Vì sao các nước từng là điểm sáng chống Covid-19 lại tụt hậu trong cuộc đua tiêm vaccine?

VOV.VN - Một số quốc gia giàu có từng nhận được nhiều lời ca ngợi vào năm 2020 vì kiểm soát được đại dịch Covid-19, hiện đang tụt lại rất xa trong việc tiêm chủng cho người dân. Một số quốc gia, đặc biệt ở châu Á, đang chứng kiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng cao.

Tụt hậu trong chiến dịch tiêm chủng

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tỷ lệ tiêm chủng đang giảm dần. Điều này trái ngược với Mỹ, quốc gia có gần 50% người trưởng thành đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, cũng như tại Anh và Israel, những nơi tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn.

Theo ấn phẩm khoa học trực tuyến Our World in Data, 3 nước Thái Bình Dương trên không chỉ có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 thấp trong nhất trong số các quốc gia phát triển, mà còn xếp sau nhiều quốc gia đang phát triển như Brazil và Ấn Độ.  

Australia, quốc gia không cung cấp bảng phân tích đầy đủ về số người được tiêm vaccine, cũng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Theo AP, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 có thể thay đổi khi các chiến dịch tiêm chủng giảm tốc độ và thiếu hụt nguồn cung vaccine. Các quốc gia trước đây thành công trong việc kiểm soát Covid-19 đang đối mặt với số ca mắc bệnh tăng cao và sự chậm trễ trong việc mở cửa trở lại.  

Chẳng hạn, Nhật Bản mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 1% dân số và đang đối mặt với một đợt bùng phát Covid-19 mới, chỉ 10 tuần trước khi nước này đăng cai Thế vận hội Olympic – sự kiện đã bị trì hoãn do đại dịch. Nhật Bản quyết định tổ chức Thế vận hội Olympic mà không có khán giả nước ngoài.

Chính phủ Nhật Bản tuần trước đã thông báo gia hạn tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 5 và báo cáo hơn 7.000 ca mắc Covid-19 mới chỉ tính riêng trong ngày 8/5, số ca bệnh hàng ngày cao nhất kể từ tháng 1.

Các quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng số ca tử vong do Covid-19 thường bỏ qua các quy tắc khi vội vàng thông qua việc phê duyệt vaccine khẩn cấp và trì hoãn việc tiêm liều vaccine thứ hai quá mốc thời gian khuyến nghị để tối đa hóa số người được tiêm liều vaccine đầu tiên.

Tại Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đích thân đàm phán với Giám đốc điều hành hãng dược Pfizer Albert Bourla để có được quyền tiếp cận sớm với vaccine, đồng thời kêu gọi quân đội đưa vaccine tới người dân sớm nhất.

Nhật Bản đã trải qua quy trình phê duyệt vaccine yêu cầu thêm một lần thử nghiệm lâm sàng đối với các loại vaccine đã được thử nghiệm ở nơi khác và đang được sử dụng rộng rãi.

Nghịch lý vaccine Covid-19 tại các nước từng là hình mẫu chống Covid-19

Khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực để thực hiện việc tiêm vaccine. Nhiều người dân chỉ tin tưởng vào bác sĩ và y tá mới có đủ khả năng để tiêm vaccine.

Việc các dược sĩ tại các hiệu thuốc ở Mỹ hoặc các tình nguyện viên chỉ trải qua khóa đào tạo y tế ngắn hạn ở Anh, tiêm vaccine cho người dân, vẫn là điều chưa thể thực hiện ở Nhật Bản.

New Zealand, nước đã trải qua quy trình phê duyệt vaccine riêng, đã cấp phép sử dụng vaccine Pfizer vào tháng 2, hai tháng sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt sử dụng khẩn cấp loại vaccine này.

Năm 2020, Bộ trưởng Ứng phó Covid-19 Chris Hipkins nói rằng, New Zealand sẽ đứng đầu trong việc tiêm chủng. Tuy nhiên, hiện tại ông Hipkins nói rằng, vấn đề đang là nguồn cung vaccine.

“Chúng tôi không thể tiêm chủng nhanh hơn so với tốc độ chúng tôi có thể đưa vaccine vào đất nước”, ông Hipkins nói với AP.

Pfizer từ chối trả lời về việc liệu họ có thể cung cấp vaccine cho New Zealand nhanh hơn hay không.

