Singapore không thể chỉ dựa vào vaccine để đối phó với Covid-19

VOV.VN - Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Dịch bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NCID) Singapore nhận định nước này không thể chỉ dựa vào vaccine để đối phó với Covid-19 mà vẫn phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Khi nhắc đến biến thể Delta, có một điều ngày càng trở nên chắc chắn: Đó là vaccine vẫn chưa đủ để đối phó với biến thể này.

Điều đó tức là Singapore chưa thể từ bỏ cuộc chiến chống Covid-19, Giáo sư Leo Yee Sin, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Dịch bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NCID) Singapore nhận định.

"Nếu năm 2020 nỗ lực 100% thì năm nay chúng ta phải nỗ lực 200% bởi biến thể Delta buộc chúng ta phải làm vậy. Chúng ta không thể chỉ dựa vào vaccine", bà Leo Yee Sin nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Straits Times.

Nói cách khác, đeo khẩu trang, rửa tay và nâng cao cảnh giác vẫn là những biện pháp cần thực hiện thậm chí cả khi bạn đã tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Theo Giáo sư Leo, có 3 đặc tính khiến biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn so với chủng virus ban đầu. Đầu tiên là những người mắc bệnh phát tán lượng virus lớn hơn. Các nghiên cứu quốc tế đã cho thấy biến thể Delta có thể gắn chặt hơn vào đường hô hấp trên của con người, khiến nó dễ lây lan sang người khác hơn. Biến thể này cũng làm giảm thời gian ủ bệnh từ 5 ngày xuống còn 3 ngày, tức là nó có thể lây nhiễm sang người khác nhanh hơn.

Nếu dịch bệnh không được kiểm soát đúng cách, Singapore có thể đối mặt với số ca mắc tăng theo cấp số nhân, Giáo sư Leo đánh giá. "Điều chúng ta phải nhớ là virus này có thể gây nên sự gia tăng rất nhanh chóng số ca mắc trong cộng đồng".

Singapore đã chứng kiến số ca mắc mới tăng vọt vào tháng qua với những chùm ca nhiễm lớn tại các điểm trung chuyển xe bus, các ký túc xá của lao động nhập cư và trung tâm thương mại. Từ tháng 2 - 12/2020, quốc gia này có 200 ca mắc cộng đồng/tháng nhưng con số này đã tăng lên 590 trường hợp từ tháng 1 - 8/2021, chủ yếu cho biến thể Delta gây nên.

Số ca mắc mới trong cộng đồng ở Singapore đã tăng lên 1.325 trường hợp tuần trước, so với con số tuần trước đó là 723.

Ngày 6/9, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong đã công bố các biện pháp mới nhằm làm chậm lại sự lây lan của virus và có thêm thời gian để mọi người tiêm vaccine. Những biện pháp này được đưa ra bởi các loại vaccine hiện tại có thể ngăn ngừa các ca bệnh nặng nhưng lại ít hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm, đặc biệt là bởi biến thể Delta.

Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết vaccine có hiệu quả khoảng 40% trong việc ngăn ngừa các ca mắc trong khi sự bảo vệ của vaccine có thể giảm dần sau một vài tháng.

Dù vậy, Giáo sư Leo cho rằng, từng phần trăm được tăng lên trong độ phủ vaccine toàn quốc đều có thể trở thành "những lợi ích đáng kể" trong việc bảo vệ người dân, đặc biệt là người cao tuối trước biến thể Delta.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Delta có hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) từ 5 - 8, tức là một người mắc bệnh có thể lây lan virus cho 5 - 8 người khác. Tỷ lệ này tương đương với bệnh thủy đậu.

Tại Singapore, R0 ước tính là 1,45. Biến thể Delta được cho là có khả năng lây nhiễm gấp đôi chủng virus ban đầu. Điều đó tức là R0 sẽ tăng lên đáng kể nếu các biện pháp giãn cách bị dỡ bỏ.

Nhìn chung, những người chưa tiêm vaccine nhiễm biến thể Delta có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những người nhiễm chủng virus ban đầu. Ngoài ra những ca bệnh nặng cũng xảy ra nhiều hơn với những người trẻ hơn trong độ tuổi 40 và 50.

Tin tốt là tại Singapore, mặc dù những người chưa tiêm vaccine vẫn cần thở oxy nhưng đã có ít người tử vong hơn vì dịch bệnh này. Điều đó cho thấy sự phát hiện sớm và can thiệp kịp thời đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, trong khi cả những người đã tiêm vaccine và chưa tiêm vaccine đều có tải lượng virus cao thì việc tiêm vaccine giúp chúng ta hồi phục nhanh hơn. Tải lượng virus thường có xu hướng giảm ở những người đã tiêm vaccine sau khoảng 5 ngày, Giáo sư Matthias Toh, Giám đốc Đơn vị Dịch tễ và Y tế Công cộng Quốc gia tại NCID cho hay.

Tuy nhiên, Giáo sư Leo nhấn mạnh, không có lý do nào để buông lỏng cảnh giác trước dịch bệnh hiện nay. "Rất nhiều người cảm thấy sau khi tiêm vaccine, đã đến lúc để thư giãn. Thông điệp của chúng tôi hiện nay là: Không có thời gian để tự mãn, thậm chí cả khi đã được tiêm vaccine. Chúng tôi hy vọng hành vi của mọi người không thay đổi sau khi họ được tiêm 2 liều vaccine và nghĩ rằng mình là “siêu nhân"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO: Covid-19 sẽ tồn tại cùng con người và phát triển như bệnh cúm
WHO: Covid-19 sẽ tồn tại cùng con người và phát triển như bệnh cúm

VOV.VN - Các quan chức WHO hôm 7/9 cho biết, đại dịch Covid-19 có khả năng “tồn tại cùng chúng ta” khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến ở các quốc gia chưa được tiêm chủng và hy vọng tiêu diệt hoàn toàn virus đang giảm dần.

WHO: Covid-19 sẽ tồn tại cùng con người và phát triển như bệnh cúm

WHO: Covid-19 sẽ tồn tại cùng con người và phát triển như bệnh cúm

VOV.VN - Các quan chức WHO hôm 7/9 cho biết, đại dịch Covid-19 có khả năng “tồn tại cùng chúng ta” khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến ở các quốc gia chưa được tiêm chủng và hy vọng tiêu diệt hoàn toàn virus đang giảm dần.

Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?
Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?

VOV.VN - Theo Asia Times, chiến lược tốt nhất để ngăn chặn các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai là một chương trình tiêm chủng đầy đủ trên toàn cầu, thay vì triển khai tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường ở một số nước giàu có.

Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?

Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?

VOV.VN - Theo Asia Times, chiến lược tốt nhất để ngăn chặn các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai là một chương trình tiêm chủng đầy đủ trên toàn cầu, thay vì triển khai tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường ở một số nước giàu có.

Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"
Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"

VOV.VN - Về lý thuyết, sống chung với Covid-19 có thể đem đến những giải pháp bền vững và lâu dài nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện chiến lược này không hề đơn giản.

Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"

Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"

VOV.VN - Về lý thuyết, sống chung với Covid-19 có thể đem đến những giải pháp bền vững và lâu dài nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện chiến lược này không hề đơn giản.