Xung đột Nga-Ukraine sang giai đoạn mới, phương Tây khó viện trợ vũ khí cho Kiev

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, việc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine là điều không dễ dàng. Vấn đề này khá tốn kém và đối với một số quốc gia cung cấp vũ khí cho Kiev, họ phải đối mặt với rủi ro về chính trị.

Danh sách vũ khí Ukraine được cung cấp đang ngày càng dài hơn, bao gồm các loại vũ khí như máy bay không người lái, các loại pháo hiện đại của Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, Ukraine còn nhận được vũ khí chống tăng của Na Uy và các nước khác; xe bọc thép và tên lửa chống hạm của Anh; tên lửa đất đối không Stinger của Mỹ, Đan Mạch và các quốc gia khác.

Khó duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine

Tuy nhiên, việc duy trì viện trợ quân sự là điều không dễ dàng. Vấn đề này khá tốn kém và đối với một số quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine, họ phải đối mặt với rủi ro về chính trị. Vũ khí đang được đưa ra khỏi kho dự trữ của phương Tây và một thời điểm nào đó các kho vũ khí này sẽ cần được bổ sung.

Đó là lý do tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 27/4 tại căn cứ không quân Ramstein của Đức để tìm ra cách duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine, vào thời điểm hiện tại và về lâu dài. Các bộ trưởng quốc phòng và các quan chức quân sự từ khoảng 40 quốc gia sẽ tham gia cuộc họp này.

Bộ trưởng Austin nói rằng mục tiêu không chỉ là hỗ trợ các hệ thống phòng thủ của Ukraine mà còn giúp họ giành ưu thế trước một lực lượng tấn công lớn.

“Chúng tôi tin rằng họ có thể giành chiến thắng nếu có thiết bị và sự hỗ trợ phù hợp”, ông Austin nói hôm 25/4 tại Ba Lan, sau khi trở về từ chuyến thăm Ukraine với Ngoại trưởng Antony Blinken. Tại cuộc gặp này, hai quan chức Mỹ và Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng thảo luận về nhu cầu quân sự của Ukraine.

Nga hiện đang giành lợi thế nhất định trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến khi tập trung vào chiến trường Donbass, ở miền đông Ukraine. Không còn chiến đấu tại các trung tâm đô thị đông đúc, lực lượng của Nga và Ukraine đang đối đầu trên những địa hình rộng rãi hơn. Nga đang tập trung nhiều binh lính và hỏa lực hơn ngay cả khi Mỹ và các đồng minh NATO cung cấp pháo và các loại vũ khí hạng nặng khác tới khu vực. 

Lầu Năm Góc đang cung cấp 90 hệ thống pháo hiện đại của quân đội Mỹ, cùng với 183.000 viên đạn và các loại vũ khí khác có thể mang lại cho Ukraine lợi thế quan trọng trong các trận chiến. Mỹ cũng đang sắp xếp huấn luyện nhiều binh lính Ukraine hơn sử dụng các loại vũ khí chủ chốt, bao gồm cả pháo và hai loại máy bay không người lái vũ trang.

Ngày 26/4, Bộ trưởng Austin và Ngoại trưởng Blinken đã công bố tổng cộng 713 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine và 15 quốc gia đồng minh cũng như các đối tác, trong đó khoảng 322 triệu USD dành cho Ukraine, một phần để giúp nước này chuyển đổi sang các hệ thống phòng không và vũ khí tiên tiến hơn. Phần còn lại sẽ được chia cho các thành viên NATO và các nước khác đã cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xảy ra chiến dịch quân sự.

Khoản viện trợ như vậy khác với sự hỗ trợ quân sự trước đây của Mỹ cho Ukraine. Đây không phải là viện trợ vũ khí và thiết bị từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc mà là tiền mặt mà các quốc gia có thể sử dụng để mua từ các nguồn cung cấp.

Điều Tổng thống Putin không mong muốn

Ukraine cho biết họ cần nhiều sự viện trợ hơn nữa, bao gồm hệ thống phòng không tầm xa, máy bay chiến đấu, xe tăng và hệ thống tên lửa phóng nhiều lần.

