Ý nghĩa việc đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái với sự ổn định ở Afghanistan

VOV.VN - Afghanistan sẽ không thể thành công, không thể xây dựng nền kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy quản trị mà không khai thác trí tuệ, sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo của một nửa dân số.

Phụ nữ Afghanistan buộc phải sống ẩn dật trong những tháng gần đây để giữ an toàn cho gia đình khi đất nước chìm trong bất ổn, bất an, bạo lực nhằm vào phụ nữ, các mối đe dọa từ Taliban và tác động tàn khốc của đại dịch Covid-19.

Một số người có thể cho rằng, với chủ trương của Tổng thống Biden rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan thì giờ đây, những thách thức mà phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan phải đối mặt không còn là chuyện của Mỹ nữa. Nhưng có lẽ mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nếu Mỹ muốn đảm bảo rằng Afghanistan không trở thành nơi trú ngụ an toàn cho chủ nghĩa cực đoan và các mối đe dọa chống lại họ thì việc duy trì quyền, cơ hội của những phụ nữ Afghanistan và rất nhiều người giống như họ rõ ràng là việc nên làm và không thể bị bỏ qua.

Các nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng, phụ nữ và trẻ em gái giữ vai trò bình đẳng và tích cực trong xã hội, các quốc gia sẽ an toàn và ổn định hơn khi quyền và lợi ích của nhóm yếu thế này được đảm bảo.

Thay đổi lớn ở Afghanistan qua hai thập kỷ

Phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan đã nắm bắt mọi cơ hội trong hai thập kỷ qua để thúc đẩy một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước của họ. Giai đoạn từ năm 2001 - 2002, chỉ có 900.000 trẻ em trai đăng ký đi học còn trẻ em gái không có cơ hội được học hành chính thức. Hiện nay, Afghanistan có hơn 9,2 triệu sinh viên, trong đó có khoảng 3,5 triệu sinh viên nữ. Mức độ chấp nhận trong công chúng Afghanistan về quyền bầu cử của phụ nữ ở mức cao kỷ lục 89,3%.

Mặc dù phụ nữ hầu như không có mặt trong lực lượng lao động vào năm 2001, nhưng hiện tại họ đã chiếm khoảng 21% trong số đó. Hiện có 28% các đại biểu trong cơ quan lập pháp Afghanistan là phụ nữ - cao hơn mức trung bình toàn cầu.

Afghanistan sẽ không thể thành công, không thể xây dựng nền kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy quản trị mà không khai thác trí tuệ, sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo của một nửa dân số. Bài bình luận của hai tác giả Natalie Gonnella-Platts và Farhat Popal đăng trên The Hill cho rằng, những thay đổi đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan sẽ chứng minh cho các đồng minh và đối thủ của Mỹ thấy bản chất thực sự cam kết của nước này đối với công bằng và trật tự hiến pháp ở Afghanistan.

Bài viết cho rằng, khi chính quyền Tổng thống Biden chuyển hướng chiến lược, tập trung chính sách đối ngoại ứng phó với Nga và Trung Quốc thì một Afghanistan tự do và ổn định vẫn nên là ưu tiên chiến lược. Mỹ có thể chứng minh cam kết đó qua các hành động cụ thể.

Mỹ có thể làm gì tiếp theo?

Đầu tiên là thông qua hỗ trợ tài chính và ủng hộ thể chế của các lực lượng quốc phòng và an ninh quốc gia Afghanistan, bao gồm cả sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ trong các tổ chức an ninh. Chia sẻ thông tin tình báo và có các biện pháp ngăn chặn từ xa là vô cùng quan trọng khi Taliban không ngừng gia tăng tấn công thời gian gần đây.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ và Bộ Ngoại giao nên đặt ra các mục tiêu ngân sách để duy trì và nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trên khắp đất nước Afghanistan và đảm bảo các bên liên quan sử dụng đúng các khoản đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhân lực lãnh đạo với trọng tâm là tăng cường đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ.

Hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao khác để phụ nữ hòa nhập nhiều hơn vào các tiến trình hòa bình là rất quan trọng, cũng như tăng cường hợp tác với đồng minh và các bên liên quan khác ở khu vực trong việc bảo vệ người dân Afghanistan.

