Vì sao tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc lại khiến thế giới lo ngại?

VOV.VN - Sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc không phải là một tin mới. Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đã dự báo sẽ tập trung vào chất lượng chứ không phải khối lượng tăng trưởng. Nhưng mọi người đều cảm thấy lo ngại.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng 6,6% trong năm 2018. Ảnh minh họa: BBC

Sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trung Quốc chiếm 1/3 GDP toàn cầu. Các quốc gia sản xuất hàng tiêu dùng, lao động hay xuất khẩu đều phụ thuộc vào Trung Quốc – thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới.

“Bóp méo” những con số

Một lời cảnh báo quan trọng: Những con số tăng trưởng chính thức từ Trung Quốc luôn được “thêm mắm dặm muối”. Có những ý kiến cho rằng, con số tăng trưởng thực chất thấp hơn nhiều so với những gì Bắc Kinh tuyên bố.

Theo một số nhà kinh tế, để tìm ra tỷ lệ tăng trưởng thực tế của Trung Quốc cần phải giảm bớt khoảng 1 điểm % so với con số chính thức mà nước này công bố.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng 6,6% trong năm 2018, mức tăng yếu nhất kể từ năm 1990. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm “đúng” với thực tế nhất có lẽ là khoảng 5,6%, thậm chí thấp hơn.

Tác động ở châu Á

Trong suốt 10 năm qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của phần lớn các nước châu Á. Vì thế nếu tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại và Bắc Kinh mua ít hàng hóa hơn từ các nước trong khu vực, thì tăng trưởng của khu vực này cũng sẽ bị giảm tốc theo.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm từ 6,3% trong năm 2018 xuống 6% trong năm 2019.

Một số quan điểm bi quan hơn cho rằng, một châu Á – khu vực mới nổi của thế giới, cũng sẽ tăng trưởng với tỷ lệ yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, giống như Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể không gây ra sự giảm tốc của Trung Quốc, nhưng nó khiến nhiều người bi quan thêm về sự tăng trưởng kinh tế hiện nay trên toàn cầu.

Khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, người tiêu dùng sẽ mua ít hơn. Niềm tin của các công ty châu Á cũng bị lung lay, cho thấy sự giảm tốc của Trung Quốc là một trong 2 mối lo ngại chính về tăng trưởng năm 2019, cùng với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Ấn Độ vẫn tăng trưởng tốt

Tất nhiên sẽ vẫn có những thông tin lạc quan ở châu Á. Theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ấn Độ - nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới, lại không bán nhiều hàng hóa cho Trung Quốc như những nền kinh tế nhỏ hơn ở châu Á.

WB cũng dự báo Ấn Độ tăng trưởng 7,3% trong năm nay và 7,5% trong 2 năm tới.

Chi tiêu ngày càng gia tăng của tầng lớp trung lưu Ấn Độ dự kiến sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và bất chấp các cuộc bầu cử quan trọng trong năm nay ở Ấn Độ, nền kinh tế nước này sẽ vẫn tăng trưởng đều đặn.

Bắc Kinh hỗ trợ cho vay

Trung Quốc Quốc đã bơm hơn 80 tỷ USD vào hệ thống tài chính để khuyến khích ngân hàng cấp khoản vay cho các công ty để họ có thể thuê thêm người và xây dựng thêm nhà xưởng. Với động thái này, hầu hết các nhà kinh tế đều nhận định rằng đến cuối năm nay các hoạt động kinh tế đều sẽ có chuyển biến tích cực.

Giảm thuế cũng dự kiến được thực hiện trong năm 2019 và nó có thể giúp nâng tăng trưởng của Trung Quốc lên khoảng 0,5 điểm %, theo JP Morgan.

Ngân hàng Nomura của Nhật Bản cũng có nhận định tương tự khi cho rằng, Trung Quốc sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa cuối năm nay và đó là lúc châu Á “tỏa sáng” và sẽ bắt đầu “được đánh giá một cách không thể chối cãi là đầu tàu của nền kinh tế thế giới”. Tất nhiên cũng có những tác động không thể lường trước từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tuy nhiên, về lâu dài thế giới sẽ phải làm quen với tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn của Trung Quốc. “Khi Trung Quốc ngày càng giàu hơn, tỷ lệ tăng trưởng của họ sẽ chậm lại. Tất cả những nền kinh tế thành công đều trải qua điều này. Sự tăng trưởng [của Trung Quốc-ND] sẽ chậm lại đáng kể hơn nữa trong 5-10 năm tới”, chuyên gia kinh tế Mark Williams của Capital Economics nói.

Tất cả những yếu tố kể trên có nghĩa là lần tới khi bạn đón nhận thông tin về việc tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại lại, đừng ngạc nhiên, mà hãy chuẩn bị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt 6,9%
VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt 6,9%

VOV.VN - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,9% năm 2019.

VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt 6,9%

VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt 6,9%

VOV.VN - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,9% năm 2019.

Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ
Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ

VOV.VN - Thời gian qua dù đã vươn lên vị trí lớn số 2 thế giới chỉ sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn từ bên trong.

Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ

Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ

VOV.VN - Thời gian qua dù đã vươn lên vị trí lớn số 2 thế giới chỉ sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn từ bên trong.

Huawei hạ tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2019 xuống 15%
Huawei hạ tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2019 xuống 15%

VOV.VN - Mới đây, ông Nhiệm Chính Phi, nhà sáng lập gã khổng lồ công nghệ viễn thông của Trung Quốc - Tập đoàn Huawei đã tiết lộ mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

Huawei hạ tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2019 xuống 15%

Huawei hạ tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2019 xuống 15%

VOV.VN - Mới đây, ông Nhiệm Chính Phi, nhà sáng lập gã khổng lồ công nghệ viễn thông của Trung Quốc - Tập đoàn Huawei đã tiết lộ mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện
Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện

VOV.VN - Áp lực đang gia tăng lên Chủ tịch Tập Cận Bình khi hàng loạt lễ kỷ niệm lớn của Trung Quốc đang đến gần mà “quả bom thương mại” chưa được xử thấu đáo.

Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện

Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện

VOV.VN - Áp lực đang gia tăng lên Chủ tịch Tập Cận Bình khi hàng loạt lễ kỷ niệm lớn của Trung Quốc đang đến gần mà “quả bom thương mại” chưa được xử thấu đáo.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2019
WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2019

VOV.VN - Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại còn 2,9% trong năm 2019, giảm so với 3% của năm 2018 do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2019

WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2019

VOV.VN - Tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại còn 2,9% trong năm 2019, giảm so với 3% của năm 2018 do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.