Trung Quốc phát triển “kinh tế bạc” để ứng phó với tình trạng già hóa dân số lâu dài

VOV.VN - Trung Quốc vừa ban hành các hướng dẫn mới về việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người già, phù hợp với các nỗ lực của quốc gia này trong việc xử lý vấn đề già hóa dân số nhanh chóng. Theo đó, “kinh tế bạc” sẽ được thúc đẩy phát triển.

Chủ động thích ứng với trạng thái dân số già

Các hướng dẫn này do Quốc vụ viện Trung Quốc công bố hôm 24/11/2021. Nhằm “tích cực nuôi dưỡng nền kinh tế bạc”, các hướng dẫn đó kêu gọi thực thi các chính sách hỗ trợ, cải thiện các ngành công nghiệp và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người già, và tăng cường sự giám sát đối với thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của người già. (Thuật ngữ “kinh tế bạc” dùng chỉ hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ... đáp ứng nhu cầu của người già – ND).

Wang Haidong – Giám đốc Vụ Lão hóa và Sức khỏe thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc giải thích về các hướng dẫn này như sau: “Tình trạng già hóa dân số là một thực tế dài hạn trong xã hội Trung Quốc, trong khi các ngành nghề phục vụ người già lại có sự phát triển thiếu cân đối và không tương xứng với thực tế đó”.

Bản hướng dẫn tuyên bố rằng Trung Quốc phải nâng cao cơ sở hạ tầng, dịch vụ và việc chăm sóc y tế cho người già, đồng thời phải tăng cường hợp tác quốc tế để quản lý hiệu quả cuộc khủng hoảng toàn cầu này.

Bản hướng dẫn còn nhấn mạnh việc cung cấp internet và các dịch vụ liên quan cho người già cả.

Trong các năm gần đây, Trung Quốc chịu áp lực lớn phải giải quyết vấn đề già hóa dân số nhanh chóng ở nước này. Theo một cuộc điều tra vào năm 2020, nhóm người từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc có tới 264 triệu người, chiếm 18,7% dân số Trung Quốc, còn người từ 65 tuổi trở lên chiếm 13,5%.

Quy mô kinh tế bạc tại Trung Quốc và các thách thức

Vào năm 2020, nền kinh tế bạc của Trung Quốc trị giá tới 5.400 tỷ nhân dân tệ, tăng 25,6% từ mức 4.300 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019, theo “Nhóm Nghiên cứu Tình báo” – một hãng tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh. Và vào năm 2021, giá trị nền kinh tế bạc của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên thành 5.900 tỷ nhân dân tệ, biến quốc gia này thành thị trường lớn nhất dành cho người già.

Mặc dù quy mô dân số già của Trung Quốc lớn như vậy và nhu cầu của họ là cấp bách, hiện cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được nhóm đối tượng này và họ cũng chưa có đủ ngành hỗ trợ để phục vụ người già, theo Wei Jianguo – Phó Chủ tịch Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc.

Ông Wei nói: “Các hướng dẫn nói trên xuất hiện vào thời điểm dân số Trung Quốc đang lão hóa với quy mô và tốc độ chưa từng có tiền lệ. Việc chúng tôi có giải quyết được vấn đề già hóa cấp bách này hay không và cách thức chúng tôi xử lý vấn đề này là chìa khóa để phát triển toàn xã hội và nền tảng để xây dựng một đất nước thịnh vượng và tính đến tất cả các tầng lớp nhân dân”.

Ông Wei cũng chỉ ra rằng Trung Quốc thiếu một hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện có khả năng cung cấp cho người già sự chăm sóc cả về thể chất và tinh thần. Và trong quá trình phát triển đó, ông Wei nói tiếp, Trung Quốc phải tập trung vào cách thức giúp đỡ tốt hơn cho người dân của mình và phát triển các giải pháp riêng, thay vì cứng nhắc sao chép chiến lược của các nước phát triển khác.

Vẫn lời ông Wei: “Khác với người già ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc – những người đã tích lũy được nhiều của cải trước khi nghỉ hưu, người già nước chúng tôi chưa giàu thì đã già”.

Wei Jianguo bổ sung: “Hệ thống phúc lợi xã hội và các tổ chức phi lợi nhuận cần đóng vai trò trọng yếu hơn nữa trong xử lý vấn đề già hóa ở Trung Quốc, để thế hệ trẻ hơn không phải bị kiệt sức vì lo trả hóa đơn và chăm sóc cha mẹ mình”.

Chiến lược của Trung Quốc

Trong các chỉ thị mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra tại một hội nghị toàn quốc về lão hóa vào tháng 10/2021, ông Lý cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào các nhu cầu của người già khi nước này cố gắng giảm nhẹ xu hướng lão hóa và cải thiện trạng thái hạnh phúc, an yên của người già.

Thủ tướng Lý cho biết thêm, nước ông cần dành thêm nhiều nỗ lực phát triển các dịch vụ chăm sóc người già dựa trên chính cộng đồng và huy động toàn xã hội đáp ứng các nhu cầu đa dạng trong chăm sóc người già.

Bản hướng dẫn nói trên cũng kêu gọi tăng cường các cơ sở chăm sóc sức khỏe như là trung tâm lão khoa và bệnh viện phục hồi chức năng, đồng thời đề xuất phát triển các dịch vụ dưỡng lão “internet cộng” để tạo thêm lực đẩy cho các dịch vụ internet và số hóa. Chiến lược “internet cộng” chú tâm vào một khẩu hiệu từ hồi năm 2015 về ứng dụng internet và các dịch vụ công nghệ thông tin khác trong các ngành công nghiệp thông thường.

Cứ trong 5 người từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc thì có hơn 1 người sử dụng các thiết bị di động và ứng dụng điện thoại, theo một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Tình báo xuất bản hồi tháng 7/2021.

Báo cáo có đoạn: “Nền kinh tế thông minh, được đại diện bởi các sản phẩm và dịch vụ như là trợ lý robot, lái xe tự động, và giám sát nhà ở, sẽ cũng trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế bạc”.

Vẫn báo cáo trên: “Cũng có một khoảng cách lớn giữa cung và cầu trong các lĩnh vực như dịch vụ chăm sóc người già, giải trí cho người già, tài chính người già, và giáo dục dành cho người già. Với cấp độ lão hóa dân số đang ngày càng sâu ở Trung Quốc, các lĩnh vực này sẽ trở thành thị trường ngày càng lớn và không bị cạnh tranh, từ đó giúp thúc đẩy kinh tế bạc”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?
Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?

VOV.VN - Chính quyền Trung Quốc vẫn đang triển khai cách ly, phong tỏa, và đóng cửa biên giới một cách chặt chẽ để ngăn ngừa các ca bệnh nhập cảnh. Thậm chí ban lãnh đạo cấp cao của nước này cũng chưa xuất ngoại trong 2 năm qua.

Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?

Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?

VOV.VN - Chính quyền Trung Quốc vẫn đang triển khai cách ly, phong tỏa, và đóng cửa biên giới một cách chặt chẽ để ngăn ngừa các ca bệnh nhập cảnh. Thậm chí ban lãnh đạo cấp cao của nước này cũng chưa xuất ngoại trong 2 năm qua.

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?
Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?
Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm biến đổi thị trường lao động của Trung Quốc. Nền kinh tế của đất nước Đông Á này có lẽ phải tìm các cách thức mới để tạo tăng trưởng.

Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm biến đổi thị trường lao động của Trung Quốc. Nền kinh tế của đất nước Đông Á này có lẽ phải tìm các cách thức mới để tạo tăng trưởng.

Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?
Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?

VOV.VN - Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và  tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Tuy nhiên, tốc độ già hóa dân số nhanh tại nước này được cho là sẽ khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ về kinh tế, ít nhất là cho tới năm 2050.

Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?

Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?

VOV.VN - Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và  tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Tuy nhiên, tốc độ già hóa dân số nhanh tại nước này được cho là sẽ khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ về kinh tế, ít nhất là cho tới năm 2050.

“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần
“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần

VOV.VN - Điều tra nhân khẩu sơ bộ cho thấy tình hình dân số Trung Quốc có nhiều điểm xám khi mà tỷ lệ sinh mới vẫn rất hạn chế, đe dọa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần

“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần

VOV.VN - Điều tra nhân khẩu sơ bộ cho thấy tình hình dân số Trung Quốc có nhiều điểm xám khi mà tỷ lệ sinh mới vẫn rất hạn chế, đe dọa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?
Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

VOV.VN - Bất chấp hai thập kỷ được đầu tư và ưu tiên, khu vực miền Tây của Trung Quốc vẫn nghèo khó và lạc hậu so với các tỉnh miền đông duyên hải.

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

VOV.VN - Bất chấp hai thập kỷ được đầu tư và ưu tiên, khu vực miền Tây của Trung Quốc vẫn nghèo khó và lạc hậu so với các tỉnh miền đông duyên hải.

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con
Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con

VOV.VN - Những “tổn thương” từ chính sách một con vẫn đeo đẳng trong tâm trí không ít cặp vợ chồng Trung Quốc.

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con

VOV.VN - Những “tổn thương” từ chính sách một con vẫn đeo đẳng trong tâm trí không ít cặp vợ chồng Trung Quốc.