Xung đột Nga - Ukraine định hình lại trật tự thế giới

VOV.VN - Các chuyên gia không ngừng cảnh báo về nguy cơ xung đột ở Ukraine leo thang thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. Thế giới đứng trước nhiều bất ổn và thay đổi trật tự đã được thiết lập kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

10 tháng trôi qua, nhưng cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo theo những tác động nghiêm trọng đến thế giới chưa có dấu hiệu kết thúc. Các tuyên bố được đưa ra cho thấy, mỗi bên đều quyết tâm đạt được mục tiêu của mình và chưa nhìn thấy triển vọng đàm phán hòa bình.

Đối đầu “Đông-Tây” đằng sau chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine

Ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine nhằm phi quân sự hóa, phi phát xít hóa - làm sạch lãnh thổ nước này khỏi những kẻ dân tộc chủ nghĩa, tân phát xít; giải phóng Donbass, bảo vệ những người dân nói tiếng Nga ở đây khỏi sự diệt chủng trong suốt 8 năm, kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chính quyền ở Kiev vào năm 2014; đảm bảo an ninh cho Nga trước nguy cơ Ukraine bị Mỹ và NATO biến thành bàn đạp chống lại nước này. Trước đó, cuối năm 2021, Nga đã gửi các dự thảo về đảm bảo an ninh tới Mỹ và NATO, trong đó đề xuất không kết nạp Ukraine, cũng như các nước thuộc Liên Xô trước đây vào liên minh, không tiến hành các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine, rút các lực lượng của NATO ở phía Đông về vị trí trước năm 1997. Nhưng những đề xuất của Nga đã không được chấp nhận.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, Mỹ có ba mục tiêu trong cuộc xung đột ở Ukraine: Làm suy yếu toàn diện Nga, ổn định chế độ ở Ukraine và thúc đẩy châu Âu đi theo chính sách của Mỹ. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 12/1991, quan hệ giữa các cường quốc suy yếu và thế giới bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa. Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine đang đưa thế giới trở lại thời kỳ đối đầu giữa các cường quốc.

Theo giới quan sát, cho đến ngày 24/2/2022, tình hình quốc tế xung quanh Ukraine có thể được so sánh theo nghĩa bóng với vị trí phòng thủ trong Thế chiến I. Cả hai bên Nga và phương Tây đang chuẩn bị vượt qua tình thế này để phá vỡ thế bế tắc. Câu hỏi duy nhất là ai sẽ thực hiện bước quyết định đầu tiên. Nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế liên kết sự bùng nổ chiến sự với những thất bại trong chính sách của Nga đối với Ukraine. Các nỗ lực đàm phán với Kiev và thuyết phục họ tuân thủ các thỏa thuận Minsk đã không thành công. 

Tác động đến thế giới

Ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, các nước phương Tây một mặt họ cung cấp vũ khí, tài chính cho Ukraine, mặt khác áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm phá hủy nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, tác dụng ngược từ các hạn chế đối với dầu thô, khí đốt giá rẻ của Nga, khiến châu Âu đối mặt với lạm phát cao, do giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh.

Dòng người tị nạn từ Ukraine gây thêm gánh nặng xã hội cho các nước châu Âu, gia tăng căng thẳng xã hội. Nhiều nước đã đối mặt với tình trạng biểu tình, phản đối các chính sách của chính phủ. Ở một số nước đã phải thay đổi giới cầm quyền do dân chúng không hài lòng với các hoạt động của họ. Mâu thuẫn gia tăng giữa các quốc gia thành viên EU trong các chính sách trừng phạt Nga liên quan lĩnh vực năng lượng. Chuyên gia cảnh báo, các doanh nghiệp công nghiệp châu Âu sẽ dừng hoạt động hoặc chuyển sang Mỹ, do giá năng lượng tăng cao. EU đã trở thành bên bị tổn thương nhiều nhất.

Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, cần đánh giá riêng quan điểm của Mỹ và Anh, những nước đi đầu trong ủng hộ Ukraine và chống Nga. 

Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo, cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng và tổn hại cho tương lai của toàn cầu, cũng như làm tăng nguy cơ mất kiểm soát và một cuộc khủng hoảng hạt nhân. Họ mô tả đây là thách thức chiến lược quan trọng nhất và là sự bất ổn nghiêm trọng nhất mà thế giới hiện nay phải đối mặt.

