Trung Quốc thân thiết và đầu tư mạnh vào Serbia khiến EU lo ngại

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đang lo ngại thực sự trước việc Serbia giảm dần các đòi hỏi pháp lý đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc. Dự án của Trung Quốc có ảnh hưởng lên hệ thống luật pháp của Serbia.

Trung Quốc tìm cách tiếp cận giới chức Serbia

Doanh nhân Trung Quốc Wang Feng là một vị khách bất ngờ tại lễ nhậm chức của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic vào năm 2017. Vào buổi chiều hôm có sự kiện đó, ông Wang đã được trao một đặc ân là gặp gỡ với tân Tổng thống Serbia và thảo luận các kế hoạch của mình cũng như chụp ảnh chân dung trước lá cờ với 2 màu xanh vàng của Liên minh châu Âu (EU).

Cùng ngày đó, ông Wang gặp gỡ với các nhân viên của Văn phòng Tổng thống Serbia, Văn phòng Phát triển Serbia, và Cục Phát triển Serbia để thảo luận “triển vọng và cơ hội phát huy Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Nội dung trao đổi tập trung chủ yếu vào các trở ngại như đất đai, vận tải, chính sách thuế, và visa lao động.

Lúc đó, ít người Serbia biết vị doanh nhân Trung Quốc này cũng như công ty lốp Shandong Linglong mà ông ta đại diện. Giờ thì họ nổi tiếng hơn nhiều. Giải bóng đá câu lạc bộ Serbia giờ được đặt tên lại theo tên của công ty Trung Quốc này, thành “Linglong Tire SuperLiga”. Cùng với sự tài trợ này và các khoản đầu tư lớn đáng kể đang diễn ra, công ty Trung Quốc này có tham vọng trở thành một trong các nhà cung cấp lốp lớn nhất cho ngành ô tô châu Âu.

Hãng lốp này cùng một số dự án đầu tư khác của Trung Quốc được coi là một món quà may mắn với ban lãnh đạo Serbia trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao tại nước này và ngành công nghiệp ô tô lạc hậu, kém sức cạnh tranh.

Kể từ khi ông Vucic nhậm chức, mối quan hệ với Trung Quốc đã tăng cường, thông qua các khoản đầu tư lớn vào các nhà máy điện than và các ngành công nghiêp nặng như khai thác đồng, luyện kim, và thông qua việc hồi sinh các nhà máy thép đã xuống cấp.

Các khoản đầu tư này đi kèm với việc Trung Quốc cho vay hàng loạt, các cuộc gặp chính trị cấp cao, và việc mua vũ khí của Trung Quốc. Năm 2019, Serbia thậm chí còn mời các lực lượng quân sự Trung Quốc tham gia tập trận chung.

Các dự án kinh tế kéo theo các sửa đổi luật pháp

Một nghị quyết gần đây của Nghị viện châu Âu đã làm sáng rõ sự gắn bó của Serbia với Trung Quốc, và bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Belgrade. Theo nghị quyết này, Nghị viện châu Âu quan ngại đặc biệt về sự thiếu minh bạch trong đầu tư và các khoản cho vay của Trung Quốc, và tình trạng các nhà đầu tư và cho vay không tiến hành các đánh giá về tác động lên môi trường và xã hội.

Nghị viện châu Âu kêu gọi Serbia tăng cường các tiêu chuẩn tuân thủ pháp lý trong các hoạt động kinh doanh của Trung Quốc và cảnh báo rằng cách xử sự của Serbia đang phá hoại quá trình của nước này gia nhập EU.

Tình trạng làm suy yếu các đòi hỏi pháp lý đối với các khoản vay của Trung Quốc ở Serbia là mối quan ngại thực sự đối với EU. Các phân tích của khối này và các luật sư Serbia cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc có một tác động tiêu cực tổng thể đối với hệ thống tư pháp của Serbia. Theo đó, các hoạt động kinh doanh làm tăng số lỗ hổng trong luật pháp nước này, tạo ra các ngoại lệ cho các khoản đầu tư hạ tầng quy mô lớn gây ô nhiễm nặng, chủ yếu là các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc dựa trên các khoản vay từ nhà nước Trung Quốc.

Một số luật và thủ tục pháp lý mới của Serbia giúp cho một số hoạt động đầu tư khó bị phát hiện. Chẳng hạn như luật mua sắm công 2019 đã làm suy yếu các quy định quản lý việc cạnh tranh, quyền tiếp cận thông tin công cộng, và việc bảo vệ môi trường.

Một trường hợp khác là luật về “các thủ tục đặc biệt” ban hành tháng 2/2020. Luật này cho phép chính quyền tự xác định một dự án cơ sở hạ tầng nào đó là cấp bách và do vậy, có thể bỏ qua các quy trình về mua sắm công. Thay vào đó, các dự án chịu sự điểu chỉnh của các quy trình đặc biệt, bởi vì chúng mang lại quan hệ đối tác chiến lược trong các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cộng hòa Serbia.