Australia đã phải đối mặt với một loạt vấn đề trong chiến dịch tiêm chủng. Kế hoạch sử dụng vaccine phần lớn do Australia sản xuất đã bị ảnh hưởng vào tháng 12/2020 sau khi việc tiêm chủng tạo ra kết quả xét nghiệm dương tính giả với HIV ở một số tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.

Sau đó, Liên minh châu Âu (EU) đã chặn một lô hàng hơn 250.000 liều vaccine AstraZeneca đến Australia vào tháng 3, do nhu cầu của EU lớn hơn. Các cơ quan quản lý Australia cũng chuyển từ việc sử dụng vaccine AstraZeneca sang vaccine Pfizer như là lựa chọn ưu tiên cho những người dưới 50 tuổi. Điều này đã làm chậm việc triển khai tiêm vaccine hơn nữa.

Ở Hàn Quốc, các quan chức chính phủ ban đầu quyết định kiên nhẫn chờ đợi vaccine, cho rằng đợt bùng phát dịch bệnh ở nước này không nghiêm trọng như ở Mỹ hay châu Âu. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây và áp lực của công chúng tăng lên đã khiến các quan chức phải đẩy nhanh các cuộc đàm phán với các công ty dược phẩm.

Lo lắng về tình trạng thiếu hụt vaccine có thể xảy ra, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun và giới chức bắt đầu hướng tới các biện pháp mà Mỹ, Ấn Độ và châu Âu đã thực hiện nhằm thắt chặt kiểm soát xuất khẩu vaccine để đối phó với các đợt bùng phát dịch lớn trong nước.

Theo bà Helen Petousis-Harris, một chuyên gia về vaccine tại Đại học Auckland (New Zealand), việc phải tuân theo khoảng thời gian 3 tuần cho liều vaccine thứ hai của Pfizer có thể sẽ dẫn đến ít người được tiêm những liều đó hơn. Những người phải chờ đợi lâu cho liều vaccine thứ hai có thể sẽ giảm sự quan tâm và tiếp tục cuộc sống của họ mà không tiêm chủng.

Petousis-Harris nói rằng New Zealand và nhiều quốc gia giàu khác chậm tiến độ có thể sẽ chứng kiến ​​tỷ lệ tiêm vaccine tăng nhanh trong những tháng tới, khi chiến dịch tiêm chủng tăng tốc. “Vào năm 2022, nhiều khả năng các quốc gia đang phát triển sẽ bị bỏ lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng”, bà Petousis-Harris nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc gia Đông Phi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới tăng gấp đôi số ca mắc Covid-19
Quốc gia Đông Phi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới tăng gấp đôi số ca mắc Covid-19

VOV.VN - Seychelles, một đảo quốc nằm trong Ấn Độ Dương, phía đông châu Phi, có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, đang ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 1 tuần.

Quốc gia Đông Phi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới tăng gấp đôi số ca mắc Covid-19

Quốc gia Đông Phi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới tăng gấp đôi số ca mắc Covid-19

VOV.VN - Seychelles, một đảo quốc nằm trong Ấn Độ Dương, phía đông châu Phi, có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, đang ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 1 tuần.

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc liệu đã giúp Israel đạt miễn dịch cộng đồng?
Chiến dịch tiêm chủng thần tốc liệu đã giúp Israel đạt miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Trong bối cảnh bóng đen Covid-19 đang bao trùm khắp thế giới, Israel nổi lên với những ánh sáng của hy vọng khi trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19.

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc liệu đã giúp Israel đạt miễn dịch cộng đồng?

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc liệu đã giúp Israel đạt miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Trong bối cảnh bóng đen Covid-19 đang bao trùm khắp thế giới, Israel nổi lên với những ánh sáng của hy vọng khi trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19.

Lý do nhiều nước châu Âu dừng tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca
Lý do nhiều nước châu Âu dừng tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca

VOV.VN - Dù bằng chứng về tác dụng phụ còn chưa rõ ràng, nhưng chính phủ các nước châu Âu vẫn còn có nhiều yếu tố khác để xem xét việc dừng tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.

Lý do nhiều nước châu Âu dừng tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca

Lý do nhiều nước châu Âu dừng tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca

VOV.VN - Dù bằng chứng về tác dụng phụ còn chưa rõ ràng, nhưng chính phủ các nước châu Âu vẫn còn có nhiều yếu tố khác để xem xét việc dừng tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.