Trung Quốc tìm cách tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du năm quốc gia Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt.

Theo kế hoạch, trong chuyến thăm Đông Nam Á lần này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng về cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong và hội nghị ngoại trưởng 20 nền kinh tế hàng đầu (G20).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, các nước Đông Nam Á là "đối tác quan trọng chia sẻ lợi ích chung rộng lớn và tìm kiếm sự phát triển chung" với Trung Quốc, và chuyến công du Đông Nam Á của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị diễn ra vào thời điểm quan trọng khi thế giới "đối mặt nhiều bất ổn và biến động". Chuyến thăm tới Đông Nam Á lần này của Ngoại trưởng Trung Quốc hướng tới mục tiêu chiến lược gì và tác động ra sao tới an ninh khu vực?

Thăm Đông Nam Á với lịch dày đặc

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm 5 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ kéo dài 12 ngày từ ngày 3/7-14/7 với một lịch trình dày đặc.

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du lần này là Myanmar. Tại đây, ông sẽ đồng chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng lần thứ 7 cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương. Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến Myanmar kể từ khi xảy ra đảo chính hồi tháng 2/2021. Sau đó, ông sẽ đến Thái Lan, nước chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2022. Trước khi đến Indonesia tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20, ông Vương Nghị sẽ đi thăm Philippines và Malaysia.

Myanmar được cho là sẽ trở thành tâm điểm trong chuyến công du Đông Nam Á lần này của Ngoại trưởng Trung Quốc. Ông đến Myanmar lần gần nhất là vào tháng 1/2021, chỉ vài tuần trước khi quân đội nước này tiến hành đảo chính.

Tại Philippines, ông dự kiến ​​gặp tân Ngoại trưởng Enrique Manalo, người vừa được Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. bổ nhiệm ngày 1/7. Ông Manalo được cho là người ôn hòa, ủng hộ cách tiếp cận cân bằng với cả Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó không lâu, hôm 30/6, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cũng vừa dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Philippines. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã cử liên tiếp hai quan chức cấp cao đến thăm quốc gia này không lâu sau khi Philippines có Tổng thống mới – một động thái cho thấy sự chủ động cũng như quyết tâm ổn định và củng cố mối quan hệ với Manila, tích cực tác động và định hình mối quan hệ giữa hai nước trong những năm tới của Bắc Kinh.

Có thể thấy, đây không phải là lần đầu tiên ông Vương Nghị thăm các nước Đông Nam Á trong năm nay, nhưng là chuyến thăm đầu tiên tới khu vực kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á và ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm ngăn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đáng chú ý hơn chỉ trong vài tuần qua ông Vương Nghị cũng đã công du đến khu vực Nam Thái Bình Dương và Trung Á trong bối cảnh Washington cũng thúc đẩy các nỗ lực để gia tăng vị thế và ảnh hưởng tại các khu vực này. 

Dư luận Trung Quốc

Trong một tuyên bố hồi cuối tuần trước khi thông báo về chuyến đi của Ngoại trưởng Vương Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, nước này gửi gắm nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này.

Ông nhấn mạnh, các quốc gia Đông Nam Á là “đối tác quan trọng chia sẻ lợi ích chung và tìm kiếm sự phát triển chung” với Trung Quốc. Ông cho rằng chuyến thăm của ông Vương Nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới phải đứng trước những “bất ổn và thay đổi”, do vậy ông kêu gọi hai bên cùng nhau đối mặt với khó khăn, mạnh mẽ duy trì hòa bình và ổn định khu vực, cùng nhau tạo dựng một điểm cao phát triển năng động và tiềm năng nhất.

Cũng theo ông Triệu Lập Kiên, Bắc Kinh hy vọng sẽ làm sâu sắc hơn liên lạc chiến lược, cùng xây dựng “Vành đai và Con đường” chất lượng cao với các nước đến thăm, đồng thời cho biết, Trung Quốc sẽ cùng các nước này thúc đẩy việc thực hiện Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu và Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu, cũng như thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì ổn định và trị an, đóng góp lớn hơn cho sự phát triển hòa bình của khu vực và trên thế giới.

