Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận với các điểm nóng trên thế giới?

VOV.VN - Với hàng loạt các hoạt động ngoại giao tấp nập tại khu vực Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi, có vẻ Trung Quốc đang chủ động hơn trong chính sách đối ngoại của mình tại một số điểm nóng của thế giới.

Trung Quốc khẳng định vai trò trong hồ sơ Trung Đông

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc thăm Syria kể từ năm 2012 đến nay, đồng thời chuyến thăm diễn ra ngay sau khi ông Bashar al-Assad nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ 4 của mình. Trong chuyến thăm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm với ông Bashar al-Assad và người đồng cấp Faisal Miqdad, đưa ra sáng kiến 4 điểm để giải quyết vấn đề Syria bao gồm: Thứ nhất, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Syria và từ bỏ ảo tưởng về việc thay đổi chế độ ở Syria, đồng thời để người dân Syria tự quyết định tương lai và số phận của đất nước.

Thứ hai, kiên trì ưu tiên đảm bảo đời sống người dân và đẩy nhanh quá trình tái thiết Syria, kêu gọi dỡ bỏ ngay lập tức tất cả các lệnh trừng phạt đơn phương và phong tỏa kinh tế đối với Syria, để góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở nước này, mở rộng hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới và tăng cường tính minh bạch của các hoạt động này mà không ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Thứ ba, ủng hộ lập trường vững chắc về cuộc chiến chống khủng bố, trong đó Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại các tổ chức khủng bố được liệt vào danh sách của Hội đồng Bảo an, đồng thời bác bỏ áp dụng các tiêu chuẩn kép.

Thứ tư, Trung Quốc kêu gọi ủng hộ đối với một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Syria, do chính người Syria lãnh đạo và làm chủ, thu hẹp sự khác biệt giữa tất cả các phe phái thông qua đối thoại và tham vấn. Đồng thời cộng đồng quốc tế cũng cần hỗ trợ mang tính xây dựng cho Syria, trong đó Liên Hợp Quốc đóng vai trò là kênh hòa giải chính.

Sáng kiến 4 điểm này của Trung Quốc về vấn đề Syria về cơ bản không có gì mới, là sự tiếp nối lập trường của nước này về vấn đề Syria thời gian qua. Mục đích chính vẫn nhằm: thứ nhất là nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực Trung Đông, trong đó thể hiện sự khác biệt với chính sách can thiệp của Mỹ thông qua nhấn mạnh việc “tôn trọng quyền tự quyết”, thứ hai là nhằm ngăn chặn các phần tử Hồi giáo cực đoan Duy Ngô Nhĩ Tân Cương tham chiến tại đây quay về nước và cuối cùng là mong muốn để Syria trở thành đầu mối then chốt trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Trung Quốc đề ra từ năm 2013 đến nay.

Tầm quan trọng của Trung Đông - Bắc Phi trong chính sách của Trung Quốc

Ngoài Syria, ông Vương Nghị cũng tới Ai Cập và Algeria. Đây là chuyến thăm lần thứ 2 của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Trung Đông trong vòng 6 tháng, đánh dấu sự khởi đầu mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực này.

Trong bối cảnh xung đột và bất ổn ở Trung Đông không có dấu hiệu giảm bớt, như xung đột giữa Israel và Palestine, mâu thuẫn giữa Saudi Arabia và Iran... cũng như việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng định hình cách tiếp cận của Mỹ thì có thể thấy Trung Quốc dường như đang tăng cường gây ảnh hưởng tại đây.

Khu vực Trung Đông- Bắc Phi có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách của Bắc Kinh và mối quan hệ này xoay quanh hai vấn đề lớn đó là nhu cầu năng lượng và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Năm 2015, Trung Quốc chính thức trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất toàn cầu, với gần một nửa nguồn cung đến từ Trung Đông và Bắc Phi, ngã tư quan trọng về mặt chiến lược cho các tuyến thương mại và các tuyến đường biển nối châu Á với châu Âu và châu Phi. Trong khi đó khu vực này cũng rất quan trọng đối với tương lai của BRI - vốn được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của mạng lưới thương mại toàn cầu. Do đó gia tăng ảnh hưởng tại khu vực thông qua tăng cường hợp tác, kết nối với các nước sẽ giúp Trung Quốc thực hiện được hai mục tiêu lâu dài này của mình.

Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận ở các khu vực điểm nóng

Với hàng loạt các hoạt động ngoại giao tấp nập tại khu vực Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi, có vẻ Trung Quốc đang chủ động hơn trong chính sách đối ngoại của mình tại một số điểm nóng của thế giới. Tuy nhiên, liệu Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận đối với các điểm nóng này hay chưa, trước hết cần điểm lại các nhiệm vụ và ưu tiên về đối ngoại mà nước này cần thực hiện trong năm 2021 đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nêu ra bên lề kỳ họp Lưỡng Hội.

Trong đó, có hai nhiệm vụ đáng chú ý bao gồm: tham gia tích cực vào cải cách quản trị toàn cầu, thúc đẩy việc thiết lập một hệ thống quản trị toàn cầu công bằng, hợp lý, bao trùm, toàn diện hơn và thúc đẩy sự ổn định thông suốt của chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy mạnh cùng xây dựng “Vành đai và Con đường” chất lượng cao.

Qua hai nhiệm vụ trên, có thể thấy, các điểm nóng mà Trung Quốc can dự đều là những khu vực có liên quan đến lợi ích sát sườn của nước này, đó là tại Afghanistan – trong bối cảnh Mỹ và NATO rút quân để lại khoảng trống cả về an ninh và chính trị. Với tư cách là láng giềng thân cận, khủng hoảng tại Afghanistan có thể gây ra những hệ lụy an ninh lâu dài cho Trung Quốc còn đối với Trung Đông hay Bắc Phi, đây cũng đều là những nơi mà Trung Quốc có lợi ích gắn chặt. Do đó, sự điều chỉnh của Trung Quốc có lẽ là sự chủ động hơn, nhằm đảm bảo các lợi ích quốc gia của nước này tại đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ chính sách ngoại giao chiến lang?
Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ chính sách ngoại giao chiến lang?

VOV.VN - Vừa rồi Trung Quốc dường như có sự điều chỉnh nhỏ trong chính sách ngoại giao, nhưng về cơ bản họ vẫn theo đuổi đường lối ngoại giao chiến lang tức là dùng uy lực, sức mạnh với những cá nhân và lực lượng dám đối đầu với Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ chính sách ngoại giao chiến lang?

Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ chính sách ngoại giao chiến lang?

VOV.VN - Vừa rồi Trung Quốc dường như có sự điều chỉnh nhỏ trong chính sách ngoại giao, nhưng về cơ bản họ vẫn theo đuổi đường lối ngoại giao chiến lang tức là dùng uy lực, sức mạnh với những cá nhân và lực lượng dám đối đầu với Trung Quốc.

Từ G7, NATO đến đối thoại với Nga và Trung Quốc: Ngoại giao Mỹ trở lại
Từ G7, NATO đến đối thoại với Nga và Trung Quốc: Ngoại giao Mỹ trở lại

VOV.VN - Từ gặp gỡ các nước đối tác đến họp thượng đỉnh với những đối thủ hàng đầu là Nga hay có thể sắp tới là Trung Quốc, Tổng thống Joe Biden đang gửi đi thông điệp về sự trở lại của ngoại giao Mỹ, cũng như sự trở lại của Mỹ với vai trò nước dẫn dắt thế giới.

Từ G7, NATO đến đối thoại với Nga và Trung Quốc: Ngoại giao Mỹ trở lại

Từ G7, NATO đến đối thoại với Nga và Trung Quốc: Ngoại giao Mỹ trở lại

VOV.VN - Từ gặp gỡ các nước đối tác đến họp thượng đỉnh với những đối thủ hàng đầu là Nga hay có thể sắp tới là Trung Quốc, Tổng thống Joe Biden đang gửi đi thông điệp về sự trở lại của ngoại giao Mỹ, cũng như sự trở lại của Mỹ với vai trò nước dẫn dắt thế giới.

Nóng bỏng cuộc đua “ngoại giao vaccine” toàn cầu, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc
Nóng bỏng cuộc đua “ngoại giao vaccine” toàn cầu, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc và Nga đang dẫn trước trong cuộc đua “ngoại giao vaccine”. Nhưng với Thượng đỉnh G7, Mỹ đã tăng tốc trong cuộc đua này. Liệu Mỹ sẽ đuổi kịp 2 đối thủ của mình?

Nóng bỏng cuộc đua “ngoại giao vaccine” toàn cầu, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc

Nóng bỏng cuộc đua “ngoại giao vaccine” toàn cầu, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc và Nga đang dẫn trước trong cuộc đua “ngoại giao vaccine”. Nhưng với Thượng đỉnh G7, Mỹ đã tăng tốc trong cuộc đua này. Liệu Mỹ sẽ đuổi kịp 2 đối thủ của mình?