Tình thế giằng co, chưa thấy triển vọng đàm phán

10 tháng đã trôi qua, nhưng cả Ukraine và Nga đều không sẵn sàng dừng cuộc chiến, bất chấp những tổn thất phát sinh. Kiev muốn lấy lại các vùng lãnh thổ, bao gồm Crimea. Trong khi đó, Nga thay đổi chiến thuật, tái bố trí, bổ sung thêm lực lượng, để giành ưu thế trên chiến trường.

Cho đến nay, nếu không có sự hỗ trợ quân sự của phương Tây, Kiev có thể đã bị đánh bại. Nhưng phương Tây vẫn chưa cung cấp đủ pháo hoặc các loại vũ khí khác, như máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa để Kiev có thể đẩy lùi quân đội Nga. Các chính trị gia nói về sự cần thiết buộc Nga quay trở lại biên giới trước zung đột, nhưng không cung cấp đủ phương tiện vật chất cho việc này. Phương Tây muốn kéo dài xung đột để làm suy yếu Nga. Đồng thời, họ cố gắng kiểm soát để không biến thành leo thang trực tiếp với Nga. Việc Nga sở hữu vũ khí hạt nhân là lằn ranh mà phương Tây chưa dám vượt qua. Mặc dù vậy, mới đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ lo ngại rằng, cuộc chiến ở Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và NATO. Ông nói thêm rằng, điều quan trọng là phải tránh một cuộc xung đột "liên quan đến nhiều quốc gia ở châu Âu và trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Âu".

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho rằng, đàm phán hòa bình ở Ukraine khó có thể diễn ra trong tương lai gần, cuộc đối đầu quân sự sẽ tiếp tục. Giám đốc CIA William Burns tin rằng, không có cuộc đàm phán nào về một giải pháp hòa bình xung quanh Ukraine, bởi chính Nga không có tâm trạng tiến hành chúng.

Về phần mình, giới lãnh đạo Nga luôn tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng phía Ukraine phải thiện chí. Gần đây, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, Nga không có ý định rút quân khỏi khu vực vực đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt trước cuối năm nay. Theo ông Peskov, phía Ukraine cần tính đến những thực tế, đó là “các chủ thể mới đã xuất hiện ở Liên bang Nga, do kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân diễn ra ở các vùng lãnh thổ này”.

Còn trong một cuộc phỏng vấn, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông nghe thấy những lời kêu gọi đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng không thấy chúng có ích gì. Thậm chí trước đó, ông đã nói rằng, việc rút quân đội Nga đến biên giới năm 1991 là cách cách duy nhất để chấm dứt chiến sự ở Ukraine.

Trước đó, vòng đàm phán cuối cùng giữa Nga và Ukraine, diễn ra hồi tháng 3 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã đi vào bế tắc. Kiev từ chối tiếp tục đàm phán về các thỏa thuận, trong đó có các đảm bảo an ninh cho Ukraine. Nga cáo buộc Mỹ không cho Ukraine đàm phán. Theo các chuyên gia, Mỹ đang cố gắng tận dụng tối đa cuộc giao tranh đang diễn ra, đặc biệt, để chuyển số lượng công ty và đầu tư tối đa từ châu Âu sang Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đã thông qua luật khuyến khích các công ty châu Âu chuyển đến Mỹ. Mỹ cũng hưởng lợi khi bán được nhiều LNG cho châu Âu do các hạn chế của khối này đối với lĩnh vực năng lượng của Nga.

Sự khởi đầu của chiến dịch quân sự ở Ukraine không chỉ thay đổi tiến trình lịch sử Nga mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chính trị và kinh tế thế giới. Mới nhất, phát biểu tại Đại hội đầu tiên của thiếu nhi và thanh niên Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, “những thay đổi lớn đang diễn ra ngày nay không chỉ ở Nga, cả thế giới đang thay đổi. Đây là một sự thay đổi theo hướng tốt hơn. Và tôi hy vọng rằng, với những hành động, việc làm, quyết tâm của chúng ta, đồng thời với sự cởi mở về ý định, kế hoạch, nguyên tắc của chúng ta, chúng ta sẽ có thể làm cho thế giới trở nên công bằng hơn - nơi tất cả các dân tộc thực sự bình đẳng, nơi mọi người đều có quyền được tôn trọng, tuân theo truyền thống của họ, nói ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, tôn vinh tổ tiên của họ và nơi mọi người có cơ hội tự nhận thức tối đa, bất kể một người lớn lên trong điều kiện nào, xuất thân từ gia đình nào”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Ukraine thông báo đang trên đường tới Mỹ
Tổng thống Ukraine thông báo đang trên đường tới Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 21/12 cho biết ông đang trên đường tới Mỹ. Ông sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ.

