hàng không, hãng Boeing và Airbus đã rút khỏi Nga các máy bay họ cho Nga thuê. Trong khi đó, năng lực của Nga về sản xuất máy bay dân sự là rất hạn chế.

Bị trừng phạt do tấn công Ukraine, Nga sẽ dùng máy bay gì thay thế Boeing và Airbus?

Bị trừng phạt do tấn công Ukraine, Nga sẽ dùng máy bay gì thay thế Boeing và Airbus?

VOV.VN - Phương Tây đã tung ra các gói trừng phạt nhằm vào Nga sau khi nước này phát động tấn công quân sự nhằm vào Ukraine. Trong lĩnh vực hàng không, hãng Boeing và Airbus đã rút khỏi Nga các máy bay họ cho Nga thuê. Trong khi đó, năng lực của Nga về sản xuất máy bay dân sự là rất hạn chế.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới
Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?
Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

VOV.VN - Liên minh châu Âu tung ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga do nước này mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Nhưng mặt khác châu Âu cũng phụ thuộc Nga về dầu khí. Lối thoát của EU có thể là Azerbaijan - một quốc gia giàu dầu khí.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

VOV.VN - Liên minh châu Âu tung ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga do nước này mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Nhưng mặt khác châu Âu cũng phụ thuộc Nga về dầu khí. Lối thoát của EU có thể là Azerbaijan - một quốc gia giàu dầu khí.

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?
Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?
G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

VOV.VN - Sự phát triển của Trung Quốc nói chung và sự mở rộng của đại dự án "Vành đai và Con đường" nói riêng đã khiến các nước giàu có G7 lo ngại. Họ đã vạch ra sáng kiến Tái thiết thế giới B3W để làm đối trọng với BRI của Trung Quốc.

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

VOV.VN - Sự phát triển của Trung Quốc nói chung và sự mở rộng của đại dự án "Vành đai và Con đường" nói riêng đã khiến các nước giàu có G7 lo ngại. Họ đã vạch ra sáng kiến Tái thiết thế giới B3W để làm đối trọng với BRI của Trung Quốc.