Bình Dương tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa Tết

VOV.VN - Nhằm đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tích cực đăng ký tham gia với lượng hàng hóa dự trữ phong phú, đảm bảo nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng phối hợp kiểm tra để “xóa” nỗi lo của người dân về thực phẩm bẩn.

Bình ổn giá để chia sẻ khó khăn với người dân

Còn khoảng 5 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tại các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hàng hóa phục vụ Tết đã được bày bán khá đa dạng chủng loại.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong thời điểm khó khăn, các cửa hàng, siêu thị chủ yếu nhập nhiều mặt hàng ăn uống như bánh mứt, hạt dưa, hạt bí, lạp xưởng, giò chả…, giảm lượng hàng gia dụng, thời trang.

Theo ghi nhận của phóng viên, lo sợ càng gần Tết giá cả “nhảy múa” nên hiện nay người dân, công nhân ở Bình Dương đã tranh thủ mua sắm. Do đó, tại các siêu thị, cửa hàng luôn nhộn nhịp người mua.

Chị Nguyễn Phúc Hậu, công nhân ở Bình Dương tâm sự, năm nay, công ty ít đơn hàng nên thu nhập giảm và thưởng Tết cũng ít đi. Do đó, chị Hậu rất mong có các chương trình khuyến mãi, bình ổn giá để chia sẻ với người tiêu dùng: “Mình thấy tình hình kinh tế năm nay làm ăn rất khó khăn nên mua sắm cũng phải chắt chiu, tính toán. Tuy nhiên, theo phong tục tập quán của Việt Nam thì vẫn phải ăn chơi 3 ngày Tết nên vẫn phải mua sắm, do đó, nếu bình ổn giá thị trường được thì rất tốt”.

Trước nỗi lo của người dân, công nhân lao động, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, tình hình thị trường những ngày giáp Tết thường xuyên biến động và đôi lúc diễn biến phức tạp. Do đó, sở sẽ phối hợp kiểm tra, kiểm soát để tránh hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật.

Để đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ người tiêu dùng, hiện nay đã có 17 doanh nghiệp lớn đăng ký tham gia chương trình bình ổn, với tổng giá trị sản phẩm lên đến 12.000 tỷ đồng. Các mặt hàng bình ổn luôn thấp hơn giá thị trường từ 5 đến 10%.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, đối với hàng nông sản, đơn vị cũng sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối với nhà cung ứng đảm bảo nguồn hàng phục vụ người dân.

“Ở địa phương, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã triển khai cho các chợ truyền thống xây dựng kế hoạch đảm bảo hàng hóa. Đến nay, đã chuẩn bị hàng hóa khoảng 300 tỷ đồng phục vụ, cung ứng hàng hóa cho người dân, trong đó sản phẩm chế biến trên 2.000 tấn, còn sản phẩm tươi sống trên 3.000 tấn. Ngoài ra, hỗ trợ người dân, công nhân vùng sâu, vùng xa, khu cụm công nghiệp sẽ có 8-10 đợt bán hàng lưu động trong dịp Tết”, bà Nguyễn Thanh Hà cho biết thêm.

Kiểm soát chất lượng hàng hóa

Bên cạnh nỗi lo về giá, người dân ở Bình Dương còn lo lắng chất lượng sản phẩm. Trước nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm phục vụ Tết của người dân tăng cao sẽ có nhiều đối tượng tìm mua các sản phẩm “trôi nổi” trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán kiếm lời. Những sản phẩm không được kiểm soát chất lượng, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt, gần đây lực lượng chức năng Bình Dương liên tục phát hiện nhiều phương tiện vận chuyển thịt heo bốc mùi, không rõ nguồn gốc càng khiến người dân càng lo lắng, thực phẩm “bẩn” len lỏi.

Nhằm ngăn chặn hiện tượng buôn bán hàng hóa nhập lậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết, Cục Quản lý thị trường Bình Dương sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị để kiểm tra hàng gian, hàng giả, niêm yết giá.

Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Dương cho biết, các ngành sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm phục vụ Tết, đặc biệt là giò chả, bánh mứt: "Nếu có dấu hiệu vi phạm thì lực lượng quản lí thị trường sẽ phối hợp, kết hợp với các ngành có liên quan, cũng như ngành Y tế tỉnh Bình Dương xem xét, lấy mẫu kiểm tra. Nếu có vi phạm thì sẽ xử lí theo quy định của pháp luật để làm sao các mặt hàng đảm bảo chất lượng phục vụ đời sống nhân dân được tốt hơn".

Để kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám đốc các cửa hàng, siêu thị ở Bình Dương cũng cam kết sẽ tăng cường kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm tươi, xanh, sạch.

“Liên quan chất lượng sản phẩm, hệ thống làm việc rất chặt chẽ với nhà cung cấp, thường xuyên đi kiểm tra nhà sản xuất. Trong quá trình vận hành, chúng tôi có bộ phận liên quan đến quản lí chất lượng, thường xuyên kiểm tra hàng ngày về hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt chất lượng sẽ không trưng bày trên quầy mà thu hồi”, ông Phan Thế Thảo, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Bình Dương cho biết.

Gần Tết, bên cạnh siêu thị, cửa hàng thì chợ công nhân, chợ tự phát ở Bình Dương cũng bày bán nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, việc kiểm tra bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ tự phát vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Do đó, theo các chuyên gia y tế ,mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh, không nên ham rẻ, mua sản phẩm không rõ ràng. Có như thế mới góp phần chung tay đẩy lùi thực phẩm "bẩn" vì sự an toàn của bản thân và gia đình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương ra Chỉ thị bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Nguyên đán
Bộ Công Thương ra Chỉ thị bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

VOV.VN - Chỉ thị yêu cầu: Vụ Thị trường trong nước theo dõi chặt chẽ việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu phù hợp với tình hình thị trường.

Bộ Công Thương ra Chỉ thị bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

Bộ Công Thương ra Chỉ thị bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

VOV.VN - Chỉ thị yêu cầu: Vụ Thị trường trong nước theo dõi chặt chẽ việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu phù hợp với tình hình thị trường.

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách hối hả vụ mùa Tết
“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách hối hả vụ mùa Tết

VOV.VN - Trồng hoa kiểng Tết là nghề truyền thống lâu đời của người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Cùng với cây giống, hoa kiểng Tết đã giúp người dân địa phương đổi đời. Ở thời điểm này, người dân nơi đây đang hối hả, bám ruộng hoa để hy vọng có những sản phẩm hoa kiểng đẹp mắt hấp dẫn, làm đẹp cho mùa Xuân và có nguồn thu nhập cao khi Tết đến, Xuân về.

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách hối hả vụ mùa Tết

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách hối hả vụ mùa Tết

VOV.VN - Trồng hoa kiểng Tết là nghề truyền thống lâu đời của người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Cùng với cây giống, hoa kiểng Tết đã giúp người dân địa phương đổi đời. Ở thời điểm này, người dân nơi đây đang hối hả, bám ruộng hoa để hy vọng có những sản phẩm hoa kiểng đẹp mắt hấp dẫn, làm đẹp cho mùa Xuân và có nguồn thu nhập cao khi Tết đến, Xuân về.

Bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán
Bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

VOV.VN - Theo dự báo, nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ sớm, với lượng hàng dự trữ tăng 10 - 25% so với cùng kỳ.

Bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

VOV.VN - Theo dự báo, nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ sớm, với lượng hàng dự trữ tăng 10 - 25% so với cùng kỳ.