Người Dao đầu tiên trồng cây sa nhân tím ở Cao Bằng

VOV.VN - Năm 2018, anh Lý Văn Sai, dân tộc Dao, xóm Nà Sài, xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã mạnh dạn bỏ cây ngô để tập trung chuyển sang trồng cây dược liệu sa nhân tím dưới tán rừng. Quyết định táo bạo của anh Sai ngày đó đã đem lại những thay đổi bất ngờ cho gia đình và cho cả người dân ở huyện Bảo Lâm.

Anh Lý Văn Sai vẫn nhớ rõ chuyến tham quan mô hình trồng, chăm sóc cây dược liệu dưới tán rừng tại Yên Bái năm 2018. Từ những kinh nghiệm của bà con trồng dược liệu dưới tán rừng ở Yên Bái, anh Sai nhận thấy điều kiện khí hậu, chất đất Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, nơi mình sinh sống thích hợp trồng cây sa nhân tím. Về lại địa phương, anh mạnh dạn mua 800 cây sa nhân tím với giá 10.000 đồng/cây trồng thử nghiệm và sau 3 năm, cây bắt đầu cho quả.

“Loại cây dược liệu này thích hợp trồng ở dưới tán rừng. Những rừng cây keo, cây mỡ, quế cứ trồng cao từ 2-3 mét thì mình có thể trồng được cây sa nhân tím. Lúc đầu tôi cũng nghĩ là chỉ trồng thử nhưng sau khi thu hoạch thấy hiệu quả kinh tế khá cao nên tôi đã bảo bà con trong xóm cùng trồng nhiều thêm. Bây giờ hộ nào có nhu cầu trồng thì tôi sẵn sàng hỗ trợ giống cho bà con”, anh Lý Văn Sai kể.

Hiện gia đình anh Lý Văn Sai đang có 2 hecta cây sa nhân tím và khoảng 5 hecta thảo quả. Cây sa nhân tím phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên sinh trưởng, phát triển tốt. Không những thế, đây là loại cây rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc và cho thu hoạch chỉ sau 3 năm. Hiện giá sa nhân tím bán ra thị trường ở mức 40.000 đồng/kg nên cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô. Anh Lý Văn Sai cho biết, năm 2021, sau khi thu hoạch quả, anh xuất bán khoảng 5.000 cây con. Riêng đầu năm 2023, gia đình anh thu khoảng hơn 50 triệu tiền bán cây giống.

“Nhờ tiền bán thảo quả, sa nhân tím và cây giống dược liệu, gia đình tôi vừa dựng được một ngôi nhà mới khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng giá trị phục vụ sinh hoạt”, anh Sai chia sẻ.

Sa nhân là cây có thể trồng ở nhiều nơi và tận dụng được diện tích đất đồi dốc và trồng xen với các loại cây lâm nghiệp khác. Hiện nay, chính quyền xã Yên Thổ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình và vận động bà con gieo trồng để tạo vùng nguyên liệu cũng như tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

“Qua thực tế bà con nhân dân xóm Nà Sài trồng cây sa nhân tím, chúng tôi nhận thấy đây là một loại cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã sẽ tham mưu cho UBND huyện có định hướng hỗ trợ và báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá rõ về thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sa nhân tím. Từ đó, dần hình thành thương hiệu cho cây dược liệu của địa phương”, ông Hoàng Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết.

Sa nhân là cây trồng mang lại lợi ích kép, không những giúp bà con vùng cao tăng thu nhập mà còn góp phần cải tạo môi trường tự nhiên của đất rừng cây gỗ lớn, từ đó giúp bà con có thu nhập ổn định, sống từ rừng và tích cực bảo vệ rừng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao
Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao

VOV.VN - Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích.

Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao

Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao

VOV.VN - Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích.

Làm giàu từ canh tác bền vững cây chanh leo
Làm giàu từ canh tác bền vững cây chanh leo

VOV.VN - Với những lợi thế sẵn có về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi nhuận cao và có nhiều nhà máy chế biến lớn, thời gian qua, diện tích chanh leo tại tỉnh Gia Lai đang gia tăng nhanh chóng. Tỉnh Gia Lai cũng xác định đây là cây trồng chủ lực, định hướng đạt 25.000 ha vào năm 2025.

Làm giàu từ canh tác bền vững cây chanh leo

Làm giàu từ canh tác bền vững cây chanh leo

VOV.VN - Với những lợi thế sẵn có về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi nhuận cao và có nhiều nhà máy chế biến lớn, thời gian qua, diện tích chanh leo tại tỉnh Gia Lai đang gia tăng nhanh chóng. Tỉnh Gia Lai cũng xác định đây là cây trồng chủ lực, định hướng đạt 25.000 ha vào năm 2025.

“Biến” không thành có, nông dân Sơn La làm giàu
“Biến” không thành có, nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Từng là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Sơn La đã bứt phá, trở thành “hiện tượng" nông nghiệp của cả nước với hàng nghìn hộ nông dân trở thành triệu phú, tỷ phú.

“Biến” không thành có, nông dân Sơn La làm giàu

“Biến” không thành có, nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Từng là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Sơn La đã bứt phá, trở thành “hiện tượng" nông nghiệp của cả nước với hàng nghìn hộ nông dân trở thành triệu phú, tỷ phú.