Ukraine đổi cách nhằm xuyên phá “ma trận” phòng không tại Crimea

VOV.VN - Các cuộc tấn công liên tiếp của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea đã cho thấy lối tấn công mới của Ukraine, đồng thời phần nào bộc lộ lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của Nga ở bán đảo này.

Hôm 22/9, Ukraine được cho là đã sử dụng các máy bay ném bom Su-24M phóng tên lửa hành trình Storm Shadow vào trụ sở Hạm đội Biển Đen, khiến tòa nhà bị hư hại và ít nhất 1 quân nhân Nga mất tích. Vụ tấn công diễn ra chỉ vài ngày sau khi máy bay ném bom của Lữ đoàn Không quân Chiến thuật số 7, bay từ miền Tây Ukraine tấn công xưởng đóng và sửa chữa tàu của Hạm đội Biển Đen, làm tê liệt một tàu tấn công đổ bộ và tàu ngầm diesel-điện.

Newsweek dẫn nguồn tin từ một số chuyên gia thân cận với Bộ Quốc phòng Ukraine cho rằng, Kiev đang thực hiện chiến lược nhằm “phi quân sự hóa” Biển Đen, làm xói mòn cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần thiết được sử dụng để duy trì hoạt động của tàu chiến Nga, thu hẹp không gian an toàn của Hạm đội Biển Đen, cuối cùng là cô lập và tiến tới kiểm soát Crimea.

Ông Andriy Zagorodnyuk – Cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine cho rằng: “Mục tiêu của Nga về cơ bản là bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine. Cách duy nhất để chúng tôi thoát khỏi tình trạng này là đẩy lui Hạm đội Biển Đen và khôi phục tự do hàng hải”.

"Ma trận" phòng không tại Crimea

Tên lửa hành trình Storm Shadow là vũ khí lợi hại do Anh sản xuất, nặng 1,3 tấn, gắn đầu đạn 450kg có khả năng xuyên phá vào lòng đất, tấn công boong-ke, trung tâm điều khiển, hầm trú ẩn máy bay kiên cố căn cứ phòng không và tàu trong cảng. Cơ chế tấn công như sau: Đầu đạn ban đầu sẽ tạo ra một lỗ thủng lớn ở phần ngoài mục tiêu, dọn đường cho đầu đạn thứ hai lớn hơn và mạnh hơn xuyên vào bên trong. Sức mạnh tên lửa là điều không thể phủ nhận. Nhưng điều này vẫn chưa phải là câu trả lời thỏa đáng để trả lời cho câu hỏi làm cách nào Lữ đoàn Không quân Chiến thuật số 7 có thể xuyên qua một trong những mạng lưới phòng không nguy hiểm nhất thế giới tại Crimea.

Trước thời điểm xung đột bùng phát vào tháng 2/2022, Nga đã triển khai nhiều radar, tên lửa đất đối không vào pháo phòng không tốt nhất tới Crimea, sau khi sáp nhập bán đảo năm 2014. Hệ thống phòng không tại Crimea gồm ít nhất 4 khẩu đội S-400 với 40 bệ phóng và tên lửa tầm bắn hơn 400km, gần 50 hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir, Buk và Tor. Ngoài ra còn có các tổ hợp radar Podlet-U, được coi là mắt thần của các hệ thống phòng không, có vai trò cung cấp mục tiêu và điều chỉnh hỏa lực cho chúng. Bên cạnh đó, Nga cũng triển khai một khẩu đội S-300 ở Kherson, phía Bắc bán đảo Crimea để hỗ trợ cho lực lượng phòng không. Có thể nói, Nga đã thiết lập một hệ thống phòng thủ dày đặc với nhiều lớp chồng chéo tại Crimea.

Vậy tại sao Ukraine vẫn có thể vượt qua? Giải thích về điều này, Tom Cooper – chuyên gia nghiên cứu quân đội Nga đã đưa ra một số giả thuyết sau: Thứ nhất, có khả năng các lực lượng Ukraine đã gây nhiễu và áp chế radar cũng như bệ phóng của Nga; Thứ hai, họ có thể phóng mồi nhủ để thu hút hỏa lực đối phương, khiến Nga phải phóng một loạt tên lửa đáp trả và làm cạn kiệt đạn dành cho các khẩu đội phòng không; Thứ ba, Kiev cũng có thể thả mồi nhử để thu hút sự chú ý của các đơn vị phòng không Nga ở một hướng nhất định, sau đó phóng tên lửa Storm Shadow tấn công từ hướng khác. Cuối cùng, không loại trừ khả năng Ukraine sử dụng kết hợp cả 3 chiến thuật.

“Ukraine có thể tìm cách gây áp lực lớn cho lực lượng phòng không Nga đến mức cơ hội đánh chặn tên lửa của Storm Shadow của họ gần như bằng không”, ông Tom Cooper lưu ý.

Lối tấn công mới của Ukraine

Bắt đầu từ tháng 8/2023, các lực lượng Ukraine lần lượt tấn công các khẩu đội S-300 ở Kherson và hai khẩu đội S-400 cùng với radar Podlet-U. Kiev cũng tuyến bố giành lại hai giàn khoan dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đen có giá trị to lớn về mặt kinh tế và quân sự, mà Nga đã kiểm soát từ năm 2015 trong một “chiến dịch đặc biệt”.

