Virus corona - dịch bệnh gắn liền với các thuyết âm mưu

VOV.VN -Theo sử sách, mỗi đại dịch xảy ra luôn đi kèm cùng với những luồng thông tin sai lệch và các học thuyết âm mưu được truyền bá.

Trái với những câu chuyện hư cấu được đồn thổi, virus corona hoàn toàn không phải rò gỉ từ một phòng thí nghiệm quân sự của Trung Quốc hay Mỹ. Người Albania không có cấu trúc gen miễn dịch với virus gây chết người này. Thủ tướng Bulgaria Bojko Borissov không có phép thuật nào để bảo vệ mình khỏi phơi nhiễm với virus COVID-19, cho dù một thầy bói đã từng tuyên bố điều này trên đài truyền hình quốc gia Bulgaria.

Gần đây, vô số những thông tin giả mạo và sai lệch ngập tràn trên mạng Internet. Ví dụ, một youtuber nổi tiếng đă đăng tải những video giải thích lý do virus corona xuất hiện. Vốn có hàng trăm ngàn người theo dõi trên YouTube và Facebook, Dana Ashlie lý giải COVID-19 xuất hiện vì công nghệ di động 5G được triển khai tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), tâm dịch hiện nay. Một số nguồn tin trên mạng thậm chí còn cho rằng uống bia có tên gọi Corona của Mexico có thể giúp xua tan những lo sợ, hoang mang do virus corona gây ra.

Khi các từ khoá COVID-19 hay SARS-CoV-2 choán trên các tiêu đề bài báo, không có gì đáng ngạc nhiên khi những thông tin sai lệch về virus corona gia tăng. Đó là lý do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một chuyên trang để đính chính những nguồn tin sai lệch về cách chữa trị căn bệnh này và con đường truyền bệnh của virus này.

Các học thuyết âm mưu vốn đã tồn tại từ lâu

Theo sử sách, mỗi đại dịch xảy ra luôn đi kèm cùng với những thông tin sai lầm và các học thuyết âm mưu được truyền bá.

Song chính xác điều gì sẽ được khẳng định sau đó? Giáo sư Micheal Butter giảng dạy ở Đại học Tübingen cho biết các học thuyết âm mưu có xu hướng truyền bá rằng một nhóm đang âm mưu kiểm soát và phá huỷ một thể chế, một đất nước hay toàn thế giới.

Dưới đây là những đại dịch trong lịch sử đã làm rúng động thế giới:

Đại dịch hạch Cái chết Đen

Đại dịch 'Cái chết Đen' đã cướp đi sinh mạng trên 1/3 dân số châu Âu

Đây là một đại dịch gây ra chết chóc kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại với số người chết lên tới 200 triệu người tại ba châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi. Vào thế kỷ 14, khi dịch bệnh này xuất hiện tại châu Âu và cướp đi trên 1/3 dân số châu Âu, không ai biết căn nguyên gây ra bệnh này. Không lâu sau đó, những tin đồn vô cớ nổi lên cho rằng người Do Thái là thủ phạm gây ra “Cái chết đen” bằng cách cho thuốc độc vào các giếng khoan để kiểm soát thế giới. Chủ nghĩa bài Do Thái từ đó nổi lên trên khắp châu Âu và người Do Thái bị tàn sát và buộc phải tha hương.

Đại dịch cúm Tây Ban 1918

Trong giai đoạn từ năm 1918 đến 1920, dịch cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng từ 25 đến 50 triệu người, cao hơn con số người thiệt mạng trong Thế chiến I kết thúc đúng năm vào dịch cúm này bùng phát. Điều đặc biệt ở đại dịch này là những người trong độ tuổi sung mãn (20 đến 40) dễ bị tổn thương nhất và đàn ông có nguy cơ mắc bệnh và tử vong hơn đàn bà. Số người tử vong ở châu Á và châu Phi được ghi nhận cao hơn châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Mầm mống gây ra virus này vẫn là một điều bí ẩn và cho đến những năm 1930 một số người vẫn tin rằng quân đội Đức đã tạo ra mầm bệnh và sử dụng nó như là một vũ khí.

Các bệnh nhân trong dịch cúm Tây Ban nha tại pháo đài Riley, Kansas (Mỹ) vào năm 1918
 

Dịch bệnh bọ cánh cứng ở Đông Đức

Khi dịch bệnh bọ cánh cứng khoai tây Colorado vào năm 1950 đe doạ huỷ hoại toàn bộ vụ mùa khoai tây ở Đông Đức, chính quyền Đông Đức cũ đã mau chóng đổ lỗi cho Mỹ. Để đánh lạc hướng sự chú ý tới những thất bại của mình, Đông Đức đã buộc tội Mỹ đã gây ra dịch bệnh này để phá hoại nền kinh tế Đông Đức.

