Thanh tra kịp thời, tránh để vi phạm nhỏ tích tụ thành vi phạm lớn

VOV.VN - Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tổ chức kịp thời để sớm phát hiện những gì chưa đúng, chưa sát, phát hiện những biểu hiện vi phạm từ sớm, từ xa, từ khi mới manh nha.

Thanh tra, kiểm tra kịp thời để sớm phát hiện vi phạm 

Tại Hội nghị triển khai công tác ngành Thanh tra năm 2023 diễn ra ngày 6/1, các bộ, ngành, địa phương đều khẳng định thanh tra và công tác thanh tra có vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành.

Thực tế chứng minh, muốn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trước hết phải gắn kết giữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành với việc thanh tra, kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện để kịp thời phát hiện những gì chưa đúng, chưa sát, tính khả thi không cao, đồng thời phát hiện những biểu hiện vi phạm từ sớm, từ xa, từ khi mới manh nha, tránh tích tụ thành vi phạm, tội phạm.

Theo Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, trong năm 2022, toàn lực lượng CAND đã thực hiện hơn 400 cuộc thanh tra, với hơn 4000 kiến nghị, đề xuất; tham mưu hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật và ban hành 5 thông tư, 17 quy trình công tác về thanh tra trong CAND; tiếp trên 14.000 lượt công dân, tiếp nhận xử lý trên 36.000 đơn thư các loại; tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo của CAND các cấp đã đạt 92%, cao hơn 7% so với chỉ tiêu được giao.

Lực lượng công an đã phối hợp giải quyết giảm thiểu nhiều vụ việc khiếu kiện đông người và vượt cấp; Kịp thời ngăn chặn nhiều hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, khiếu kiện để chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh trật tự.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ cũng đề nghị tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan công an trong công tác tổ chức tiếp công dân; giải quyết khiếu nại tố cáo; trong điều tra, trong phòng chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực…

Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, ông Nguyễn Văn Thơm - Chánh Thanh tra tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2022, ngành Thanh tra tỉnh đã thực hiện 95 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, tài chính-ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, an sinh xã hội.

Qua thanh tra, phát hiện sai phạm về kinh tế phải xử lý hơn 18,5 tỷ đồng và 156 ha đất các loại; kiến nghị kiểm điểm, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với 39 tập thể và 44 cá nhân; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 2 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Từ những kết quả trên, ông Nguyễn Văn Thơm đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo tổ chức hoạt động của đoàn thanh tra. Theo ông, cần tăng cường sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, chặt chẽ, kịp thời của người ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thanh tra, nghị định của Chính phủ...

“Cần lựa chọn đúng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra. Đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của một cuộc thanh tra. Phải xem xét, lựa chọn trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn đảm bảo phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với nội dung, tính chất của từng cuộc thanh tra”, Chánh thanh tra tỉnh Bình Định cho biết.

Xử lý nghiêm hành vi hách dịch, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra

Một trong những đổi mới của Thanh tra tỉnh Bình Định trong những năm qua là đã chỉ đạo một số đoàn thanh tra rút hồ sơ, tài liệu liên quan về trụ sở làm việc của Thanh tra tỉnh để tiến hành kiểm tra, xem xét, nhằm rút ngắn thời gian làm việc trực tiếp, tránh gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được thanh tra.

Các dự thảo kết luận thanh tra đều được lãnh đạo Thanh tra tỉnh tổ chức họp, tham gia ý kiến trước khi ban hành nhằm đảm bảo kết luận thanh tra chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao....

Theo ông Nguyễn Văn Thơm, một kinh nghiệm khác ở địa phương này áp dụng đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với phương châm lấy phòng là chính, từ xa, từ sớm, từ cơ sở, tăng cường phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp, nhất là trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Tại Hội nghị triển khai công tác ngành Thanh tra, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, năm 2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan trong triển khai Luật Thanh tra; xây dựng, dự thảo nghị định về tổ chức hoạt động của thanh tra ngành tài chính. Đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp vi phạm về quản lý tài chính, quản lý tài sản, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước để ngăn chặn, xử lý kịp thời.

“Bộ tiếp tục chú trọng công tác cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hải quan trong toàn ngành. Tăng cường đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nộp thuế, kê khai hải quan nhằm kịp thời phát hiện hành vi vi phạm mới của đối tượng. Qua đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống các hành vi gian lận, hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý thông tin phục vụ thanh tra, kiểm tra ngành tài chính...”, ông Cao Anh Tuấn đồng thời cho biết, Bộ Tài chính sẽ xử lý nghiêm hành vi hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra, cho người dân và doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo
Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Thanh tra tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Thanh tra tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực
Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực

VOV.VN - Đã có hơn 430.000 người kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ, 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.

Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực

Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực

VOV.VN - Đã có hơn 430.000 người kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ, 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ

VOV.VN - Mặc dù Ban chỉ đạo PCTN, TC ở các địa phương mới được thành lập nhưng đã có những bước chuyển động mạnh mẽ, tạo niềm tin cho người dân và tạo sự răn đe đối với cán bộ, đảng viên.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ

VOV.VN - Mặc dù Ban chỉ đạo PCTN, TC ở các địa phương mới được thành lập nhưng đã có những bước chuyển động mạnh mẽ, tạo niềm tin cho người dân và tạo sự răn đe đối với cán bộ, đảng viên.