Vì sao Covid-19 và virus SARS-CoV-2 gây bệnh này mang tên khác nhau?

VOV.VN - Trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giải thích việc đặt tên mới cho dịch Covid-19 cũng như virus gây bệnh này (SARS-CoV-2).

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona nguy hiểm gây ra đã bùng phát lên từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019 rồi lan ra nhiều địa phương của quốc gia này cũng như phát tán ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Ban đầu ngành y tế thế giới tạm gọi virus (vi-rút) này bằng cái tên “virus corona mới 2019” (viết tắt là 2019-nCoV) và chưa có tên riêng cho dịch bệnh gây ra bởi virus này.

Tên bệnh Covid-19 và hình ảnh của virus SARS-CoV-2 (bên trái). Ảnh: Rappler.

Đến ngày 11/2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tên chính thức mà họ đặt cho dịch này là Covid-19.

Bên cạnh đó, WHO cũng nhất trí với tên gọi chính thức cho virus gây bệnh này là “virus corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2” (viết tắt là SARS-CoV-2).

Vì sao virus và bệnh do virus lại mang tên khác nhau?

Các virus và các bệnh tương ứng do chúng gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây bệnh AIDS. Người ta thường biết tên của bệnh, như là sởi, nhưng lại ít biết tên virus gây ra nó, đó là rubeola.

Có nhiều quy trình và mục đích khác nhau về việc đặt tên virus và bệnh tương ứng.

Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gen để hỗ trợ cho việc phát triển các cuộc kiểm tra chẩn đoán, vaccine (vắc-xin), và thuốc chữa trị. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học rộng hơn thực hiện công việc này. Cụ thể, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) sẽ định ra tên cho các virus.

Trong khi đó, các căn bệnh được đặt tên nhằm giúp cho việc thảo luận ngăn ngừa bệnh, sự lan truyền của bệnh, mức độ nghiêm trọng, và việc chữa trị bệnh. WHO có vai trò phản ứng và chuẩn bị trước các căn bệnh ở con người nên tổ chức này đã đặt tên chính thức cho các bệnh trong bảng Phân loại Bệnh Quốc tế (ICD).

Ủy ban ICTV vào ngày 11/2/2020 đã công bố “virus corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2” (viết tắt là SARS-CoV-2) là tên chính thức của virus corona chủng mới. ICTV lựa chọn tên này là vì virus đó có liên hệ về gen với loại virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, hai virus này vẫn khác nhau.

Còn WHO công bố tên mới Covid-19 cho bệnh, cũng vào ngày 11/2/2020 sau khi tuân theo các hướng dẫn trước đó của Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc.

WHO dùng tên mới của virus gây bệnh Covid-19 như thế nào?

Nhìn từ góc độ rủi ro truyền thông, việc sử dụng tên SARS có thể vô tình gây ra hoang mang không cần thiết ở một bộ phận dân chúng, đặc biệt là ở châu Á nơi từng hứng chịu dịch SARS vào năm 2003.

Do lý do đó và một số yếu tố khác, WHO đã bắt đầu sử dụng cách nói “virus chịu trách nhiệm về Covid-19” hay “virus Covid-19” khi thông báo về dịch bệnh cho công chúng. Đây là các cách gọi bổ sung, không nhằm thay thế hoàn toàn cho tên gọi chính thức do ICTV đề xuất.

Các tài liệu được công bố trước khi có tên chính thức SARS-CoV-2 không cần phải cập nhật (trừ phi cần thiết) nhằm tránh gây khó hiểu, nhầm lẫn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất
Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?
Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?

VOV.VN - Thế giới đang lo ngại về khả năng virus corona mới Covid-19 có thể sống lâu trên các bề mặt và từ đó tiếp tục lây lan cho nhiều người khác.

Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?

Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?

VOV.VN - Thế giới đang lo ngại về khả năng virus corona mới Covid-19 có thể sống lâu trên các bề mặt và từ đó tiếp tục lây lan cho nhiều người khác.

Tổng thống Trump tự tin Mỹ có bác sĩ giỏi và khống chế được Covid-19
Tổng thống Trump tự tin Mỹ có bác sĩ giỏi và khống chế được Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thấp mối quan ngại về tình trạng lây nhiễm bệnh Covid-19 hôm 23/2 khi ông rời Nhà Trắng đi Ấn Độ.

Tổng thống Trump tự tin Mỹ có bác sĩ giỏi và khống chế được Covid-19

Tổng thống Trump tự tin Mỹ có bác sĩ giỏi và khống chế được Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thấp mối quan ngại về tình trạng lây nhiễm bệnh Covid-19 hôm 23/2 khi ông rời Nhà Trắng đi Ấn Độ.

Cập nhật Covid-19: Thêm 150 người tử vong ở Trung Quốc
Cập nhật Covid-19: Thêm 150 người tử vong ở Trung Quốc

VOV.VN -Ngày 24/2, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết đã có thêm 150 ca tử vong vì dịch Covid-19 và số ca nhiễm mới tăng thêm 408 trường hợp.

Cập nhật Covid-19: Thêm 150 người tử vong ở Trung Quốc

Cập nhật Covid-19: Thêm 150 người tử vong ở Trung Quốc

VOV.VN -Ngày 24/2, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết đã có thêm 150 ca tử vong vì dịch Covid-19 và số ca nhiễm mới tăng thêm 408 trường hợp.

Lý giải việc WHO đặt tên “Covid-19” cho virus corona mới
Lý giải việc WHO đặt tên “Covid-19” cho virus corona mới

VOV.VN - Sau một thời gian dùng tên tạm để chỉ chủng mới của virus corona, tổ chức WHO đã xây dựng tên mới chính thức là Covid-19, dựa trên một số cơ sở.

Lý giải việc WHO đặt tên “Covid-19” cho virus corona mới

Lý giải việc WHO đặt tên “Covid-19” cho virus corona mới

VOV.VN - Sau một thời gian dùng tên tạm để chỉ chủng mới của virus corona, tổ chức WHO đã xây dựng tên mới chính thức là Covid-19, dựa trên một số cơ sở.

Một số địa phương Trung Quốc giảm cấp độ ứng phó dịch Covid-19
Một số địa phương Trung Quốc giảm cấp độ ứng phó dịch Covid-19

VOV.VN -Căn cứ vào quy định hiện hành và thực tế tình hình phòng chống dịch, một số địa phương ở Trung Quốc đã bắt đầu giảm cấp độ ứng phó với dịch Covid-19.

Một số địa phương Trung Quốc giảm cấp độ ứng phó dịch Covid-19

Một số địa phương Trung Quốc giảm cấp độ ứng phó dịch Covid-19

VOV.VN -Căn cứ vào quy định hiện hành và thực tế tình hình phòng chống dịch, một số địa phương ở Trung Quốc đã bắt đầu giảm cấp độ ứng phó với dịch Covid-19.