Chính quyền Serbia thường tuyên bố rằng các dự án này, đặc biệt là các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, là mang lại lợi ích đối với quốc gia, để từ đó họ có thể áp dụng luật một cách linh hoạt.

Hồi tháng 9/2018, một năm sau khi ông Vucic nhậm chức, vị tổng thống này đã thăm Bắc Kinh và ký một bản ghi nhớ với công ty Shandong Linglong về việc xây dựng một nhà máy lốp. Chính quyền Serbia sau đó tuyên bố nhà máy này là một dự án có tầm quan trọng quốc gia. Người ta đã không lý giải về quyết định này và cơ sở pháp lý của nó, cũng không công khai hóa quyết định này.

Sau lễ ký bản ghi nhớ, quyền sở hữu hơn 96 hecta đất đã được chuyển nhượng cho công ty Shandong Linglong, một cách trực tiếp mà không trao tiền qua tay. Do vị thế đặc biệt của dự án, nhà đầu tư được miễn trả phí chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng.

Các công dân ở khu vực đó đã yêu cầu cung cấp thông tin về tác động của nhà máy Linglong đối với sức khỏe họ, môi trường, và sự an toàn cho công nhân. Tuy nhiên, cho tới tận nay, người ta vẫn chưa công bố thông tin về các mối lo ngại này.

Các động thái tương tự được ghi nhận tại một số dự án đầu tư khác của Trung Quốc ở Serbia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?
Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất lớn cho chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nhưng sáng kiến này đã có những điều chỉnh để thích ứng với khó khăn. Trong bối cảnh đó, Mỹ buộc phải có một đối sách đa diện nếu muốn cạnh tranh đại cường với Trung Quốc.

Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?

Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất lớn cho chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nhưng sáng kiến này đã có những điều chỉnh để thích ứng với khó khăn. Trong bối cảnh đó, Mỹ buộc phải có một đối sách đa diện nếu muốn cạnh tranh đại cường với Trung Quốc.

Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?
Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?

VOV.VN - Sức mạnh của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã nâng cao đáng kể, góp phần tạo thế chân vạc mới với 3 cực là Mỹ, Nga, và Trung Quốc thay thế trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Liệu Trung Quốc có tham vọng và năng lực để phá vỡ nốt thế chân vạc này?

Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?

Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?

VOV.VN - Sức mạnh của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã nâng cao đáng kể, góp phần tạo thế chân vạc mới với 3 cực là Mỹ, Nga, và Trung Quốc thay thế trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Liệu Trung Quốc có tham vọng và năng lực để phá vỡ nốt thế chân vạc này?

Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan
Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan

VOV.VN - Quốc gia Nam Á Pakistan hiện đang tìm cách đàm phán lại các khoản vay trong khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường dẫn tới chi tiêu quá mức cho các nhà máy điện và tình trạng tốn kém do dư thừa năng lực sản xuất điện.

Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan

Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan

VOV.VN - Quốc gia Nam Á Pakistan hiện đang tìm cách đàm phán lại các khoản vay trong khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường dẫn tới chi tiêu quá mức cho các nhà máy điện và tình trạng tốn kém do dư thừa năng lực sản xuất điện.

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)
Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

VOV.VN - Cuộc sống của một công dân Trung Quốc ở Kabul đang bị mổ xẻ chi tiết theo hướng nghi là gián điệp của tình báo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều cáo buộc về mối liên hệ với mạng lưới Haqqani – nhóm phiến quân chống NATO và chính phủ Afghanistan.

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

VOV.VN - Cuộc sống của một công dân Trung Quốc ở Kabul đang bị mổ xẻ chi tiết theo hướng nghi là gián điệp của tình báo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều cáo buộc về mối liên hệ với mạng lưới Haqqani – nhóm phiến quân chống NATO và chính phủ Afghanistan.

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?
Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

VOV.VN - Trung Quốc có lời lẽ ôn tồn với những người vừa thực hiện đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 trong khi Mỹ thì lại lên án gay gắt. Có khả năng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính quyền quân sự mới thiết lập ở Myanmar.

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

VOV.VN - Trung Quốc có lời lẽ ôn tồn với những người vừa thực hiện đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 trong khi Mỹ thì lại lên án gay gắt. Có khả năng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính quyền quân sự mới thiết lập ở Myanmar.

Đầu tư Trung Quốc tác động mạnh vào xã hội-văn hóa-kinh tế Campuchia
Đầu tư Trung Quốc tác động mạnh vào xã hội-văn hóa-kinh tế Campuchia

VOV.VN - Một nhà nghiên cứu Campuchia đã viết bài phân tích thực trạng đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia và mối quan ngại về tác động dữ dội từ sự đầu tư này.

Đầu tư Trung Quốc tác động mạnh vào xã hội-văn hóa-kinh tế Campuchia

Đầu tư Trung Quốc tác động mạnh vào xã hội-văn hóa-kinh tế Campuchia

VOV.VN - Một nhà nghiên cứu Campuchia đã viết bài phân tích thực trạng đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia và mối quan ngại về tác động dữ dội từ sự đầu tư này.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc
Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy
Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.