Vì sao Châu Âu vẫn là trọng tâm chiến lược của Mỹ?

VOV.VN - Chính quyền ông Trump đang chuẩn bị cho một thời đại mới - thời đại cạnh tranh nước lớn và theo đó, châu Âu vẫn được xác định là trọng tâm chiến lược.

Theo giới quan sát, sau hơn 3 năm điều hành Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump, tuy chính sách giai đoạn đầu có bị xáo trộn, nhất là những vấn đề về chiến lược của Washington. Tuy nhiên, các chiến lược gia Mỹ mới đây đã có những nhận xét khá quan trọng đó là, chính quyền của Tổng thống Trump đang chuẩn bị cho một thời đại mới, thời đại cạnh tranh nước lớn. Theo đó, châu Âu vẫn được xác định là một trọng tâm chiến lược.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Thử thách đồng minh

Ngay trong quá trình tranh cử và năm đầu tiên trên cương vị Tổng thống, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng: “NATO đã trở nên lỗi thời”, Mỹ có thể rũ bỏ trách nhiệm bảo vệ các đồng minh”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018, lần đầu tiên Mỹ đã không đưa ra cam kết bảo bệ đồng minh theo Điều 5 của Hiến chương NATO.

Tổng thống Trump lý giải rằng, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nên cần phải chia sẻ trách nhiệm tài chính tương ứng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Mattis, cũng khẳng định “Mỹ không bám giữ vào NATO bằng mọi giá như từ trước tới nay mà đòi hỏi các thành viên phải chấp nhận trả giá đắt hơn”.

Ông Mattis còn nhấn mạnh: “Sẽ không có chuyện người dân Mỹ è cổ đóng thuế để chính phủ Mỹ đóng góp phần “lớn bất thường” trong việc bảo vệ các giá trị phương Tây”, rằng: “Mỹ không thể quan tâm đến việc bảo vệ an ninh cho thế hệ con cháu của các nước đồng minh hơn chính bản thân họ”.

Ông Robert Oulds, Giám đốc tổ chức Bruges Group tại London nhận xét:  Ông Trump “đang đưa ra một thử thách cho các quốc gia châu Âu khi kêu gọi họ chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng”. Theo những gì ông Trump nói, nếu châu Âu không đáp ứng thử thách này, Mỹ sẽ tách ra khỏi NATO.

Một động thái khá quan trọng là, ngày 11/3/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có mặt tại Hungary trong chuyến thăm khu vực “châu Âu mới”. Tại đây, mối quan hệ với Mỹ ngày càng được cải thiện hơn, trái với tình trạng “cứng đầu” của “châu Âu cũ” chỉ bám vào NATO để hưởng lợi từ ô an ninh của Mỹ.

Về kinh tế, chính quyền của Tổng thống Trump đã thực hiện liệu pháp “sốc” điều mà các chính quyền trước đây đã không đạt được bằng sự khéo léo và thay đổi dần dần. Tuy nhiên, thiệt hại do phương pháp này gây ra là rất đáng kể, có nguy cơ làm suy yếu động lực kiềm chế các quốc gia đối thủ tại khu vực.

Theo giới nghiên cứu, ông Trump thậm chí còn đề xuất kịch bản Mỹ hợp tác với NATO với tư cách không phải là thành viên của tổ chức này để Mỹ tập trung các nguồn lực hữu hạn của Washington vào cuộc cạnh tranh mà Mỹ phải đối mặt ở nơi khác quan trọng hơn.

Khẳng định lại vị thế trọng tâm chiến lược

Với tư duy “Nước Mỹ trước tiên” nhưng khi triển khai chính sách, Washington lại có sự điều chỉnh đáng kể, thể hiện ngay trong các chuyến thăm châu Âu của các quan chức cấp cao Mỹ.

Theo đó, ngày 18/2/2017, trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách ngoại giao của Washington tại Hội nghị An ninh Quốc tế Munich (Đức), Phó Tổng thống Mỹ nêu rõ: “Tổng thống Trump đã yêu cầu tôi truyền đạt một thông điệp khẳng định Mỹ ủng hộ mạnh mẽ NATO và chúng tôi sẽ không dao động trong cam kết của mình đối với liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương này”.

Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định: “Các cam kết của Mỹ đối với NATO vẫn sẽ vững vàng và liên minh này vẫn là nền tảng để đảm bảo an ninh xuyên Đại Tây Dương”. Ông Tillerson nhấn mạnh: “Tổng thống Trump ủng hộ NATO. Quốc hội Mỹ ủng hộ NATO”.

Ngày 15/2 vừa qua, tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56, Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho Liên minh châu Âu (EU) thông qua việc củng cố lực lượng NATO.

Theo nhận xét của giới nghiên cứu, từ góc nhìn địa-chính trị thì châu Âu hiện đang chứa gần một nửa trong số  800 căn cứ quân sự ở nước ngoài của Mỹ. Chí phí cho các căn cứ quân sự cũng chiếm gần bằng 30% ngân sách quốc phòng, tương đương 200 tỷ USD/năm, lớn hơn ngân sách quốc phòng cả Nga và Trung Quốc cộng lại, đã nói rõ hơn vị thế trọng tâm trong chiến lược của Mỹ.

