Yếu tố khiến vũ khí phương Tây giảm hiệu quả trên chiến trường ở Ukraine

VOV.VN - Hai báo cáo mật của Ukraine chỉ ra rằng, một số vũ khí dẫn đường chính xác của Mỹ dễ mất tác dụng khi bị hệ thống tác chiến điện tử của Nga gây nhiễu. Đây được coi là một yếu tố dẫn đến những thất bại gần đây của Ukraine trên chiến trường.

Vũ khí phương Tây giảm hiệu quả trước tác chiến điện tử của Nga

Theo các chỉ huy Ukraine và một dự án nghiên cứu quân sự, một số vũ khí dẫn đường chính xác do Mỹ cung cấp cho Ukraine không còn hiệu quả trên chiến trường do độ chính xác của chúng bị giảm sút nghiêm trọng khi bị tác chiến điện tử của Nga gây nhiễu.

Hai báo cáo mật của Ukraine cho biết, các loại vũ khí hoạt động tốt khi mới được triển khai vào chiến trường, nhưng đã mất hiệu quả khi lực lượng Nga điều chỉnh hệ thống phòng thủ của họ. Hai chỉ huy lực lượng pháo binh cho biết, vấn đề này đã khiến quân đội Ukraine ngừng sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác.  

The Washington Post tiết lộ, báo cáo trên đề cập đến đạn pháo Excalibur 155mm và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB). Bom GLSDB là một loại bom đường kính nhỏ do tập đoàn Boeing của Mỹ và Saab của Thụy Điển phát triển.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, mỗi cuộc xung đột đều là “phòng thí nghiệm” cho các hệ thống vũ khí và chiến trường ở Ukraine trở thành nơi thử nghiêm các loại vũ khí mà trước đây chưa từng được sử dụng để chống lại một quốc gia mạnh về công nghệ vũ khí như Nga. Hiệu quả của vũ khí Mỹ và Nga trên chiến trường ở Ukraine đã được Lầu Năm Góc và NATO theo dõi chặt chẽ vì điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển vũ khí trong tương lai.

Nga đã triển khai hệ thống tác chiến điện tử xung quanh các mục tiêu quan trọng như trụ sở và trung tâm chỉ huy, những nơi có thể bị Ukraine tấn công bằng vũ khí chính xác. Thomas Withington, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) và là chuyên gia về tác chiến điện tử, cho biết các hệ thống của Nga phát ra tín hiệu gây nhiễu nhiều đến mức làm át đi tín hiệu GPS dẫn đường của đạn pháo Excalibur.

Dữ liệu trong các báo cáo dường như giống với những bình luận của các quan chức quân sự Ukraine trong những tháng gần đây, trong đó có cựu Tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny, nói rằng một số tên lửa của phương Tây đã mang lại ưu thế đáng kể cho Ukraine trước lực lượng Nga, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Ông Zaluzhny nói đạn pháo Excalibur là ví dụ điển hình về vũ khí phương Tây bị mất hiệu quả do hệ thống nhắm mục tiêu của nó sử dụng hệ thống định vị GPS, vì thế dễ bị tác chiến điện tử của Nga gây nhiễu.

Các quan chức Ukraine và các nhà phân tích quân sự đã mô tả các vấn đề tương tự với đạn tấn công trực tiếp đồng loạt (JDAM) và đạn pháo được sử dụng cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ đội cao HIMARS. Cả hai loại vũ khí này đều dựa vào hệ thống định vị toàn cầu GPS.  

Theo báo cáo quân sự thứ hai, bom GLSDB, loại vũ khí có tầm bắn xa hơn đạn pháo Excalibur, cũng bị cản trở bởi tác chiến điện tử của Nga. Hệ thống định vị của GLSDB, cho phép nó di chuyển vòng quanh các chướng ngại vật như núi và các hệ thống phòng không của đối phương, đã trở thành mục tiêu gây nhiễu của Nga.

Theo Andrew Zagorodnyuk, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược Quốc phòng, tổ chức nghiên cứu ở Kiev, quân đội Ukraine đã ngừng sử dụng bom GLSDB trên chiến trường.

