Ukraine mời các công ty quốc phòng Mỹ thử nghiệm vũ khí ở khu vực xung đột với Nga

VOV.VN - Một sỹ quan Ukraine cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để xác định điểm yếu, phát triển giải pháp và quyết định cách đối phó với vũ khí của Nga.

Ukraine đã đề nghị các công ty quốc phòng của Mỹ gửi thiết bị quân sự của họ, bao gồm cả máy bay không người lái (UAV) có khả năng chống áp chế điện tử để Kiev thử nghiệm trước lực lượng Nga.

Đề xuất trên được đưa ra tại hội nghị Các lực lượng chiến dịch đặc biệt (SOF) ở Florida, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga vẫn đang tiếp diễn và cả 2 bên đều đang sử dụng các chiến lược mới để đối phó với nhau.

Một sỹ quan Ukraine cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để xác định điểm yếu, phát triển giải pháp và quyết định cách đối phó với vũ khí tác chiến điện tử của Nga. Theo quan chức này, Mỹ sẽ cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự.

Ngoài các đề nghị gây chú ý về máy bay chiến đấu và tên lửa ATACMS, Ukraine cũng yêu cầu trực thăng tấn công và các phương tiện nhỏ hơn như UAV có khả năng chống áp chế điện tử, thiết bị tác chiến điện tử và các loại kính nhìn ban đêm mới.

Giao tranh cường độ cao trên bộ là khía cạnh quyết định của cuộc xung đột ở Ukraine. Một cựu quan chức Lầu Năm Góc thậm chí còn gọi cuộc xung đột này là “Chiến tranh Thế giới Thứ nhất với vũ khí của thế kỷ 21” – một phong cách chiến đấu trước đây được coi là lỗi thời trong kỷ nguyên chiến tranh điện tử và UAV.

Do đó, giới chức Ukraine đang tìm cách mua vũ khí mới từ các công ty quốc phòng Mỹ để chống lại kho vũ khí tối tân của Nga.

Ngoài ra, Ukraine cũng có nhu cầu cấp thiết về các lựa chọn liên lạc vệ tinh ngoài các thiết bị đầu cuối Starlink của SpaceX. Starlink cung cấp một dịch vụ có giá trị, nhưng các thiết bị đầu cuối có một số nhược điểm chiến thuật.

Một quan chức khác của Ukraine cho rằng các thiết bị đầu cuối Starlink không thể sử dụng được ở các khu vực mà Nga kiểm soát và tốc độ kết nối của chúng trong các khu vực chiến sự cũng không ổn định.

Bên cạnh đó, các lực lượng Nga tích cực gây nhiễu tín hiệu của các thiết bị đầu cuối, khiến lực lượng Ukraine hiếm khi sử dụng được chúng trong thực chiến. Do vậy, Kiev muốn có thiết bị liên lạc vệ tinh độc lập với Starlink của SpaceX.

Ukraine săn tìm loại UAV chống áp chế điện tử

Một quan chức khác của Ukraine đã yêu cầu UAV có khả năng chống áp chế điện tử, do các lực lượng Kiev thường xuyên gặp phải vấn đề này trên chiến trường.

Quan chức này cho biết mặc dù Ukraine có nhiều loại UAV nhưng nhà sản xuất không thể nhanh chóng sản xuất chúng với số lượng lớn. Hơn nữa, Kiev liên tục bị tụt hậu trước sự thay đổi chiến lược và các thiết bị tiên tiến của Nga.

Các thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã hạn chế UAV của Ukraine ở dải tần L5 và các lực lượng Kiev lo ngại rằng Moscow sẽ sớm cải thiện thêm khả năng tác chiến điện tử.

Ngoài ra, Ukraine cũng muốn có ăng-ten định hướng để bảo vệ những người điều khiển UAV khỏi bị đối phương phát hiện. Ukraine hiện đang che giấu những người điều khiển khỏi các thiết bị dò tìm tín hiệu của Nga bằng một thiết bị nhỏ và thường xuyên đặt ăng-ten cách xa người vận hành. Dù vậy, cũng không thể che giấu hoàn toàn sự phát xạ của ăng-ten.

Bên cạnh đó, Ukraine yêu cầu máy bay trực thăng tấn công do phương Tây sản xuất và thiết bị nhìn đêm tốt hơn cho phi công.

Các quan chức Ukraine cũng nêu những thách thức đối với các phi công trực thăng khi đối mặt với máy bay phản lực hiện đại của Nga. Theo họ, trực thăng Ukraine gặp khó khăn trong việc né tránh tên lửa bắn từ máy bay Nga.