Những khó khăn ở phía trước

Ông Henry Kissinger (nguyên cố vấn an ninh quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ) đã từng chỉ ra trên Financial Times năm 2018 rằng: “Ông Trump có thể là một trong những nhân vật trong lịch sử đôi khi xuất hiện để đánh dấu sự kết thúc một thời đại và buộc nó phải từ bỏ những kỳ vọng trước đây”.

Bằng chứng là, trong các chiến lược An ninh quốc gia 2017 và Quốc phòng 2018, Mỹ đã coi quan hệ với các nước lớn, trong đó có Nga, là mang tính cạnh tranh và sẽ phải tập trung nỗ lực vào việc duy trì lợi thế trước đối thủ này. Điều đó cho thấy, “Cạnh tranh nước lớn sẽ trở thành trọng tâm chính trong an ninh quốc gia Mỹ” trong thời gian tới.

Các chiến lược gia Mỹ còn cho rằng, sự điều chỉnh chính sách phải nhằm duy trì mục tiêu đối ngoại của Mỹ như thời sau Thế chiến II. Theo đó, quyền tự do của các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh của Mỹ (bao gồm NATO) phải được bảo đảm. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi Washington có ưu thế về sức mạnh và tiềm lực kinh tế của chính nước Mỹ.

Trong Chiến lược Quốc phòng công bố năm 2019, Lầu Năm Góc cũng khẳng định rằng, mối quan tâm hàng đầu của họ ngày nay là bảo vệ hữu hiệu các vùng lãnh thổ trọng yếu, trong đó có các quốc gia đồng minh và đối tác vùng Baltic trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Liên bang Nga theo kịch bản “sự đã rồi”.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, sự điều chỉnh quan điểm, chính sách của ông Trump trong thời gian vừa qua đã mang lại lợi ích nhiều hơn cho nước Mỹ, giảm bớt gánh nặng tài chính, nhân lực đầu tư cho các cam kết bảo vệ đồng minh, nhưng cũng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề, trong đó có mối quan hệ với NATO, khiến nước Mỹ không thể không lo ngại.

Sự phản ứng của đồng minh châu Âu chưa bao giờ mạnh mẽ như ngày nay, tính độc lập gia tăng. Theo đó, EU đã thành lập quân đội riêng; Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga, tham gia liên minh với Nga-Iran bất chấp sự đe dọa của Mỹ; Đức tham gia Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga; một số thành viên khác trong NATO cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Nga.

Mới đây, ngày 15/2, tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56, Tổng thống Đức Steinmeier chỉ trích chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Mỹ D.Trump đã góp phần làm đảo lộn trật tự thế giới và làm gia tăng sự bất ổn.

Vì thế, câu hỏi đặt ra là liệu quan hệ giữa Mỹ với đồng minh NATO cũng như châu Âu sẽ đi theo hướng nào, để vừa bảo đảm lợi ích Mỹ nhiều hơn, vừa giải quyết mâu thuẫn giữa “châu Âu cũ” và “châu Âu mới”, trong khi Nga vẫn là đối tượng tác chiến và Trung Quốc là đối tượng kiềm chế.

Như vậy, sau nhiều thập niên tập trung không cân xứng vào Trung Đông. Giờ đây, theo các văn kiện chiến lược, chính quyền của Tổng thống D.Trump đã khắc phục được điều đó với hai khu vực chiến lược, trong đó có châu Âu hiện là nơi có những mối đe dọa lớn nhất đối với sức mạnh Mỹ và cũng là mục tiêu trung tâm của Mỹ.

Các chiến lược gia Mỹ cho đây là một sự điều chỉnh đáng hoan nghênh so với các Chiến lược An ninh trước đó. Tuy nhiên, việc hình thành Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ theo chủ thuyết “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống D.Trump vẫn còn đang ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria
5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

VOV.VN - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột quy mô lớn, không lối thoát ở Trung Đông.

 5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

VOV.VN - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột quy mô lớn, không lối thoát ở Trung Đông.

Quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn giữa “ngã tư đường”
Quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn giữa “ngã tư đường”

VOV.VN - Liệu mối quan hệ đối tác đang ngày càng phát triển giữa Mỹ và Ấn Độ có thể tồn tại trước chính sách “Nước Mỹ trước tiên” hay không?

Quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn giữa “ngã tư đường”

Quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn giữa “ngã tư đường”

VOV.VN - Liệu mối quan hệ đối tác đang ngày càng phát triển giữa Mỹ và Ấn Độ có thể tồn tại trước chính sách “Nước Mỹ trước tiên” hay không?

Từ thương chiến đến Greenland, chiến lược Mỹ kiềm chế Trung Quốc?
Từ thương chiến đến Greenland, chiến lược Mỹ kiềm chế Trung Quốc?

VOV.VN - Cuộc chiến thương mại chỉ là bề nổi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Từ thương chiến đến Greenland, chiến lược Mỹ kiềm chế Trung Quốc?

Từ thương chiến đến Greenland, chiến lược Mỹ kiềm chế Trung Quốc?

VOV.VN - Cuộc chiến thương mại chỉ là bề nổi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.