Một quan chức của văn phòng điều hành báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết Mỹ đã cung cấp hơn 7.000 viên đạn 155mm dẫn đường chính xác cho Ukraine kể từ tháng 2/2022, song từ chối cung cấp thông tin cụ thể hơn.

“Chúng tôi nhìn thấy mối đe dọa từ tác chiến điện tử của Nga trên chiến trường ở Ukraine. Do đó, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Ukraine, cùng với các đối tác trong ngành công nghiệp quốc phòng, để liên tục đánh giá và cung cấp các giải pháp nhanh chóng đối phó mối đe dọa này, đồng thời đảm bảo Ukraine vẫn chiến đấu hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử phức tạp. Điều này bao gồm khả năng cung cấp đạn dược chính xác trên chiến trường cho Ukraine”, vị quan chức này cho hay.

Ukraine tìm cách vô hiệu hóa "sát thủ vô hình" của Nga

Ukraine đã bắt đầu tìm hiểu các biện pháp ứng phó với tác chiến điện tử của Nga vì liên tục thất bại trong việc nhắm mục tiêu. Một số nhà quan sát cho rằng điều quan trọng là quân đội Ukraine phải đưa ra phản hồi cho các đối tác phương Tây về hiệu quả vũ khí của họ trước một cường quốc quân sự như Nga.  

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về việc Ukraine sử dụng gần 3.000 quả đạn Excalibur phóng từ hệ thống lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp từ tháng 12/2022 đến tháng 8/2023 ở Kherson, Kharkov và Bakhmut.

Báo cáo cho thấy tỷ lệ tấn công thành công mục tiêu của vũ khí này giảm trong khoảng từ tháng 1-8/2023, từ mức 55% xuống 7% vào tháng 7 và 6% vào tháng 8, thời điểm Ukraine tiến hành cuộc phản công vào mùa hè.

Một người quen thuộc với các báo cáo chi biết, có thời điểm, chỉ có 1 trong 19 viên đạn pháo Excalibur bắn trúng mục tiêu. Với tỷ lệ đó, chi phí cho mỗi lần khai hỏa tăng từ 300.000 USD vào tháng 1/2023 lên đến 1,9 triệu USD vào tháng 8/2023.

Một chỉ huy các đơn vị pháo binh Ukraine xác nhận đạn pháo Excalibur nhắm mục tiêu rất chính xác trong những lần sử dụng đầu tiên vào năm 2022, nhưng sau đó hiệu quả đã giảm dần do tác chiến điện tử của Nga gây nhiễu. Theo vị chỉ huy này, đơn vị của ông đã ngừng sử dụng đạn pháo Excalibur từ đầu năm 2023 vì kém hiệu quả. Ông cho biết, thay vào đó, họ sử dụng đạn pháo không điều khiển, nhưng loại đạn này kém chính xác hơn và cần lượng đạn lớn hơn để phá hủy mục tiêu.

Một chỉ huy khác nói rằng đơn vị của ông nhận được nguồn cung cấp các loại đạn dẫn đường bằng laser, vốn ít bị ảnh hưởng bởi việc Nga gây nhiễu tín hiệu GPS.

New York Times dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, không có gì lạ khi các hệ thống vũ khí mất đi hiệu quả trong các cuộc xung đột vì đối phương sẽ liên tục tìm ra những biện pháp mới để đối phó.

Các nhà phân tích quân sự cho biết, biện pháp đối phó hiệu quả nhất để chống lại tình trạng gây nhiễu tín hiệu GPS chỉ đơn giản là loại bỏ nguồn gây nhiễu. Ông Withington cho biết, các lực lượng Ukraine đã tập trung vào việc vô hiệu hóa các radar cố định của Nga và các thiết bị gây nhiễu khác, đặc biệt là ở Bán đảo Crimea.

Ở phạm vi gần hơn, cả quân đội Nga và Ukraine đều sử dụng thiết bị gây nhiễu điện tử di động để làm chệch hướng máy bay không người lái mang chất nổ, vốn sử dụng GPS để xác định mục tiêu.