“Các phi công Nga có thể nhìn thấy chúng tôi từ khoảng cách 450 km. Họ sẽ để chúng tôi đến gần hơn và họ bắt đầu bắn từ cự ly 300 km. Từ khoảng cách 300 km cho đến khi tên lửa bắn đâm trúng trực thăng của chúng tôi mất khoảng 40-45 giây”, quan chức Ukraine cho biết.

Kiev tuyên bố đã phát triển các chiến lược phòng thủ, bao gồm cả các kiểu bay bất thường. Tuy nhiên, các máy bay trực thăng tốt hơn, như Black Hawk và Apache, sẽ giúp có khả năng cơ động tốt hơn.

Các quan chức Ukraine cho rằng, các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ có cơ hội cải tiến sản phẩm của họ ở Ukraine để chống lại một đối thủ thực sự và tiên tiến. Đây là thời điểm thích hợp để thử nghiệm tất cả các thiết bị ở Ukraine vì chúng sẽ chính minh được hiệu quả trong chiến đấu.

Các công ty quốc phòng Mỹ đã được hưởng lợi về mặt tài chính từ cuộc xung đột ở Ukraine và một số người cho rằng họ đang muốn tận dụng tình hình này bằng cách theo đuổi các hợp đồng dài hạn hơn.

Dù vậy, nhiều đạo doanh nghiệp nói rằng mối lo ngại về nhu cầu giảm không khuyến khích việc xây dựng các cơ sở mới và mở rộng công suất. Hầu hết các nhà thầu Mỹ cũng ngần ngại cử nhân viên hỗ trợ đến Ukraine để thử nghiệm sản phẩm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe tăng hạng nhẹ “lên ngôi” khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài
Xe tăng hạng nhẹ “lên ngôi” khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài

VOV.VN - Mặc dù không sở hữu sức mạnh vượt trội và không có lớp giáp bảo vệ dày như xe tăng chiến đấu chủ lực, xe tăng hạng nhẹ vẫn được coi là phương tiện hữu hiệu, nhằm lấp đầy khoảng trống giữa xe tăng chủ lực và xe chiến đấu bộ binh.

Xe tăng hạng nhẹ “lên ngôi” khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài

Xe tăng hạng nhẹ “lên ngôi” khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài

VOV.VN - Mặc dù không sở hữu sức mạnh vượt trội và không có lớp giáp bảo vệ dày như xe tăng chiến đấu chủ lực, xe tăng hạng nhẹ vẫn được coi là phương tiện hữu hiệu, nhằm lấp đầy khoảng trống giữa xe tăng chủ lực và xe chiến đấu bộ binh.

Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine
Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine

VOV.VN - Hôm 3/3, Nga công bố clip ghi cảnh lính đặc nhiệm dùng súng điện tử để vô hiệu hóa UAV trinh sát của Ukraine (chuyên chỉ thị mục tiêu cho pháo binh), buộc nó phải hạ cánh. Sau đó, lính Nga sẽ thu giữ các thiết bị bay không người lái này, tháo rời để lấy linh kiện hoặc đem tiêu hủy.

Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine

Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine

VOV.VN - Hôm 3/3, Nga công bố clip ghi cảnh lính đặc nhiệm dùng súng điện tử để vô hiệu hóa UAV trinh sát của Ukraine (chuyên chỉ thị mục tiêu cho pháo binh), buộc nó phải hạ cánh. Sau đó, lính Nga sẽ thu giữ các thiết bị bay không người lái này, tháo rời để lấy linh kiện hoặc đem tiêu hủy.

Robot chiến đấu Marker - “sát thủ diệt xe tăng” Nga đưa tới chiến trường Ukraine
Robot chiến đấu Marker - “sát thủ diệt xe tăng” Nga đưa tới chiến trường Ukraine

VOV.VN - Phương tiện mặt đất không người lái (UGV) chiến đấu Marker của Nga được cho là có thể hoạt động độc lập trong nhiều ngày, có khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu quân sự quan trọng với các UGV và phương tiện Marker khác.

Robot chiến đấu Marker - “sát thủ diệt xe tăng” Nga đưa tới chiến trường Ukraine

Robot chiến đấu Marker - “sát thủ diệt xe tăng” Nga đưa tới chiến trường Ukraine

VOV.VN - Phương tiện mặt đất không người lái (UGV) chiến đấu Marker của Nga được cho là có thể hoạt động độc lập trong nhiều ngày, có khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu quân sự quan trọng với các UGV và phương tiện Marker khác.