Những người Afghanistan đang gặp nguy hiểm tính mạng vì đóng góp công sức cho cộng đồng quốc tế nên được đảm bảo nơi trú ẩn an toàn. Mỹ nên cam kết xử lý nhanh thị thực nhập cư đặc biệt để bảo vệ những người đã được sơ tán đến nước thứ ba, mở rộng các nguồn lực khẩn cấp cho những nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, cũng như tăng đáng kể hạn ngạch tị nạn hàng năm cho châu Á.

Như cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Laura Bush từng nói vào năm 2001 khi bà lần đầu tiên khuyến khích thế giới đoàn kết với phụ nữ Afghanistan:“Chống lại sự tàn bạo đối với phụ nữ và trẻ em không phải là biểu hiện của một nền văn hóa cụ thể; đó là sự chấp nhận của nhân loại chúng ta, một cam kết được chia sẻ bởi những người có thiện chí trên mọi lục địa". Hai thập kỷ sau, quan điểm này thậm chí còn quan trọng hơn đối với an ninh của Afghanistan và Mỹ.

Bài viết trên The Hill cho rằng lịch sử sẽ đánh giá chúng ta dựa trên những gì chúng ta làm – hoặc không làm – để hỗ trợ 38 triệu người Afghanistan trong thời điểm quan trọng này. Chúng ta đã thấy những tác động của rủi ro nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em gái và chúng ta phải tự hỏi là người Mỹ đã sẵn sàng làm những gì. Hành động sẽ thiết thực hơn lời nói và thế giới vẫn đang dõi theo những gì xảy ra ở Afghanistan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Thùng thuốc súng"  Afghanistan
"Thùng thuốc súng" Afghanistan

Hàng ngàn người đã thiệt mạng, hàng tỷ USD bị cuốn trôi, Mỹ và đồng minh còn chưa hoàn toàn rời khỏi Afghanistan, quốc gia Nam Á này lại trở về với thời điểm 20 năm trước.

"Thùng thuốc súng"  Afghanistan

"Thùng thuốc súng" Afghanistan

Hàng ngàn người đã thiệt mạng, hàng tỷ USD bị cuốn trôi, Mỹ và đồng minh còn chưa hoàn toàn rời khỏi Afghanistan, quốc gia Nam Á này lại trở về với thời điểm 20 năm trước.

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?
Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

VOV.VN - Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

VOV.VN - Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.

Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afghanistan
Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afghanistan

VOV.VN - Thông tin một đoàn các thành viên của Taliban tới Trung Quốc trong hai ngày 28-29/7 khiến nhiều người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại Afghanistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân.

Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afghanistan

Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afghanistan

VOV.VN - Thông tin một đoàn các thành viên của Taliban tới Trung Quốc trong hai ngày 28-29/7 khiến nhiều người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại Afghanistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân.

Tham vọng của Taliban không đơn giản chỉ dừng lại ở Afghanistan?
Tham vọng của Taliban không đơn giản chỉ dừng lại ở Afghanistan?

VOV.VN - Dù đang nỗ lực tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhưng những gì lực lượng Taliban đã và đang làm vẫn khiến nhiều người hoài nghi, đặc biệt là về tham vọng quyền lực của nhóm này.

Tham vọng của Taliban không đơn giản chỉ dừng lại ở Afghanistan?

Tham vọng của Taliban không đơn giản chỉ dừng lại ở Afghanistan?

VOV.VN - Dù đang nỗ lực tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhưng những gì lực lượng Taliban đã và đang làm vẫn khiến nhiều người hoài nghi, đặc biệt là về tham vọng quyền lực của nhóm này.

Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích
Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích

VOV.VN - Ngày 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp phái đoàn Taliban. Động thái được cho là báo hiệu mối quan hệ ấm dần lên giữa hai bên khi các lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu sắp rút hết khỏi Afghanistan.

Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích

Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích

VOV.VN - Ngày 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp phái đoàn Taliban. Động thái được cho là báo hiệu mối quan hệ ấm dần lên giữa hai bên khi các lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu sắp rút hết khỏi Afghanistan.