Vì sao Israel cung cấp vũ khí cho Azerbaijan dù quan hệ tốt với Armenia?

VOV.VN - Xung đột Nagorno-Karabakh vừa qua chứng kiến sự hiệu quả chết người của vũ khí Israel. Vì sao Israel đồng cảm với Armenia nhưng vẫn cung cấp vũ khí hiện đại cho Azerbaijan?

Từ cuối tháng 9/2020, xung đột quân sự Azerbaijan và Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh đã gia tăng đột biến. Phía Azerbaijan đã sử dụng nhiều phi cơ không người lái (UAV) vũ trang trong các cuộc giao tranh này và gây nhiều thiệt hại về người và vũ khí cho đối phương. 

Thực ra Israel chưa bao giờ có quan điểm chính thức về tranh chấp ở vùng Nagorno-Karabakh. Vùng sơn cước này nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan hiện nay và được Liên Hợp Quốc công nhận thuộc về Azerbaijan. Nhưng người Armenia ở Nagorno-Karabakh đã ly khai khỏi Azerbaijan khoảng 3 thập kỷ và tồn tại trên thực tế như một nước “cộng hòa” (không được quốc tế công nhận nhưng được Cộng hòa Armenia hậu thuẫn).

Gắn kết tình cảm giữa dân Israel và dân Armenia

Israel đã từ lâu có sự kết nối tình cảm với dân tộc Armenia do cùng cảnh ngộ đau thương trong quá khứ. Khu người Armenia ở thành phố Jerusalem là quê hương của một trong những cộng đồng Armenia lâu đời nhất trên trái đất này.

Sợi dây mạnh nhất gắn kết chặt Armenia với nhà nước Do Thái là vụ Diệt chủng nhằm vào người Armenia diễn ra vào thời kỳ từ năm 1915-1923, khi khoảng 1,5 triệu người tộc Armenia đã bị Đế chế Ottoman sát hại có hệ thống. Còn trong Thế chiến 2, Đức Quốc xã thực hiện diệt chủng người Do Thái, giết hại khoảng 6 triệu người Do Thái.

Thành ra, với cả dân tộc Do Thái và dân tộc Armenia, các sự kiện đau thương nói trên đã trở thành một nét đặc biệt trong bản sắc dân tộc. Hầu hết người Do Thái đều đồng cảm với những chuyện khổ đau trong vụ diệt chủng Armenia.

Israel và Armenia cũng có quan hệ thương mại rất phát triển – điều này có ý nghĩa lớn đối với Yerevan. Armenia có 4,8% lượng hàng nhập khẩu là được đưa đến từ Israel, còn hàng nhập khẩu từ Armenia chiếm tới 7,1% lượng hàng nhập khẩu của Israel.

Chính quyền Israel có cách nhìn khác dựa trên các tính toán chiến lược

Khác với phần đông người dân Israel, chính quyền Israel có cách tiếp cận khác, do các lý do địa chính trị.

Trước kia, Israel không chính thức thừa nhận sự tồn tại của vụ diệt chủng Armenia là nhằm bảo vệ mối quan hệ đối tác địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia cho đến nay vẫn tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của cuộc diệt chủng Armenia.

Ngoài ra, Israel hiện có mối quan hệ chiến lược mạnh mẽ hơn với Azerbaijan. Dù là quốc gia đông người Hồi giáo, Azerbaijan đã nhanh chóng công nhận nhà nước Israel sau khi Israel tuyên bố độc lập. Kể từ đó, Azerbaijan đã hướng tới nhà nước Do Thái để tìm kiếm sự hỗ trợ về quân sự và hậu cần.

Trong các năm gần đây, mục tiêu chính trong chính sách của Israel là khống chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Azerbaijan tiếp giáp lãnh thổ với Iran. Theo các rò rỉ thông tin, Azerbaijan đã cho Israel thực hiện một số phi vụ không quân xuất kích từ sân bay trên đất Azerbaijan. Ngoài ra, tình báo Israel được cho là đã sử dụng cơ sở hạ tầng của Azerbaijan để tạo ra các chốt thu bắt thông tin an ninh liên quan đến Iran. Những hành động này đặt Baku vào chỗ có rủi ro bị Iran trả đũa. Mới đây, phía Iran tuyên bố lực lượng của họ đã bắn hạ một phi cơ không người lái do Israel sản xuất và bay lạc sang lãnh thổ của Iran trong quá trình xảy ra giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh.

