Trung Quốc sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

VOV.VN - Một số nguồn tin khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và chỉ chờ cơ hội thuận lợi để công bố.

Trung Quốc đang chuẩn bị một hành động đơn phương và phi pháp – thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, chỉ 2 năm sau khi nước này tuyên bố thiết lập một ADIZ ở biển Hoa Đông, theo các nguồn tin thân cận với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc và một báo cáo về quốc phòng.

Thế giới chỉ trích Trung Quốc thực hiện các hoạt động cải tạo trái phép ở Biển Đông.

Tuy nhiên một nguồn tin cho hay thời điểm Trung Quốc tuyên bố về một ADIZ như vậy sẽ tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Trung Quốc và các mối liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và các nước láng giềng.

Nguồn tin cho hay: “Nếu quân đội Mỹ tiếp tục có những hành động để thách thức chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực, thì điều đó sẽ mang lại cho Bắc Kinh một cơ hội tốt để tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông”.

Tiết lộ trên xuất hiện ngay trước Hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore – một diễn đàn an ninh với sự tham dự của các quan chức quốc phòng đến từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter.

Tranh chấp ở Biển Đông dự kiến sẽ là nội dung chính trong chương trình nghị sự của sự kiện kéo dài 3 ngày này, bắt đầu vào ngày 3/6.

Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ gặp gỡ ở Bắc Kinh vào tuần tới trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên.

Trong một phản hồi bằng văn bản về ADIZ gửi tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết việc lập một ADIZ là “quyền của một quốc gia có chủ quyền”.

Thông cáo này có đoạn: “Thời điểm tuyên bố một khu vực như vậy sẽ phụ thuộc vào việc liệu Trung Quốc có đối diện các mối đe dọa từ trên không và mức độ mối đe dọa an toàn trên không là như thế nào.”

Không quân Trung Quốc. Ảnh: defense-update.com.

Trung Quốc lập vùng ADIZ đầu tiên ở biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng nhận chủ quyền đối với các đảo không người ở này nhưng Tokyo kiểm soát được các hòn đảo trên thực tế.

Tuyên bố ADIZ của Trung Quốc đã vấp phải làn sóng phản đối từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

Trong khi đó căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á về chủ quyền ở Biển Đông đã gia tăng sau khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp quy mô lớn trên các đảo và rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.

Một bài viết trên tạp chí Quốc phòng Kanwa có trụ sở ở Canada cho hay, Bắc Kinh đã xác định được khu vực ADIZ ở Biển Đông và việc chọn thời điểm công bố sẽ là một quyết định mang tính chính trị.

Theo bài viết này vùng ADIZ mới sẽ dựa trên “vùng đặc quyền kinh tế” của đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên thực tế- ND) và 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa, hay khu vực 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các đảo này.

Tổng biên tập tờ Kanwa, Andrei Chang, nói rằng ADIZ mới của Trung Quốc sẽ chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Ông Chang cho biết, một số nước Đông Nam Á đang có kế hoạch tuyên bố vùng nhận dạng phòng không của riêng mình với sự hậu thuẫn của Mỹ nếu Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố một ADIZ ở Biển Đông.

Ni Lexiong, một bình luận viên quân sự ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho rằng 7 hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa đã đặt cơ sở (phi pháp) cho Trung Quốc lập (phi pháp) ADIZ ở Biển Đông.

Trong khi đó chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh cho biết có dấu hiệu căng thẳng khu vực sẽ giảm sau khi ông Rodrigo Duterte đắc cử Tổng thống Philippines.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng cho ông Duterte vào hôm 30/5, trong đó ông Tập tuyên bố Trung Quốc hy vọng “hai bên có thể hợp tác để đưa quan hệ song phương trở lại con đường lành mạnh”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Australia phản đối Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Ngoại trưởng Australia phản đối Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

VOV.VN - Bà Bishop cũng kêu gọi các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông hãy đồng lòng thể hiện rõ quan điểm của mình với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Australia phản đối Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

Ngoại trưởng Australia phản đối Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

VOV.VN - Bà Bishop cũng kêu gọi các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông hãy đồng lòng thể hiện rõ quan điểm của mình với Bắc Kinh.

Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”
Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

VOV.VN- Tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.

Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

VOV.VN- Tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.

Trung Quốc “đuổi” máy bay Lào ra khỏi biển Hoa Đông theo quy tắc ADIZ
Trung Quốc “đuổi” máy bay Lào ra khỏi biển Hoa Đông theo quy tắc ADIZ

VOV.VN - Kiểm soát không lưu Trung Quốc ngang nhiên ép máy bay Lào khi bay qua biển Hoa Đông phải bay ngược trở lại vì chưa “xin phép”.

Trung Quốc “đuổi” máy bay Lào ra khỏi biển Hoa Đông theo quy tắc ADIZ

Trung Quốc “đuổi” máy bay Lào ra khỏi biển Hoa Đông theo quy tắc ADIZ

VOV.VN - Kiểm soát không lưu Trung Quốc ngang nhiên ép máy bay Lào khi bay qua biển Hoa Đông phải bay ngược trở lại vì chưa “xin phép”.

Lập ADIZ ở Biển Đông là bước leo thang đáng lo ngại
Lập ADIZ ở Biển Đông là bước leo thang đáng lo ngại

VOV.VN -Các chuyên gia an ninh của Mỹ và các nước khác đã bày tỏ lo ngại khả năng không lâu nữa Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông.

Lập ADIZ ở Biển Đông là bước leo thang đáng lo ngại

Lập ADIZ ở Biển Đông là bước leo thang đáng lo ngại

VOV.VN -Các chuyên gia an ninh của Mỹ và các nước khác đã bày tỏ lo ngại khả năng không lâu nữa Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama
Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.