Trung Quốc quyết theo đuổi “Vành đai và Con đường” bất chấp trở ngại

VOV.VN - Tại hội thảo “Sáng kiến Vành đai & Con đường” lần 2 ở Hà Nội, học giả Trung Quốc khẳng định quyết tâm theo đuổi sáng kiến này là không lay chuyển.

Hôm 14/11, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Sáng kiến Vành đai và Con đường” lần 2, với chủ đề năm nay là “Sáng kiến Vành đai và Con đường” và Hợp tác Việt-Trung”.

Hình ảnh các diễn giả Việt Nam và Trung Quốc tại hội thảo Sáng kiến Vành đai & Con đường tổ chức ở Hà Nội hôm 14/11.

Hội thảo quy tụ nhiều học giả hàng đầu của Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực này. Tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, cũng dự sự kiện này.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc và chặng đường 5 năm của sáng kiến Vành đai và Con đường (viết tắt theo tiếng Anh là BRI).

Bước phát triển so với năm trước

Sau hội thảo năm 2017 về BRI, sáng kiến BRI do Trung Quốc khởi xướng đã có thêm nhiều bước phát triển mới. Theo Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba, đã có tới 100 quốc gia (trong đó có Việt Nam) tham gia sáng kiến này.

Đại sứ Hùng Ba khẳng định, với sáng kiến BRI của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc chủ trương ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại. Ông Hùng Ba cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có ưu thế trong đẩy mạnh sáng kiến này. Theo vị tân Đại sứ, trong khuôn khổ BRI, phía Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu.

Ông Lan Lập Tuấn, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, Canada và Thụy Điển, khẳng định, BRI đã được hiện thức hóa thêm một bước nữa khi được đưa vào văn bản của Liên Hợp Quốc (tổ chức UNDP và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy BRI).

Ông Lan Lập Tuấn giới thiệu về đặc điểm nổi bật của BRI là (1) kết nối chính sách và quy hoạch, (2) kết nối hạ tầng (đường bộ, đường biển, đường sắt, cảng biển...), kết nối thương mại, kết nối tài chính (với nhiều hình thức, mạng lưới, cơ chế...) và kết nối lòng dân.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thảo, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần tái khẳng định ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường và chủ động tham gia sáng kiến này.

Nghi ngại vẫn còn

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), nêu ra những vấn đề gây trở ngại cho thực thi BRI giữa Việt Nam và Trung Quốc như (1) nghi ngại mức nợ cao với Trung Quốc (như trường hợp Malaysia), (2) chưa có dự án thuyết phục, tiêu biểu cho hợp tác Việt-Trung, (3) cán cân nhập siêu cao nghiêng về phía Việt Nam, và (4) BRI vẫn thiên về mặt thương mại. Ngoài ra ông Cường cũng đề cập tới vấn đề niềm tin giữa 2 nước và thực tế là BRI giữa 2 nước phần nhiều vẫn dừng ở ý tưởng.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường – nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mexico và Thụy Điển, đã xoáy sâu vào 2 vấn đề có thể cản trở Việt Nam tham gia tích cực vào BRI, đó là dự án nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc đặt ở sát biên giới Việt-Trung cũng như khả năng Trung Quốc triển khai các nhà máy điện nguyên tử nổi trên Biển Đông, vì các nhà máy như thế này nếu xảy ra sự cố đều đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, an toàn của Việt Nam.

Các diễn giả Trung Quốc đang chăm chú lắng nghe những câu hỏi khó từ cử tọa.

Học giả Nguyễn Ngọc Trường còn lấy ví dụ từ dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông cùng những dấu hiệu tiêu cực trong đó (dự án bị kéo dài, vốn bị đội lên...) để bày tỏ lo ngại về nguy cơ “nhập khẩu tham nhũng” từ Trung Quốc.

Các học giả Việt Nam cũng đề cập nhiều tới việc mức đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chưa cao so với tiềm năng và lợi thế (thực tế đầu tư của Trung Quốc vào du lịch Campuchia tương đương tổng đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực ở Việt Nam, theo thông tin do học giả Trung Quốc là Vương Văn đưa ra). Bên cạnh đó, còn có một yếu tố rất đáng lưu ý, là người dân thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn chưa hiểu rõ về thực chất của sáng kiến Vành đai và Con đường.

Liên quan đến khó khăn trong triển khai BRI, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Trường thuộc Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) nêu ra thực tế: Việt Nam và Trung Quốc chưa xây dựng được kế hoạch hợp tác chung, và trao đổi thông tin giữa 2 bên vẫn hạn chế, doanh nghiệp chưa đủ thông tin. Việc kết nối chính sách cũng là một vấn đề. Về phía Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và đất nước thiếu vốn phát triển.