Tất nhiên không phải người Israel nào cũng hài lòng với chính sách đối ngoại này.

Sự “giằng xé” trong lòng Israel trước vấn đề Armenia

Xu hướng phản đối của người dân Israel đối với chính sách đối ngoại nói trên được thể hiện qua một lời thỉnh cầu được gửi tới Tòa án Tối cao ở Jerusalem, mà theo đó nhà hoạt động thuộc phong trào Phục quốc Israel, Elie Joseph, cho rằng Azerbaijan đã làm những điều không đúng với người Armenia thông qua việc sử dụng vũ khí do Israel cung cấp. Ông này bày tỏ mong ước đất nước mình (tức Israel) sẽ ngừng toàn bộ việc bán vũ khí cho Azerbaijan.

Theo một cuộc điều tra năm 2015, một tỷ lệ lớn người Israel có nhận thức về vụ diệt chủng Armenia (88%) – một trong những mức cao nhất thế giới. Còn trong một cuộc thăm dò dư luận vào năm 2007, đa số áp đảo (82,5%) đồng ý rằng người Do Thái - vẫn mang ký ức lịch sử về cuộc diệt chủng Do Thái, không có quyền phủ nhận các thảm kịch của các dân tộc khác.

Chính vì các lý do này mà nhiều nhân vật Israel nổi bật đã ủng hộ việc công nhận vụ diệt chủng đó, bất chấp các bất lợi về địa chính trị. Bản thân Tổng thống Israel Rivlin cũng từng là một nhân vật ủng hộ nhiệt thành cho việc công nhận đó, khi ông là nghị sĩ trong Quốc hội Israel. Nhiều chính trị gia nổi bật khác trong đảng Likud cầm quyền cũng có quan điểm tương tự.

Ngày 1/8/2016, Ủy ban Giáo dục, Văn hóa, và Thể thao của Quốc hội Israel đã công nhận vụ Diệt chủng người Armenia. Tuy nhiên chính quyền của Thủ tướng Israel Netanyahu đã ngăn một dự luật về điều này được đưa ra bỏ phiếu.

Đảng cánh tả Meretz hiện đang ủng hộ một cách rõ ràng sự nghiệp của người Armenia. Đảng này luôn ủng hộ việc công nhận vụ Diệt chủng nói trên và hiện đang phản đối việc bán vũ khí cho Azerbaijan. Người đứng đầu đảng này, Nitzan Horowitz, đã viết thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz vào hôm 10/10/2020, trong đó có nêu “cung cấp vũ khí vào lúc này là thêm dầu vào lửa... chúng ta phải ngăn nguy cơ cuộc chiến đẫm máu này mở rộng thông qua vũ khí của Israel”.

Nhưng trong bối cảnh Israel phải đóng cửa phần lớn nền kinh tế của mình lần thứ 2 do đại dịch Covid-19 thì hầu hết công dân Israel không có quan điểm mạnh về khu vực Nagorno-Karabakh. Mà Azerbaijan thì lại đang là đồng minh tốt của Israel.

Điều này có nghĩa rằng dù có tâm lý đồng cảm với người Armenia, Israel vẫn sẽ thực hiện chính sách của mình ở vùng Kavkaz theo đường lối chính trị thực dụng. Israel vẫn luôn có thái độ như vậy, vì với tư cách là một quốc gia bị bao vây bởi nhiều kẻ thù, Israel sẽ cố gắng có thêm nhiều bạn bất cứ khi nào có điều kiện. Chừng nào Azerbaijan còn có ích cho Iran trong cuộc đấu tranh giữa Israel và Iran thì chừng đó Israel còn tiếp tục ủng hộ Baku về mặt vật chất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Armenia kêu gọi đàm phán về Nagorno-Karabakh, tìm giải pháp hòa bình dài lâu
Armenia kêu gọi đàm phán về Nagorno-Karabakh, tìm giải pháp hòa bình dài lâu

VOV.VN - Phía Armenia mới đây kêu gọi các bên liên quan trực tiếp đến xung đột Nagorno-Karabakh quay trở lại với đàm phán, tìm kiếm một giải pháp hòa bình dài lâu, đáp ứng được tất cả các bên.

Armenia kêu gọi đàm phán về Nagorno-Karabakh, tìm giải pháp hòa bình dài lâu

Armenia kêu gọi đàm phán về Nagorno-Karabakh, tìm giải pháp hòa bình dài lâu

VOV.VN - Phía Armenia mới đây kêu gọi các bên liên quan trực tiếp đến xung đột Nagorno-Karabakh quay trở lại với đàm phán, tìm kiếm một giải pháp hòa bình dài lâu, đáp ứng được tất cả các bên.

Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ
Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Nguy cơ hàng lang năng lượng ở vùng Kavkaz và châu Âu có thể bị đe dọa nghiêm trọng là điều hiện hữu nếu xung đột giữa Azerbaijan và Armenia mở rộng.

Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ

Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Nguy cơ hàng lang năng lượng ở vùng Kavkaz và châu Âu có thể bị đe dọa nghiêm trọng là điều hiện hữu nếu xung đột giữa Azerbaijan và Armenia mở rộng.

Azerbaijan cứng rắn trong quan điểm về Nagorno-Karabakh, thỏa thuận ngừng bắn mong manh
Azerbaijan cứng rắn trong quan điểm về Nagorno-Karabakh, thỏa thuận ngừng bắn mong manh

VOV.VN - Lệnh ngừng bắn giữa Azerbaijan và Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh được cho là đã bị vi phạm ngay sau khi có hiệu lực. Azerbaijan tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn trong vấn đề chủ quyền.

Azerbaijan cứng rắn trong quan điểm về Nagorno-Karabakh, thỏa thuận ngừng bắn mong manh

Azerbaijan cứng rắn trong quan điểm về Nagorno-Karabakh, thỏa thuận ngừng bắn mong manh

VOV.VN - Lệnh ngừng bắn giữa Azerbaijan và Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh được cho là đã bị vi phạm ngay sau khi có hiệu lực. Azerbaijan tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn trong vấn đề chủ quyền.

Thỏa thuận hòa bình Israel-Bahrain sẽ tái định hình Trung Đông ra sao?
Thỏa thuận hòa bình Israel-Bahrain sẽ tái định hình Trung Đông ra sao?

VOV.VN - Nhiều khả năng nhiều quốc gia Arab nữa sẽ theo chân Bahrain và Israel để ký thỏa thuận hòa bình với Israel, tạo ra cục diện mới ở Trung Đông.

Thỏa thuận hòa bình Israel-Bahrain sẽ tái định hình Trung Đông ra sao?

Thỏa thuận hòa bình Israel-Bahrain sẽ tái định hình Trung Đông ra sao?

VOV.VN - Nhiều khả năng nhiều quốc gia Arab nữa sẽ theo chân Bahrain và Israel để ký thỏa thuận hòa bình với Israel, tạo ra cục diện mới ở Trung Đông.

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?
Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

VOV.VN - Israel và UAE vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau đột phá này, Israel sẽ còn lập quan hệ ngoại giao với những nước Arab nào nữa?

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

VOV.VN - Israel và UAE vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau đột phá này, Israel sẽ còn lập quan hệ ngoại giao với những nước Arab nào nữa?

Nguy cơ chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc hiện ra ngay trước mắt
Nguy cơ chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc hiện ra ngay trước mắt

VOV.VN - Sau một thời kỳ bị bỏ quên, vấn đề Nagorno-Karabakh hiện đang nóng hơn bao giờ hết, có thể biến thành một cuộc chiến tranh tàn khốc.

Nguy cơ chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc hiện ra ngay trước mắt

Nguy cơ chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc hiện ra ngay trước mắt

VOV.VN - Sau một thời kỳ bị bỏ quên, vấn đề Nagorno-Karabakh hiện đang nóng hơn bao giờ hết, có thể biến thành một cuộc chiến tranh tàn khốc.

Sức mạnh đáng sợ của xe tăng Sherman trong tay quân đội Israel
Sức mạnh đáng sợ của xe tăng Sherman trong tay quân đội Israel

VOV.VN - Ý thức được sức mạnh của binh chủng tăng thiết giáp và xe tăng Sherman, Israel đã tích cực sử dụng loại vũ khí này để đối đầu với quân đội khối Arab.

Sức mạnh đáng sợ của xe tăng Sherman trong tay quân đội Israel

Sức mạnh đáng sợ của xe tăng Sherman trong tay quân đội Israel

VOV.VN - Ý thức được sức mạnh của binh chủng tăng thiết giáp và xe tăng Sherman, Israel đã tích cực sử dụng loại vũ khí này để đối đầu với quân đội khối Arab.