“Mỹ hiện có thể đang dẫn đầu trong nỗ lực đảm bảo quá trình chuyển đổi của Ukraine sang vũ khí kiểu phương Tây và trong việc huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine. Tôi tiếc rằng điều này đã không diễn ra ngay từ đầu chiến dịch quân sự của Nga”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói.

“Những điều đã xảy ra cho thấy Tổng thống Putin đang đối mặt với những gì ông ấy không muốn. Ukraine đang nhận được nhiều vũ khí hơn từ Mỹ và châu Âu”, Philip Breedlove, một tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu, từng là chỉ huy hàng đầu của NATO ở châu Âu từ năm 2013-2016, cho biết.

Nga đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Mỹ để cảnh báo về “những hậu quả khó lường” nếu Washington và đồng minh tiếp tục gửi vũ khí hạng nặng cho Kiev.

“Các loại vũ khí trị giá tới 800 triệu USD sẽ được Washington gửi cho Kiev. Đó là một con số khổng lồ và điều đó không đóng góp bất kỳ điều gì cho việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao hoặc giải quyết vấn đề”, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Anatoly Antonov nói.

Đáp lại, Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của chính phủ Nga về việc chính quyền Tổng thống Biden phải dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 25/4 cho biết, chính quyền Tổng thống Biden sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

AP nhận định rằng sự phức tạp của việc duy trì viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine là một lời nhắc nhở về những mối đe dọa đang xảy ra.

Trước khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Tổng thống Putin nói rằng Nga không thể dung thứ cho nỗ lực của phương Tây nhằm giúp Ukraine trở thành thành viên của NATO.

Ông Putin đã phản đối yêu cầu gia nhập NATO của Ukraine và cho rằng không nên mở rộng NATO sang những nước từng thuộc Liên Xô.

Có rất ít triển vọng về việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng cuộc tấn công của Nga trên thực tế đã đưa NATO đến gần Ukraine hơn. Điều này đã thúc đẩy triển vọng của Ukraine trong việc xây dựng sự phòng thủ thành công, ngay ở khu vực phía Đông Donbass, nơi Nga đang nắm giữ những lợi thế nhất định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai quan chức hàng đầu Mỹ công bố viện trợ mới trong chuyến thăm Kiev
Hai quan chức hàng đầu Mỹ công bố viện trợ mới trong chuyến thăm Kiev

VOV.VN - Trong chuyến thăm Ukraine của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Washington đã công bố gói hỗ trợ quân sự mới cho Kiev và tăng cường ngoại giao.

Hai quan chức hàng đầu Mỹ công bố viện trợ mới trong chuyến thăm Kiev

Hai quan chức hàng đầu Mỹ công bố viện trợ mới trong chuyến thăm Kiev

VOV.VN - Trong chuyến thăm Ukraine của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Washington đã công bố gói hỗ trợ quân sự mới cho Kiev và tăng cường ngoại giao.

Phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga
Phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga

VOV.VN - Bất chấp những cảnh báo của Nga rằng những đoàn vận chuyển vũ khí tới Ukraine sẽ bị coi là mục tiêu hợp pháp, phương Tây vẫn tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev dưới nhiều hình thức.

Phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga

Phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga

VOV.VN - Bất chấp những cảnh báo của Nga rằng những đoàn vận chuyển vũ khí tới Ukraine sẽ bị coi là mục tiêu hợp pháp, phương Tây vẫn tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev dưới nhiều hình thức.

Tổng thống Mỹ công bố gói viện trợ quân sự bổ sung 800 triệu USD cho Ukraine
Tổng thống Mỹ công bố gói viện trợ quân sự bổ sung 800 triệu USD cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/4 đã công bố gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine để giúp đỡ nước này trong bối cảnh Nga đang tăng cường các hoạt động quân sự ở khu vực Donbass.

Tổng thống Mỹ công bố gói viện trợ quân sự bổ sung 800 triệu USD cho Ukraine

Tổng thống Mỹ công bố gói viện trợ quân sự bổ sung 800 triệu USD cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/4 đã công bố gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine để giúp đỡ nước này trong bối cảnh Nga đang tăng cường các hoạt động quân sự ở khu vực Donbass.