Quyết tâm không lay chuyển của Trung Quốc

Học giả Vương Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc) đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn theo đuổi đến cùng sáng kiến Vành đai và Con đường, bất chấp các tuyên truyền của phương Tây và bất chấp cuộc cạnh tranh thương mại quyết liệt hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Vương Văn nói, BRI mới đi được 5 năm – đây là một quãng thời gian quá ngắn so với 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Ông chia sẻ, vào năm 1983, nhiều người cũng không hiểu cải cách mở cửa của Trung Quốc là gì (Trung Quốc phát động cải cách mở cửa vào năm 1978).

Ông Vương nhấn mạnh, BRI là một sáng kiến toàn cầu và có thể sẽ trở thành kỳ tích lớn hơn cả quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Viện trưởng Vương Văn tự tin tuyên bố: “Nếu không tham gia BRI, là sẽ lỗ đấy”.

Để củng cố luận điểm của mình, ông Vương nêu chi tiết, cách đây mấy tháng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng bày tỏ mong muốn sẵn sàng tham gia BRI. Ông Vương cũng cho biết, nhiều người dân Ấn Độ hiện có quan tâm đến BRI. (Trước đây, Nhật Bản và Ấn Độ là 2 nước có nhiều nghi ngại đối với sáng kiến Vành đai và Con đường và có những đối sách nhằm vào sáng kiến này.)

Theo ông Vương Văn, đã diễn ra quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, và trong khuôn khổ BRI, mức độ thanh toán bằng đồng tệ đã lên tới 30%.

Các học giả Trung Quốc đề cập tới các bài học trong quá khứ như khủng hoảng kinh tế 1997 và khủng hoảng tài chính 2008, để nhấn mạnh nhu cầu giảm bớt phụ thuộc vào phương Tây và đồng đô la Mỹ (USD).

Các học giả Trung Quốc cho biết, nước họ ý thức rõ về cách nhìn đề phòng trên báo chí phương Tây. Họ bày tỏ mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên.

Theo các học giả Trung Quốc, “Vành đai và Con đường” là sáng kiến do Trung Quốc khởi xướng nhưng đây phải là kết quả hợp tác của toàn cầu, là “bản hợp xướng” của toàn thế giới, là phương hướng dài lâu.

Một số hình ảnh khác về hội thảo:

Phần phát biểu của tân Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba.
Các đại biểu Trung Quốc dự hội thảo.
Các đại biểu Việt Nam.
Các học giả Việt Nam và Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng hợp tác Việt-Trung từ sáng kiến “Vành đai và Con đường”
Triển vọng hợp tác Việt-Trung từ sáng kiến “Vành đai và Con đường”

VOV.VN - Các học giả Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi khá cởi mở về triển vọng từ sáng kiến “Vành đai và Con đường” cho hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Triển vọng hợp tác Việt-Trung từ sáng kiến “Vành đai và Con đường”

Triển vọng hợp tác Việt-Trung từ sáng kiến “Vành đai và Con đường”

VOV.VN - Các học giả Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi khá cởi mở về triển vọng từ sáng kiến “Vành đai và Con đường” cho hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Vì sao Trung Quốc muốn Syria tham gia “Vành đai và Con đường”?
Vì sao Trung Quốc muốn Syria tham gia “Vành đai và Con đường”?

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang tích cực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông và “giao lưu” với Syria như một phần trong chiến lược “Vành đai và Con đường”.

Vì sao Trung Quốc muốn Syria tham gia “Vành đai và Con đường”?

Vì sao Trung Quốc muốn Syria tham gia “Vành đai và Con đường”?

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang tích cực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông và “giao lưu” với Syria như một phần trong chiến lược “Vành đai và Con đường”.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc
Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á
Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.

Học giả Trung Quốc thừa nhận nước này không thể phớt lờ phán quyết PCA
Học giả Trung Quốc thừa nhận nước này không thể phớt lờ phán quyết PCA

VOV.VN - Yan Yan, chuyên gia Luật Biển quốc tế của Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc) ghi nhận chính phủ nước bà rất quan tâm đến phán quyết về Biển Đông.

Học giả Trung Quốc thừa nhận nước này không thể phớt lờ phán quyết PCA

Học giả Trung Quốc thừa nhận nước này không thể phớt lờ phán quyết PCA

VOV.VN - Yan Yan, chuyên gia Luật Biển quốc tế của Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc) ghi nhận chính phủ nước bà rất quan tâm đến phán quyết về Biển Đông.