Tổng thống Ukraine thông báo đang trên đường tới Mỹ

Tổng thống Ukraine thông báo đang trên đường tới Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 21/12 cho biết ông đang trên đường tới Mỹ. Ông sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ.

Xung đột Nga-Ukraine đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà cung cấp vũ khí uy tín
Xung đột Nga-Ukraine đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà cung cấp vũ khí uy tín

VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine kể từ khi bùng phát hồi tháng 2/2022 đã đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành các nhà xuất khẩu vũ khí chủ chốt.

Xung đột Nga-Ukraine đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà cung cấp vũ khí uy tín

Xung đột Nga-Ukraine đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà cung cấp vũ khí uy tín

VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine kể từ khi bùng phát hồi tháng 2/2022 đã đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành các nhà xuất khẩu vũ khí chủ chốt.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 20/12
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 20/12

VOV.VN -  24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến xung đột tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm Belarus của Tổng thống Putin và việc Nga tuyên bố bắn hạ 4 tên lửa do Mỹ sản xuất phóng vào khu vực Belgorod

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 20/12

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 20/12

VOV.VN -  24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến xung đột tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm Belarus của Tổng thống Putin và việc Nga tuyên bố bắn hạ 4 tên lửa do Mỹ sản xuất phóng vào khu vực Belgorod

Tổng thống Ukraine Zelensky có thể tới Mỹ gặp Tổng thống Biden
Tổng thống Ukraine Zelensky có thể tới Mỹ gặp Tổng thống Biden

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang lên kế hoạch gặp nhau tại Nhà Trắng vào ngày 22/12, CNN dẫn 2 nguồn tin cho biết.

Tổng thống Ukraine Zelensky có thể tới Mỹ gặp Tổng thống Biden

Tổng thống Ukraine Zelensky có thể tới Mỹ gặp Tổng thống Biden

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang lên kế hoạch gặp nhau tại Nhà Trắng vào ngày 22/12, CNN dẫn 2 nguồn tin cho biết.

Cách dùng binh của tư lệnh Nga trong cuộc xung đột với Ukraine
Cách dùng binh của tư lệnh Nga trong cuộc xung đột với Ukraine

VOV.VN - Dự báo tướng Surovikin, Tư lệnh toàn bộ lực lượng Nga ở Ukraine sẽ áp dụng nhiều chiến thuật quân sự và chính trị để phòng thủ chặt rồi sớm mở các cuộc tấn công mới, từ đó mở rộng vùng kiểm soát của Nga trên lãnh thổ nước láng giềng.

Cách dùng binh của tư lệnh Nga trong cuộc xung đột với Ukraine

Cách dùng binh của tư lệnh Nga trong cuộc xung đột với Ukraine

VOV.VN - Dự báo tướng Surovikin, Tư lệnh toàn bộ lực lượng Nga ở Ukraine sẽ áp dụng nhiều chiến thuật quân sự và chính trị để phòng thủ chặt rồi sớm mở các cuộc tấn công mới, từ đó mở rộng vùng kiểm soát của Nga trên lãnh thổ nước láng giềng.

Bí mật bên trong nơi phát triển “vũ khí” không thuốc súng của Ukraine
Bí mật bên trong nơi phát triển “vũ khí” không thuốc súng của Ukraine

VOV.VN - Trong một tòa nhà văn phòng ở ngoại ô thành phố Zaporizhzhia, các binh sỹ Ukraine đang nghiên cứu thứ mà họ cho là "vũ khí quyết định" trong nỗ lực đẩy lùi quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ.

Bí mật bên trong nơi phát triển “vũ khí” không thuốc súng của Ukraine

Bí mật bên trong nơi phát triển “vũ khí” không thuốc súng của Ukraine

VOV.VN - Trong một tòa nhà văn phòng ở ngoại ô thành phố Zaporizhzhia, các binh sỹ Ukraine đang nghiên cứu thứ mà họ cho là "vũ khí quyết định" trong nỗ lực đẩy lùi quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ.