Rắc rối đang bủa vây Tổng thống Trump

VOV.VN - Ông Trump đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình và ngày càng có nhiều thông tin bất lợi cho ông.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ vừa thực hiện bước đi cụ thể đầu tiên trong tiến trình điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump khi yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo giao nộp những tài liệu cần thiết. Có thể nói, ông Donald Trump đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình và ngày càng xuất hiện nhiều thông tin gây bất lợi liên quan tới vụ bê bối lạm dụng quyền lực này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: People

Ba Ủy ban tại Hạ viện Mỹ, gồm Ủy ban đối ngoại, Ủy ban tình báo và Ủy ban giám sát đã ấn định thời hạn 1 tuần, tức đến ngày 4/10 tới, để Ngoại trưởng Mike Pompeo giao nộp tài liệu. Những ủy ban này cho biết họ đang tiến hành điều tra “mức độ nguy hiểm đối với an ninh quốc gia mà Tổng thống Donald Trump gây ra khi gây sức ép để Ukraine can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020”.

Những ủy ban này cũng công bố kế hoạch thẩm vấn 5 quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó đáng chú ý có cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Masha Yovanovitch. Nhân vật này được cho là đã bị cách chức đầu năm nay do phản đối nỗ lực của Tổng thống Donald Trump gây sức ép với Ukraine để thăm dò đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden. 

Dù khả năng ông Donald Trump bị luận tội và bị phế truất là khó xảy ra, song vụ bê bối chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến dịch vận động tái tranh cử của nhà lãnh đạo Mỹ. Trong một loạt tuyên bố trên Twitter ngày 27/9, Tổng thống Donald Trump một lần nữa khẳng định, cuộc trao đổi giữa ông và nhà lãnh đạo Ukraine là “hoàn toàn hợp pháp” và “là đáng tôn trọng”. Nhà lãnh đạo Mỹ đã gọi nỗ lực điều tra luận tội nhằm vào ông của đảng Dân chủ là một “cuộc săn phù thủy”.

“Cuộc điện đàm giữa tôi và Tổng thống Ukraine đã diễn ra hoàn hảo. Ngay  mới đây, nhà lãnh đạo Ucraina cũng đã khẳng định rõ ràng với báo chí rằng, không có bất kỳ sức ép nào. Điều mà đảng Dân chủ đang làm là không được phép và đang ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước. Cần phải có biện pháp để ngăn chặn họ, có thể hợp pháp thông qua các tòa án”, Tổng thống Trump nói.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho một loạt rắc rối đang bủa vây nhà lãnh đạo Mỹ. Washington Post ngày 27/9 tiếp tục công bố những thông tin bất lợi với ông Donald Trump và lần này liên quan tới sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. 

New York Times thì tiết lộ, nhiều bản sao các cuộc thảo luận của Tổng thống Mỹ với các quan chức cấp cao đã bị Nhà trắng cố tình che giấu. Dẫn lời các quan chức chính quyền Mỹ, tờ báo đặc biệt nhấn mạnh tới những ghi chép về cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với Tổng thống Vladimir Putin và các thành viên hoàng gia Saudi Arabia.

Quốc hội Mỹ ngay 27/9 bắt đầu bước vào kỳ nghỉ kéo dài 2 tuần, song Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff cho biết, đây sẽ là 2 tuần bận rộn. Bởi các thành viên của Ủy ban này sẽ không nghỉ ngơi, mà sẽ tiếp tục làm việc, sắp xếp các phiên điều trần, lắng nghe các nhân chứng hay soạn thảo các lệnh…

“Chúng tôi đã bắt đầu liên hệ với các nhân chứng và sẽ tiến hành lấy lời khai ngay vào tuần tới, chúng tôi sẽ tiến hành các phiên điều trần ngay khi có thể. Chúng tôi hi vọng có thể đưa ra các trát triệu tập ngay vào tuần tới nhằm đẩy nhanh tiến trình điều tra”, ông Schiff cho biết.

Quy trình luận tội Tổng thống Donald Trump sẽ trải qua nhiều bước và nhà lãnh đạo chỉ bị hạ bệ nếu hạ viện lẫn thượng viện thông qua. Hiến pháp Mỹ quy định, việc luận tội bắt đầu bằng cuộc điều tra của quốc hội và nếu đủ bằng chứng, ủy ban điều tra sẽ soạn văn bản luận tội và đưa ra bỏ phiếu. Tổng thống bị tuyên có tội nếu hơn 50% nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý tại Hạ viện và 2/3 số nghị sĩ tại Thượng viện. Tuy nhiên, việc đảng Cộng hòa đang giữ thế đa số ở thượng viện khiến cho khả năng Tổng thống Donald Trump bị phế truất được đánh giá là khó xảy ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai đã khuyên Trump tiết lộ nội dung điện đàm với Tổng thống Ukraine?
Ai đã khuyên Trump tiết lộ nội dung điện đàm với Tổng thống Ukraine?

VOV.VN - Nhân vật này cho rằng, việc công bố nội dung điện đàm sẽ giúp Tổng thống Trump chứng minh được mình đã không làm gì sai trái.

Ai đã khuyên Trump tiết lộ nội dung điện đàm với Tổng thống Ukraine?

Ai đã khuyên Trump tiết lộ nội dung điện đàm với Tổng thống Ukraine?

VOV.VN - Nhân vật này cho rằng, việc công bố nội dung điện đàm sẽ giúp Tổng thống Trump chứng minh được mình đã không làm gì sai trái.

Hạ viện Mỹ gửi trát triệu tập Ngoại trưởng Pompeo giữa bê bối điện đàm
Hạ viện Mỹ gửi trát triệu tập Ngoại trưởng Pompeo giữa bê bối điện đàm

VOV.VN - Các ủy ban Hạ viện cũng dự kiến triệu tập 5 quan chức khác của Bộ ngoại giao trong 2 tuần tới, bao gồm cả Kurt Volker, Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine.

Hạ viện Mỹ gửi trát triệu tập Ngoại trưởng Pompeo giữa bê bối điện đàm

Hạ viện Mỹ gửi trát triệu tập Ngoại trưởng Pompeo giữa bê bối điện đàm

VOV.VN - Các ủy ban Hạ viện cũng dự kiến triệu tập 5 quan chức khác của Bộ ngoại giao trong 2 tuần tới, bao gồm cả Kurt Volker, Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine.

Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine từ chức giữa bê bối điện đàm của Trump
Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine từ chức giữa bê bối điện đàm của Trump

VOV.VN - Ông Kurt Volker bị cáo buộc đã tới Kiev để tư vấn cho giới chức Ukraine về việc làm thế nào để thực hiện các đề nghị của Tổng thống Trump.

Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine từ chức giữa bê bối điện đàm của Trump

Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine từ chức giữa bê bối điện đàm của Trump

VOV.VN - Ông Kurt Volker bị cáo buộc đã tới Kiev để tư vấn cho giới chức Ukraine về việc làm thế nào để thực hiện các đề nghị của Tổng thống Trump.