Vì sao gia hạn START-3 không phải vì hòa bình mà là chuẩn bị chiến tranh?

VOV.VN - Chuyên gia Necropny Alexander cho rằng việc Mỹ gia hạn START-3 chỉ là vì điều này có lợi cho họ, và Mỹ vẫn tích cực chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga.

LTS: Bài viết sau thể hiện quan điểm của một chuyên gia trên trang web tiếng Nga. Những gì dưới đây là để tham khảo, không nhất thiết phản ánh quan điểm của VOV.VN:

Việc Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3) được gia hạn đến ngày 5/2/2026 là một sự kiện tích cực. Tuy nhiên, theo chuyên gia Necropny Alexander trên trang topcor.ru, cần phải hiểu rằng, Washington thực hiện bước đi này chỉ vì thực tế tại thời điểm hiện tại, họ cho rằng thỏa thuận này có lợi cho mình hơn là cho Nga. Trong khi nói về hòa bình và "giảm bớt mối đe dọa", phía Mỹ không chỉ tiếp tục mà đang tăng cường và đẩy nhanh việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với nước Nga.

Đấu tranh vì hòa bình?

Chủ đề về sự quan tâm ngày càng cao của phía Mỹ trong thỏa thuận này khá thẳng thắn, ngay cả trong những bình luận chính thức đầu tiên từ các quan chức cấp cao của Mỹ về việc gia hạn START-3. Ngoại trưởng Anthony Blinken tuyên bố rõ ràng rằng là phục vụ "vai trò hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí". Các thuộc cấp của ông Blinken trong thông điệp đăng trên web của ngành về việc gia hạn thỏa thuận cũng không kém phần thẳng thắn - "chế độ kiểm tra sẽ cho phép các thanh sát viên Mỹ giám sát các lực lượng và cơ sở hạt nhân của Nga để hiểu rõ hơn về quan điểm hạt nhân của Moscow".

Nói một cách thẳng thắn, Washington, lo sợ sự phát triển đột phá của vũ khí và hơn hết là sự xuất hiện của các hệ thống tên lửa siêu thanh ở Nga, đang làm mọi cách để theo dõi sự phát triển này càng chặt càng tốt; và nếu có thể - làm chậm lại. Trên trang The National Interest của Mỹ, các tác giả cho rằng, việc gia hạn hiệp ước, có lẽ sẽ "biến thành một bảo tàng trưng bày" hệ thống tên lửa mới nhất của Nga đáng sợ đối với Mỹ Avangard.

Họ tin chắc rằng theo các điều khoản ký kết, "Điện Kremlin sẽ có nghĩa vụ thông báo cho Washington mọi thời điểm về việc di chuyển, triển khai và thử nghiệm" các tên lửa này. Đồng thời, viện dẫn bài phát biểu tại Duma Quốc gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người xác nhận rằng Avangard là đối tượng của START-3. Nhưng một tuyên bố khác của vị Thứ trưởng Nga đã bị bỏ qua.

Ngay trước khi chính thức phê chuẩn việc gia hạn hiệp ước, ông Ryabkov đã làm rõ rằng "bất kỳ hành động nào của phía Mỹ có thể bị Nga coi là phá hoại an ninh quốc gia của nước này" sẽ dẫn đến việc Nga phải rút khỏi START-3, và điều này là "hoàn chấp nhận được theo nguyên tắc". Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, có nhiều hy vọng rằng kịch bản này sẽ không xảy ra và họ mong đợi tiếp tục đàm phán để "tìm ra một công thức an ninh mới bao gồm tất cả các yếu tố ổn định chiến lược".

Cần lưu ý rằng, cùng lúc đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đưa ra những tuyên bố hoàn toàn khác. Trong bình luận chính thức của họ về việc gia hạn START-3, đại diện NATO nói rằng, tất nhiên họ "hoàn toàn ủng hộ và hoan nghênh". Tuy nhiên, NATO dự định, bất chấp thỏa thuận này, "tăng cường các nỗ lực trong lĩnh vực hợp tác chặt chẽ để đẩy lùi các hành động gây hấn của Nga gây ra mối đe dọa cho an ninh châu Âu-Đại Tây Dương".

NATO, cụ thể là Anh và Pháp, có kho vũ khí hạt nhân của riêng họ và không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận nào. Việc phân định ranh giới như vậy, kết hợp với tuyên bố gần đây của Tổng thư ký NATO Stoltenberg về sự cần thiết phải "tăng chi tiêu quốc phòng để đối đầu với Nga và sự trỗi dậy của Trung Quốc", đi kèm những tuyên bố "có lập trình" tương tự của người đứng đầu Liên minh, để lại dư âm rất tồi tệ. Tuy vậy, lập luận của các đại diện cấp cao trong giới quân sự Mỹ còn đáng báo động hơn.

Đuổi kịp và vượt Nga

Bài phát biểu liên quan là về những tiết lộ của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ - Đô đốc Charles Richard, theo đó, ý tưởng về sự bất khả thi theo nguyên tắc của chiến tranh hạt nhân là ảo tưởng sâu sắc nhất, và trên thực tế chiến tranh là một "kịch bản rất có thể xảy ra". Đây là nội dung bài báo của viên Đô đốc, được đăng trên tạp chí chuyên ngành của Viện Hải quân Mỹ. Sau đó, nó cũng được lặp lại trong cuộc phỏng vấn của ông này với The Washington Times. Trong bối cảnh đàm phán lại hiệp ước ngăn chặn vũ khí tấn công chiến lược, những phát ngôn như vậy có vẻ không hoàn toàn phù hợp, Bộ Chỉ huy Chiến lược đảm bảo rằng bài của Đô đốc được viết "vào mùa hè năm ngoái", và việc xuất bản nó đã "bị đại dịch ngăn lại".

Mối liên hệ thật sự khá đáng ngờ - đúng hơn, bài phát biểu của một trong những quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc như một đối trọng với các hành động của Nhà Trắng khi ký kết START-3. Từ những tuyên bố của ông Richard, một "xung đột khu vực" giữa Mỹ hay NATO với Nga hoặc Trung Quốc có thể dễ dàng phát triển thành một cuộc chiến tranh hạt nhân với các nước này. Đồng thời, viên Đô đốc tuyên bố rằng, tất nhiên, Moscow hoặc Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử - "nếu họ cảm thấy rằng họ đang thua và điều này đe dọa chế độ hoặc nhà nước của họ"... (ám chỉ, cuộc chiến giữa Nga và phương Tây, nếu nó, trong mọi trường hợp Nga sẽ bị kẻ thù hủy diệt hoàn toàn).

Không những vậy, người đứng đầu Bộ chỉ huy Chiến lược đang cố gắng đảm bảo rằng bước cuối cùng từ các hoạt động quân sự sử dụng vũ khí thông thường đến Ngày tận thế hạt nhân chắc chắn sẽ do người Nga hoặc người Trung Quốc thực hiện. Đồng thời, ông Richard đưa ra kết luận: Các lực lượng vũ trang Mỹ trước hết phải "từ bỏ thái độ sai lầm đối với việc không thể sử dụng vũ khí hạt nhân hiện nay", và quan trọng nhất là "phải hành động phù hợp với thực tế đã thay đổi". Nếu xét, nền tảng của học thuyết quân sự Mỹ là đặt cược vào các đòn đánh "chủ động" và "đánh phủ đầu", tất cả những điều này có vẻ giống như một chỉ dẫn hành động rất nguy hiểm cho cấp dưới.

Phải nói rằng tuyên truyền từ bỏ việc không sử dụng vũ khí nguyên tử như vậy được kết hợp trong các bài phát biểu của Charles Richard với một động cơ khác, rất rõ ràng. Viên Đô đốc không ngừng nhắc đi nhắc lại: Moscow và Bắc Kinh "gần đây đã đầu tư quá nhiều vào tiềm năng hạt nhân của họ", điều này cho phép họ "qua mặt Mỹ". Ông ta tin rằng, Mỹ sẽ chỉ tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào miễn là nó có lợi và cần thiết cho chính mình.

Nói chung, ý tưởng về sự “tụt hậu” của Mỹ trong lĩnh vực quân sự từ những “kẻ thù có khả năng nhất” là Nga và Trung Quốc gần đây đã trở nên quá phổ biến trong một số giới của nước này. The Washington Post, trong ấn phẩm gần đây cho rằng "quân đội Mỹ gần như mất quyền lãnh đạo thế giới” và để "cạnh tranh thành công ảnh hưởng toàn cầu", họ phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp để tăng "khả năng sẵn sàng chiến đấu" của chính mình. Hơn nữa trong bài xã luận, họ kêu gọi nhiều "phát triển tiên tiến" và "đầu tư vào nghiên cứu" thay vì "duy trì các hệ thống vũ khí lỗi thời và quá đắt tiền. Một lần nữa kêu gọi "làm cho nước Mỹ siêu thanh" và trang bị cho Không quân các máy bay chiến đấu không người lái với trí thông minh nhân tạo

Người ta có cảm giác rằng đây chính xác là phần mở rộng của START-3, dưới vỏ bọc là Mỹ dự định cải tiến vũ khí của mình, nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của vũ khí Nga. Trong khi đó, Lầu Năm Góc, bất chấp mọi thỏa thuận và đàm phán giữa lãnh đạo hai nước về việc giảm căng thẳng, vẫn tiếp tục công kích Nga. Chính xác là theo đuổi tiếp cận tối đa biên giới của Nga và chiếm lĩnh vị trí cho các cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ của Nga. Như đã biết trước đó, Không quân Mỹ chuyển máy bay ném bom chiến lược Rockwell B-1 Lancer đến Na Uy tại căn cứ không quân Erland.

Theo tuyên bố của Jeffy Harrigian - Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi, điều này đang được thực hiện "để hỗ trợ các đồng minh NATO" và là một phần trong các nhiệm vụ của Lực lượng ném bom. Đồng thời, trên thực tế, không ai có ý định che giấu rằng những "máy bay ném bom chiến lược" này sẽ nhắm cụ thể vào Nga và Bắc Cực của Nga - căn cứ không quân sẽ trở thành nơi triển khai của chúng, nằm cách Vòng Bắc Cực 480km. Gia hạn của START-3 tất nhiên là tốt. Tuy nhiên, mục tiêu và nhiệm vụ của hành động này ở các phía khác nhau của đại dương rõ ràng được hiểu theo những cách hoàn toàn khác nhau - ai đó muốn hòa bình, và ai đó đang chuẩn bị cho chiến tranh.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START
Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START

VOV.VN - Trung Quốc cho rằng, động thái của Mỹ và Nga sẽ góp phần ổn định chiến lược toàn cầu cũng như thúc đẩy hòa bình và an ninh của thế giới.

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START

Trung Quốc hoan nghênh Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START

VOV.VN - Trung Quốc cho rằng, động thái của Mỹ và Nga sẽ góp phần ổn định chiến lược toàn cầu cũng như thúc đẩy hòa bình và an ninh của thế giới.

Quốc tế hoan nghênh Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước New START
Quốc tế hoan nghênh Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước New START

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ sau khi Washington chính thức tuyên bố gia hạn New START.

Quốc tế hoan nghênh Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước New START

Quốc tế hoan nghênh Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước New START

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ sau khi Washington chính thức tuyên bố gia hạn New START.

Tổng thống Nga Putin đã ký luật gia hạn hiệp ước START-3 thêm 5 năm
Tổng thống Nga Putin đã ký luật gia hạn hiệp ước START-3 thêm 5 năm

VOV.VN - Theo Điện Kremlin, việc gia hạn hiệp ước đáp ứng lợi ích quốc gia của Liên bang Nga, cho phép duy trì tính minh bạch và khả năng dự đoán của các mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Mỹ, duy trì sự ổn định chiến lược trên thế giới.

Tổng thống Nga Putin đã ký luật gia hạn hiệp ước START-3 thêm 5 năm

Tổng thống Nga Putin đã ký luật gia hạn hiệp ước START-3 thêm 5 năm

VOV.VN - Theo Điện Kremlin, việc gia hạn hiệp ước đáp ứng lợi ích quốc gia của Liên bang Nga, cho phép duy trì tính minh bạch và khả năng dự đoán của các mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Mỹ, duy trì sự ổn định chiến lược trên thế giới.

Duma quốc gia Nga phê chuẩn thỏa thuận gia hạn Hiệp ước START-3
Duma quốc gia Nga phê chuẩn thỏa thuận gia hạn Hiệp ước START-3

VOV.VN - Tại cuộc họp hôm nay (27/1), Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga đã nhất trí phê chuẩn thỏa thuận do Tổng thống Putin đưa ra, về việc gia hạn Hiệp ước giữa Nga và Mỹ về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược( START-3), đến ngày 5/2/2026 .

Duma quốc gia Nga phê chuẩn thỏa thuận gia hạn Hiệp ước START-3

Duma quốc gia Nga phê chuẩn thỏa thuận gia hạn Hiệp ước START-3

VOV.VN - Tại cuộc họp hôm nay (27/1), Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga đã nhất trí phê chuẩn thỏa thuận do Tổng thống Putin đưa ra, về việc gia hạn Hiệp ước giữa Nga và Mỹ về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược( START-3), đến ngày 5/2/2026 .