Riêng với Hội nghị Ngoại trưởng Mekong - Lan Thương, phía Trung Quốc mong muốn thông qua hội nghị lần này củng cố hơn nữa sự tin cậy chính trị, đúc kết kinh nghiệm hợp tác, hoạch định kế hoạch phát triển, thúc đẩy hợp tác Mekong – Lan Thương không ngừng nâng cấp và cải thiện về chất lượng, nhằm xây dựng ở đây một khu vực hình mẫu trong xây dựng “Vành đai và Con đường” chất lượng cao, cũng như khu vực tiên phong của Sáng kiến Phát triển Toàn cầu và khu vực hợp tác của Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu.

Trung Quốc sẽ có sáng kiến gì?

Tại điểm dừng chân cuối cùng ở Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ tham dự hội nghị ngoại trưởng 20 nền kinh tế hàng đầu (G20), dự kiến phía Trung Quốc sẽ đưa ra sáng kiến gì nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của nước này trong thúc đẩy phục hồi kinh tế cũng như duy trì hoà bình và ổn định?

Như chúng ta đã biết, hồi cuối tháng 4/2022, Chủ tịch Trung Quốc  vừa đề xuất Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu, trước đó không lâu hồi tháng 9/2021 ông cũng đưa ra Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu.

Theo một phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị sau khi Sáng kiến Phát triển Toàn cầu được công bố không lâu, sáng kiến này sẽ phối hợp giúp tăng cường hiệu quả của việc xây dựng “Vành đai và Con đường”, Chương trình Nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi và Kế hoạch đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi; thông qua các cơ chế hợp tác đa phương như Liên Hợp quốc, G20 và BRICS cùng các liên kết khu vực khác để củng cố sự đồng thuận và hình thành sức mạnh tổng hợp của các quốc gia.

Trong khi đó, khi nói về kỳ vọng đối với Hội nghị Ngoại trưởng G20, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này mong muốn G20, với tư cách là diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế, sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc tăng cường chủ nghĩa đa phương; hoàn thiện quản trị kinh tế toàn cầu; thúc đẩy phát triển toàn cầu mạnh mẽ, xanh và lành mạnh, đồng thời tuyên bố sẵn sàng cùng với các bên thúc đẩy Hội nghị Ngoại trưởng đạt được kết quả, nhằm gửi đi tín hiệu tích cực rằng G20 ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết và hợp tác, cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu. Đây cũng là những mục tiêu mà các sáng kiến của Trung Quốc đề cập.

Do đó, có thể thấy, Trung Quốc sẽ tập trung thúc đẩy việc thực hiện Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu và Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu trong chuyến thăm Đông Nam Á lần này của Ngoại trưởng Vương Nghị, đặc biệt là tại Hội nghị Ngoại trưởng G20./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela
Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela

VOV.VN - Chính quyền của Tổng thống Venezuela, Maduro, đang tích cực hợp tác với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh mạng và theo dõi số. Venezuela đang trở thành một trung tâm không gian mạng của Nga và Trung Quốc ngay tại thềm cửa nước Mỹ.

Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela

Nga, Trung Quốc tích cực hỗ trợ an ninh mạng Venezuela

VOV.VN - Chính quyền của Tổng thống Venezuela, Maduro, đang tích cực hợp tác với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh mạng và theo dõi số. Venezuela đang trở thành một trung tâm không gian mạng của Nga và Trung Quốc ngay tại thềm cửa nước Mỹ.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?
Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2022 do Mỹ dẫn dắt có sự tham gia của 26 nước, 170 máy bay và hơn 25.000 người. Trung Quốc không được mời tham gia sự kiện này. Giới quan sát nhận định, cuộc tập trận này sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ và đồng minh gửi tới Trung Quốc.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2022 do Mỹ dẫn dắt có sự tham gia của 26 nước, 170 máy bay và hơn 25.000 người. Trung Quốc không được mời tham gia sự kiện này. Giới quan sát nhận định, cuộc tập trận này sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ và đồng minh gửi tới Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc
Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Đảo quốc Solomon là một địa điểm khiến các nước trong nhóm Bộ Tứ/Quad (gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, và Mỹ) lo ngại. Dù có lợi thế từ trước, Mỹ vẫn đứng trước sức ép phải hành động khẩn trương về ngoại giao để ứng phó với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Đảo quốc Solomon là một địa điểm khiến các nước trong nhóm Bộ Tứ/Quad (gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, và Mỹ) lo ngại. Dù có lợi thế từ trước, Mỹ vẫn đứng trước sức ép phải hành động khẩn trương về ngoại giao để ứng phó với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.