Nhưng chỉ riêng những cuộc tấn công này sẽ không đủ để tạo ra một “hành lang an toàn” cho tên lửa cận âm Storm Shadow có phạm vi hoạt động từ 250 đến 300km và những máy bay ném bom cũ có từ thời Liên Xô mà Ukraine sử dụng để phóng tên lửa. Theo nhà phân tích Tom Cooper, nhiều khả năng, Ukraine đã triển khai một số thiết bị gây nhiễu radar mạnh ở phía Bắc Kherson, khiến các đơn vị vận hành radar của Nga nhầm lẫn với tiếng ồn từ thiết bị điện tử.

“Sẽ có một số khoảng trống trong phạm vi phủ sóng của radar và phạm vi bao quát của hệ thống phòng không Nga. Ukraine có thể kết hợp nhiều vũ khí khác nhau để mở rộng và khai thác lỗ hổng này thông qua việc tấn công các hệ thống phòng không Nga”, ông Tom Cooper suy đoán.

Ukraine có nhiều lựa chọn như sử dụng máy bay ném bom Su-24, Su-27, tiêm kích MiG-29, tên lửa dẫn đường bằng radar AGM-88 hay bom lượn dẫn đường bằng GPS do Mỹ cung cấp, thậm chí dùng các bệ phóng phóng tên lửa dẫn đường bằng GPS để nhắm vào các mục tiêu của Nga. Những cuộc tấn công này có thể tạo ra “hành lang” xuyên qua các hệ thống phòng thủ, mở đường cho tên lửa Storm Shadow và các tên lửa khác như SCALP-EG bay sâu vào những khu vực Nga kiểm soát.

Ngoài ra, Ukraine có thể làm cạn kiệt tên lửa dành cho hệ thống phòng không của Nga rồi trấn áp chúng. Để thực hiện điều này, họ có thể sử dụng mồi nhử phóng từ trên không như tên lửa mồi bẫy ADM-160 MALD do Mỹ viện trợ.

ADM-160 về cơ bản là tên lửa hành trình dài 2,4m, nặng chưa đến 136kg, có tầm bắn 804km nhưng không có đầu đạn. Mỹ được cho là đã cung cấp cho Ukraine một số lượng tên lửa ADM-160 nhất định vào mùa xuân.

Chuyên gia Tom Cooper giải thích, Không quân Ukraine có thể thả tên lửa mồi bẫy ADM-160 ngay trước khi phóng Storm Shadow hoặc SCALP-EG.

ADM-160 bay ngay phía trước tên lửa hành trình chính sẽ thu hút hỏa lực của quân Nga. Vì thế khi Storm Shadows hoặc SCALP-EG tiếp cận mục tiêu, Nga sẽ thiếu đạn dược và tên lửa để đánh chặn chúng.

Chiến thuật thứ ba, thay vì tung mồi nhử làm cạn kiệt tên lửa của các hệ thống phòng không, Ukraine có thể đánh lạc hướng chúng. Mồi nhử sẽ tiếp cận Crimea từ phía Bắc trong khi máy bay ném bom tấn công từ phía Tây. Nếu hết mồi nhử, Ukraine có khả năng sử dụng máy bay không người lái (UAV), hoặc sử dụng kết hợp giữa ADM-160 và UAV để đối đầu hệ thống phòng không Nga, trước khi phóng tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG. Ngoài ra, Ukraine cũng có thể sử dụng một số chiến thuật tấn công khác.

Dù là biện pháp nào đi chăng nữa, thì những cuộc tấn công quy mô lớn như vậy cho thấy “Ukraine đã và đang xác định được những lỗ hổng an ninh trong hệ thống phòng thủ của Nga ở Crimea”, ông Andriy Ryzhenko, cựu quan chức Hải quân Ukraine kết luận.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine muốn gì ở phương Tây sau tiêm kích F-16 và tên lửa ATACMS?
Ukraine muốn gì ở phương Tây sau tiêm kích F-16 và tên lửa ATACMS?

VOV.VN - Mặc dù các phương tiện và vũ khí có giá trị lớn như F-16 và ATACMS đang đứng đầu danh sách vũ khí mong muốn của Ukraine, nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn có một điều mà Kiev cần nhất ở phương Tây.

Ukraine muốn gì ở phương Tây sau tiêm kích F-16 và tên lửa ATACMS?

Ukraine muốn gì ở phương Tây sau tiêm kích F-16 và tên lửa ATACMS?

VOV.VN - Mặc dù các phương tiện và vũ khí có giá trị lớn như F-16 và ATACMS đang đứng đầu danh sách vũ khí mong muốn của Ukraine, nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn có một điều mà Kiev cần nhất ở phương Tây.

Cái giá Ukraine phải trả khi chọc thủng phòng tuyến Nga bằng xe bọc thép
Cái giá Ukraine phải trả khi chọc thủng phòng tuyến Nga bằng xe bọc thép

VOV.VN - Ukraine thừa nhận các lực lượng nước này đã phải trả cái giá không hề nhỏ khi chọc thủng được tuyến phòng thủ chính của Nga ở phía Đông Nam bằng xe bọc thép.