Michael Bohnert, nhà nghiên cứu chuyên về tác chiến điện tử tại tổ chức nghiên cứu và tư vấn RAND, cho biết không phải không thể vô hiệu hoá tác chiến điện tử của Nga. Các biện pháp đối phó có thể bao gồm các kỹ thuật đơn giản như thay đổi thời gian và địa điểm phóng đạn pháo. Hệ thống dẫn đường dựa vào tia laser hoặc bản đồ địa hình sẽ tránh được vấn đề gây nhiễu GPS.

Ông Bohnert lưu ý rằng đạn pháo Excalibur được thiết kế vào những năm 1990, khi GPS còn ở giai đoạn sơ khai và công nghệ tác chiến điện tử chưa phức tạp như bây giờ.

Daniel Patt, thành viên cao cấp tại Viện Hudson, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, cảnh báo rằng thực tế sử dụng đạn pháo Excalibur hiện nay trên chiến trường ở Ukraine là một ví dụ về việc các hệ thống vũ khí vượt trội có thể bị cản trở do thiếu khả năng thích ứng phần mềm. 

“Vòng đời của một vũ khí ở chiến trường Ukraine chỉ khoảng 3 tháng trước khi nó cần được lập trình lại hoặc thay đổi, khi Nga tối ưu hóa tác chiến điện tử để chống lại. Hiệu quả cao nhất của hệ thống vũ khí mới chỉ khoảng 2 tuần trước khi các biện pháp đối phó xuất hiện”, ông Patt cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine gắn vũ khí mồi nhử cho MiG-29 để đánh lừa phòng không Nga
Ukraine gắn vũ khí mồi nhử cho MiG-29 để đánh lừa phòng không Nga

VOV.VN - Trong khi chờ đợt chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ phương Tây để đối phó với ưu thế trên không của Nga, Ukraine dường như đã trang bị tên lửa mồi nhử phóng từ trên không (MALD) thu nhỏ ADM-160 cho tiêm kích MiG-29, theo một số hình ảnh trên mạng xã hội.

Ukraine gắn vũ khí mồi nhử cho MiG-29 để đánh lừa phòng không Nga

Ukraine gắn vũ khí mồi nhử cho MiG-29 để đánh lừa phòng không Nga

VOV.VN - Trong khi chờ đợt chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ phương Tây để đối phó với ưu thế trên không của Nga, Ukraine dường như đã trang bị tên lửa mồi nhử phóng từ trên không (MALD) thu nhỏ ADM-160 cho tiêm kích MiG-29, theo một số hình ảnh trên mạng xã hội.

Lệnh cấm của Mỹ trói chặt khả năng phòng thủ của Ukraine trước đòn tấn công từ Nga
Lệnh cấm của Mỹ trói chặt khả năng phòng thủ của Ukraine trước đòn tấn công từ Nga

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, yêu cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga, đang cản trở khả năng tự vệ của Kiev.

Lệnh cấm của Mỹ trói chặt khả năng phòng thủ của Ukraine trước đòn tấn công từ Nga

Lệnh cấm của Mỹ trói chặt khả năng phòng thủ của Ukraine trước đòn tấn công từ Nga

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, yêu cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga, đang cản trở khả năng tự vệ của Kiev.

Ukraine trang bị tên lửa cho xuồng không người lái gây lo ngại cho Nga
Ukraine trang bị tên lửa cho xuồng không người lái gây lo ngại cho Nga

VOV.VN - Các chuyên gia quân sự Nga đã bày tỏ lo ngại về việc các xuồng không người lái trên biển của Ukraine được trang bị tên lửa phóng loạt.

Ukraine trang bị tên lửa cho xuồng không người lái gây lo ngại cho Nga

Ukraine trang bị tên lửa cho xuồng không người lái gây lo ngại cho Nga

VOV.VN - Các chuyên gia quân sự Nga đã bày tỏ lo ngại về việc các xuồng không người lái trên biển của Ukraine được trang bị tên lửa phóng loạt.