Chiến dịch Detrick

Khi căn bệnh thế kỷ AIDS bắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào những năm 1980, cũng là lúc dấy lên những luồng thông tin sai lệch về căn bệnh này. Vào năm 1983, cơ quan tình báo Liên Xô KGB cáo buộc Mỹ đã phát triển AIDS tại pháo đài Detrick để sử dụng làm vũ khí sinh học và thử nghiệm nó đối với các tù binh, các nhóm người thiểu số và những người đồng tính. Cơ quan này còn cho biết Mỹ đã cố tình đánh lạc hướng dư luận với tuyên bố căn bệnh này xuất phát từ lục địa đen.

Vào năm 1985, giáo sư sinh học người Đức gốc Nga Jacob Segal thậm chí công bố một nghiên cứu khoa học giả củng cố thuyết âm mưu này. Và thậm chí mặc dù nhiều nhà sinh học và các chuyên gia y tế bác bỏ những luận điệu không căn cứ này là nhảm nhí, thuyết âm mưu này vẫn phổ biến đến hiện nay.

Dịch bệnh Ebola

Vào giữa thập niên 1990 khi Liên Xô sụp đổ, các cơ quan y tế quốc gia phần lớn đã kiểm soát được căn bệnh AIDS. Tuy nhiên, lúc này tại châu Phi lại bùng phát dịch bệnh Ebola. Nhiều người theo thuyết âm mưu trước đây đã chỉ trích AIDs được tạo ra ở các phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ lúc này cho rằng virus Ebola là vũ khí sinh học do Mỹ hay Anh chế tạo.

Thời đại công nghệ số là bệ phóng cho việc phát tán thông tin sai lệch

nhanh hơn

Một loạt các bệnh được gắn với  các chương trình vũ khi sinh học bí mật của Mỹ, trong khi một số người theo thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 là vũ khi sinh học do Trung Quốc chế tạo.

Tuy nhiên, các học thuyết âm mưu này dựa trên lập luận không có sự kiểm chứng. Các âm mưu có xu hướng nổi lên trong những giai đoạn đầu của mỗi đại dịch khi có ít thông tin về nguồn gốc và cơ chế truyền bệnh.

Trong khi đó, cách mạng số càng làm lan nhanh tốc độ tin đồn và thông tin giả. Các tin đăng tải trên mạng đã được chia sẻ 'thần tốc' rên mạng xã hội và thông qua các ứng dụng messenger, nhanh hơn khả năng các cơ quan y tế có thẩm quyển có thể bác bỏ. Công nghệ số tạo điều kiện để các học thuyết âm mưu lan nhanh đến chóng mặt.

COVID-19 chỉ có được kiềm chế thông qua nghiên cứu khoa học, thực hiện vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo người bị phơi nhiễm được điều trị y tế đầy đủ. Tương tự. giáo dục và sự hiểu biết về truyền thông cũng như sức khoẻ tinh thần tốt cần được tuyên truyền, đồng thời chúng ta cần biết nhận diện, sàng lọc và xử lý nguồn thông tin trong thời đại số một cách thông minh và đúng đắn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, có tiếp xúc với ca thứ 34
Việt Nam thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, có tiếp xúc với ca thứ 34

VOV.VN -Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc Covid-19. Các trường hợp này đều tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 34. 

Việt Nam thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, có tiếp xúc với ca thứ 34

Việt Nam thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, có tiếp xúc với ca thứ 34

VOV.VN -Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc Covid-19. Các trường hợp này đều tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 34. 

Infographics: 2 du khách Anh mắc Covid-19 di chuyển những đâu tại Đà Nẵng?
Infographics: 2 du khách Anh mắc Covid-19 di chuyển những đâu tại Đà Nẵng?

VOV.VN - Tính tới thời điểm hôm nay (11/3), tạm thời xác minh được có 119 người tiếp xúc gần (F1), đã lấy mẫu xét nghiệm được 55 người diện F1.

Infographics: 2 du khách Anh mắc Covid-19 di chuyển những đâu tại Đà Nẵng?

Infographics: 2 du khách Anh mắc Covid-19 di chuyển những đâu tại Đà Nẵng?

VOV.VN - Tính tới thời điểm hôm nay (11/3), tạm thời xác minh được có 119 người tiếp xúc gần (F1), đã lấy mẫu xét nghiệm được 55 người diện F1.

Kiểm soát chặt xuất nhập cảnh trước diễn biến mới dịch Covid-19
Kiểm soát chặt xuất nhập cảnh trước diễn biến mới dịch Covid-19

VOV.VN - Các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đề xuất các cảng hàng không quốc tế bố trí khu riêng phục vụ cho khách quá cảnh.

Kiểm soát chặt xuất nhập cảnh trước diễn biến mới dịch Covid-19

Kiểm soát chặt xuất nhập cảnh trước diễn biến mới dịch Covid-19

VOV.VN - Các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đề xuất các cảng hàng không quốc tế bố trí khu riêng phục vụ cho khách quá cảnh.