Cái giá Ukraine phải trả khi chọc thủng phòng tuyến Nga bằng xe bọc thép

Cái giá Ukraine phải trả khi chọc thủng phòng tuyến Nga bằng xe bọc thép

VOV.VN - Ukraine thừa nhận các lực lượng nước này đã phải trả cái giá không hề nhỏ khi chọc thủng được tuyến phòng thủ chính của Nga ở phía Đông Nam bằng xe bọc thép.

Nga phá hủy trung tâm trinh sát và căn cứ huấn luyện biệt kích Ukraine
Nga phá hủy trung tâm trinh sát và căn cứ huấn luyện biệt kích Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã sử dụng vũ khí chính xác phóng từ trên không và máy bay không người lái thực hiện tấn công căn cứ quân sự của Ukraine, trung tâm trinh sát kỹ thuật vô tuyến và trung tâm huấn luyện biệt kích Ukraine.

Nga phá hủy trung tâm trinh sát và căn cứ huấn luyện biệt kích Ukraine

Nga phá hủy trung tâm trinh sát và căn cứ huấn luyện biệt kích Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã sử dụng vũ khí chính xác phóng từ trên không và máy bay không người lái thực hiện tấn công căn cứ quân sự của Ukraine, trung tâm trinh sát kỹ thuật vô tuyến và trung tâm huấn luyện biệt kích Ukraine.

Nga tấn công phá tan cứ điểm của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine
Nga tấn công phá tan cứ điểm của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video cho thấy khoảnh khắc tên lửa nước này tấn công địa điểm triển khai tạm thời của các đơn vị thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 35 của Ukraine.

Nga tấn công phá tan cứ điểm của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine

Nga tấn công phá tan cứ điểm của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video cho thấy khoảnh khắc tên lửa nước này tấn công địa điểm triển khai tạm thời của các đơn vị thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 35 của Ukraine.

Thiếu pháo binh, Ukraine dùng tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp làm “tốt thí”
Thiếu pháo binh, Ukraine dùng tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp làm “tốt thí”

VOV.VN - Thủy quân lục chiến Ukraine đang sử dụng xe tăng bánh lốp hạng nhẹ AMX-10RC do Pháp chế tạo, để thực hiện vai trò giống các hệ thống pháo, triển khai chúng phía sau chiến tuyến và từ từ bắn vào cứ điểm của Nga.

Thiếu pháo binh, Ukraine dùng tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp làm “tốt thí”

Thiếu pháo binh, Ukraine dùng tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp làm “tốt thí”

VOV.VN - Thủy quân lục chiến Ukraine đang sử dụng xe tăng bánh lốp hạng nhẹ AMX-10RC do Pháp chế tạo, để thực hiện vai trò giống các hệ thống pháo, triển khai chúng phía sau chiến tuyến và từ từ bắn vào cứ điểm của Nga.

Lý do Ukraine tìm mọi cách chiếm Tokmak còn Nga quyết không buông
Lý do Ukraine tìm mọi cách chiếm Tokmak còn Nga quyết không buông

VOV.VN - Sau khi giành quyền kiểm soát làng Robotyne thuộc tỉnh Zaporizhia, Ukraine đang hướng tới mục tiêu tiếp theo là thành phố Tokmak. Nhưng Kiev chắc chắn sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn khi Nga quyết tâm giữ vững thành phố này.

Lý do Ukraine tìm mọi cách chiếm Tokmak còn Nga quyết không buông

Lý do Ukraine tìm mọi cách chiếm Tokmak còn Nga quyết không buông

VOV.VN - Sau khi giành quyền kiểm soát làng Robotyne thuộc tỉnh Zaporizhia, Ukraine đang hướng tới mục tiêu tiếp theo là thành phố Tokmak. Nhưng Kiev chắc chắn sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn khi Nga quyết tâm giữ vững thành phố này.

Nga tức tốc bảo vệ Tokmak trước nguy cơ Ukraine đánh trụ cột phòng tuyến thứ 2
Nga tức tốc bảo vệ Tokmak trước nguy cơ Ukraine đánh trụ cột phòng tuyến thứ 2

VOV.VN - Nga đang cấp tập thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ Tokmak – một thành phố nhỏ ở Zaporizhzhia nhưng đóng vai trò là trụ cột trong tuyến phòng thủ thứ hai của nước này trước nguy cơ Ukraine tiến đánh thành phố.

Nga tức tốc bảo vệ Tokmak trước nguy cơ Ukraine đánh trụ cột phòng tuyến thứ 2

Nga tức tốc bảo vệ Tokmak trước nguy cơ Ukraine đánh trụ cột phòng tuyến thứ 2

VOV.VN - Nga đang cấp tập thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ Tokmak – một thành phố nhỏ ở Zaporizhzhia nhưng đóng vai trò là trụ cột trong tuyến phòng thủ thứ hai của nước này trước nguy cơ Ukraine tiến đánh thành phố.