Snowden cáo buộc chính quyền Mỹ ngăn cản quyền con người
(VOV) - Tuyên bố mới đây của Snowden chỉ trích chính quyền Mỹ đang tìm cách ngăn cản ông thực hiện quyền con người.
WikiLeaks vừa phát hành tuyên bố công khai đầu tiên của “người thổi còi” Edward Snowden hôm 1/7. Đây là lần đầu tiên Snowden lên tiếng công khai sau khi rời Hong Kong tới Moscow 8 ngày trước đây.
"Người thổi còi" cáo buộc chính quyền Mỹ cản trở ông thực hiện quyền con người (Ảnh: Reuters) |
Dưới đây là toàn bộ tuyên bố của Snowden:
“Một tuần trước, tôi đã rời khỏi Hong Kong khi nhận thấy quyền tự do cũng như sự an toàn của bản thân đang bị đe dọa khi tôi tiết lộ sự thật liên quan đến NSA. Tôi thực sự biết ơn những nỗ lực của những người bạn cũ và mới, của gia đình, của những người tôi chưa bao giờ gặp và có lẽ sẽ không bao giờ gặp đã làm hết mình cho sự tự do của tôi. Tôi tin tưởng chúng với cuộc sống của tôi và họ trở về tin tưởng rằng với một niềm tin trong tôi mà tôi sẽ luôn luôn phải biết ơn.
Ngày 27/6, Tổng thống Obama đã tuyên bố trước thế giới rằng ông sẽ không cho phép bất kỳ sự "thỏa thuận ngầm" về ngoại giao nào đối với trường hợp của tôi. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy rằng sau khi hứa hẹn không làm như vậy, Tổng thống đã ra lệnh cho cấp phó của mình gây áp lực với lãnh đạo các quốc gia mà tôi đã yêu cầu bảo hộ để từ chối đơn xin tị nạn của tôi. Cùng với việc chính quyền Mỹ hủy hộ chiếu của tôi, buộc tôi phải sống lưu vong, lối hành xử đó không phù hợp với một nhà lãnh đạo thế giới. Có thể nói đây là những “công cụ bẩn thỉu và cũ rích” cho một sự gây hấn về chính trị. Mục đích của họ là để răn đe những người sẽ đi tiếp sau tôi, chứ không phải là tôi.
Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ luôn là nước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Đáng buồn thay, điều khoản được quy định tại Điều 14 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Mỹ, bây giờ lại đang bị chính chính phủ Mỹ phủ nhận.
Chính quyền Obama áp dụng chiến lược sử dụng quyền công dân như một vũ khí. Mặc dù tôi chưa bị kết tội gì cả, nhưng họ đã đơn phương thu hồi hộ chiếu của tôi, biến tôi trở thành một người không quốc tịch. Không theo bất cứ một trình tự tố tụng nào, chính quyền Mỹ đang tìm cách ngăn cản tôi thực hiện một quyền cơ bản, quyền thuộc về tất cả mọi người: quyền để xin tị nạn.
Chính quyền Obama có thể không sợ người tố cáo như tôi, như Bradley Manning hay Thomas Drake bởi chúng tôi là những người không quốc tịch, không bị bỏ tù và bất lực. Nhưng với công luận thì khác, chính quyền Obama có thể lo sợ một khi được thông tin, đám đông nổi giận sẽ đòi hỏi một chính quyền hợp hiến như họ đã từng được hứa hẹn.
Tôi sẽ không khuất phục trước những lời buộc tội và thực sự cảm phục trước nỗ lực của rất nhiều người”.
Cũng theo trang mạng WikiLeaks, cùng ngày Edward Snowden đã gửi đơn xin tị nạn tới 19 nước, trong đó có Nga. Trước đó, Snowden đã gửi xin tị nạn ở Ecuador và Island.
Theo ông Sarah Harrison - Cố vấn pháp luật của WikiLeaks, những nước mà Snowden xin tị nạn gồm: Áo, Pháp, Đức, Hà Lan, Nicaragua, Na Uy, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Venezuela.../.