Saudi Arabia xích lại gần Iraq: “Một mũi tên trúng nhiều đích”

VOV.VN - Saudi Arabia thời gian qua đã phát đi nhiều tín hiệu cho thấy một sự xích lại gần hơn với Iraq.

Điều này đã một lần nữa cho thấy những thay đổi lớn trong các mối quan hệ kinh tế, chính trị tại Trung Đông, nhất là trong bối cảnh cuộc chạy đua ảnh hưởng tại khu vực cũng không kém phần quyết liệt, giữa một bên là Saudi Arabia do người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo và một bên Iran do người Shiite đứng đầu.

Ảnh minh họa: AP

Truyền thông địa phương Saudi Arabia ngày 16/8 đưa tin, giới chức nước này và Iraq hồi tuần này đã tới thăm khu vực cửa khẩu Arar và tiếp xúc với những người hành hương Iraq, vốn chỉ được phép qua cửa khẩu này một lần duy nhất trong năm vào mùa lễ hành hương suốt từ năm 1990.

Việc mở lại cửa khẩu giữa hai nước được đánh giá là “một bước đi quan trọng” nhằm thúc đẩy các mối quan hệ. Cùng thời điểm, chính phủ Saudi Arabia và Iraq cũng cho thấy mong muốn thành lập một ủy ban thương mại chung và kèm theo đó là một loạt chuyến thăm song phương dự kiến trong thời gian tới.

Cần phải nhắc lại lịch sử rằng, Saudi Arabia cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao với Iraq kể từ sau Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1990. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chính quyền cố Tổng thống Saddam Hussein năm 2003 cũng đã không thể giúp hai nước xích lại gần nhau hơn.

Bởi trong thời gian này, Iraq, quốc gia có đông người Hồi giáo dòng Shiite lại có xu hướng xích lại gần Iran hơn, đối thủ lớn nhất của Saudi Arabia tại khu vực. Tuy nhiên từ năm 2015, Saudi Arabia đã tăng cường các nỗ lực nhằm tìm kiếm lại ảnh hưởng tại Iraq.

Hồi đầu  năm nay, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel bin Ahmed Al-Jubeir đã tới Iraq, thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Saudi Arabia tới Iraq sau 14 năm.

Đây cũng là sự kiện mở đầu cho một trang mới trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới kéo dài. Theo các nhà phân tích, đây là một bước đi ngoại giao ẩn chứa nhiều mục đích đằng sau, không chỉ về kinh tế, mà còn cả về chính trị và ngoại giao.

Đối với Saudi Arabia, việc xích lại gần hơn với Iraq không những tạo ra ảnh hưởng ở cấp độ khu vực, đó là thông qua Iraq để kiềm chế ảnh hưởng của Iran, mà còn ở cả cấp độ quốc tế.

Nước này muốn gia tăng tiếng nói trong nhiều vấn đề quốc tế lớn cũng như hỗ trợ Iraq chiến thắng chủ nghĩa khủng bố, mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng thế giới hiện nay.

Rất nhiều đảng phái chính trị, đặc biệt là một số phong trào người Shiite đã hoan nghênh một sự xích lại gần nhau hơn giữa Saudi Arabia và Iraq, cho rằng điều này sẽ dẫn tới những thay đổi về chính trị, kinh tế và an ninh khu vực.

Mặt khác, một số nhà phân tích cũng cho rằng, trong bối cảnh tại Trung Đông cuộc đối đầu giữa các chính quyền của người Hồi giáo dòng Sunni với người Shiite vẫn dai dẳng trong nhiều thập kỷ qua, thì việc Saudi Arabia quyết định xích lại gần Iraq phần nào có bàn tay can dự của Mỹ.

Nước này muốn hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran đối với Iraq nói riêng và khu vực nói chung, muốn Saudi Arabia sử dụng ảnh hưởng để gây tác động tới các vấn đề nội bộ Iran.  

Tuy nhiên, đây lại là một bài toán không hề dễ dàng đối với Saudi Arabia, đó là làm thế nào để duy trì các mối quan hệ chính trị và kinh tế đủ mạnh với Iraq mà vẫn không để nước này rơi vào tầm ảnh hưởng của Iran. Hơn nữa, khả năng một sự ấm lên trong quan hệ Saudi Arabia với Iraq cũng không đồng nghĩa với một sự giảm căng thẳng giữa Saudi Arabia với Iran.

Ông Saad Jawad, Giáo sư phân tích chính trị thuộc Đại học kinh tế London (Anh) cho biết: “Trong bối cảnh Saudi Arabia đang gây áp lực với Qatar để giảm quan hệ với Iran, thì sẽ là nghịch lý nếu nước này lại muốn lợi dụng Iraq để sửa chữa các mối quan hệ với Iran. Hơn nữa, dù có một số vấn đề bất đồng, song Iraq vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của Iran”.

Chính vì thế, theo các nhà phân tích, chắc chắn thời gian tới Trung Đông sẽ tiếp tục là một điểm nóng trên thế giới, với nhiều mối quan hệ đan xen có tác động lớn tới bản đồ ảnh hưởng thế giới.

Đây sẽ không chỉ là cuộc đua của những ông lớn khu vực  như Saudi Arabia hay Iran, mà còn cả những cường quốc lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ và Nga như những gì đang diễn ra tại Syria, Iraq hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng mới trong quan hệ Saudi Arabia-Iran
Căng thẳng mới trong quan hệ Saudi Arabia-Iran

Quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia thêm nấc thang căng thẳng mới sau khi Tehran đình chỉ toàn bộ các chuyến hành hương quy mô nhỏ tới nước này. 

Căng thẳng mới trong quan hệ Saudi Arabia-Iran

Căng thẳng mới trong quan hệ Saudi Arabia-Iran

Quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia thêm nấc thang căng thẳng mới sau khi Tehran đình chỉ toàn bộ các chuyến hành hương quy mô nhỏ tới nước này. 

Mỹ: Hội nghị về Syria vẫn diễn ra dù Saudi Arabia - Iran căng thẳng
Mỹ: Hội nghị về Syria vẫn diễn ra dù Saudi Arabia - Iran căng thẳng

VOV.VN - Bất chấp căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, Mỹ hy vọng hội nghị Syria vẫn diễn ra.

Mỹ: Hội nghị về Syria vẫn diễn ra dù Saudi Arabia - Iran căng thẳng

Mỹ: Hội nghị về Syria vẫn diễn ra dù Saudi Arabia - Iran căng thẳng

VOV.VN - Bất chấp căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, Mỹ hy vọng hội nghị Syria vẫn diễn ra.

Thêm nhiều nước bị cuốn vào khủng hoảng quan hệ Saudi Arabia-Iran
Thêm nhiều nước bị cuốn vào khủng hoảng quan hệ Saudi Arabia-Iran

VOV.VN - Khá nhiều nước đã đứng về phía Saudi Arabia để chống lại Iran trong khủng hoảng bùng phát giữa 2 quốc gia này.

Thêm nhiều nước bị cuốn vào khủng hoảng quan hệ Saudi Arabia-Iran

Thêm nhiều nước bị cuốn vào khủng hoảng quan hệ Saudi Arabia-Iran

VOV.VN - Khá nhiều nước đã đứng về phía Saudi Arabia để chống lại Iran trong khủng hoảng bùng phát giữa 2 quốc gia này.

Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn
Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn

VOV.VN - Theo giới phân tích, căng thẳng Iran - Saudi Arabia khó có khả năng leo thang thành bạo lực nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình Trung Đông.

Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn

Căng thẳng Saudi Arabia – Iran “kéo” Trung Đông lún sâu vào bất ổn

VOV.VN - Theo giới phân tích, căng thẳng Iran - Saudi Arabia khó có khả năng leo thang thành bạo lực nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình Trung Đông.