Tôm nuôi ở Quảng Trị chết hàng loạt trên diện rộng

VOV.VN - Hàng loạt tôm nuôi ở tỉnh Quảng Trị bị chết trên diện rộng, nặng nhất là vùng nuôi trọng điểm các xã ven sông Bến Hải, huyện Vĩnh Linh. Những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng tôm chết tăng lên. Người nuôi lo ngại nguồn nước sông để lấy bơm vào hồ nuôi bị ô nhiễm, trong khi bà con thiếu hóa chất xử lý ao hồ, nguồn nước thả nuôi.

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh là vùng nuôi tôm lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Đang vào chính vụ nuôi tôm nhưng hầu hết ao, hồ nuôi để khô đáy vì tôm đã chết hàng loạt. Một số hồ nuôi vừa mới tháo hết nước, xác tôm chết còn nằm la liệt bốc mùi hôi thối. Đi đến đâu cũng nghe người nuôi tôm than phiền, rầu rĩ vì tôm liên tục chết.

Gia đình bà Ngô Thị Lan, ở thôn Phan Hiền, xã Vinh Sơn có 5 hồ nuôi tôm. Đầu vụ, gia đình bà đầu tư 150 triệu đồng cải tạo hồ nuôi, mua hóa chất xử lý và tôm giống thả nuôi. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, tôm nuôi lần lượt chết dạt đỏ bờ. Sợ nguồn nước ô nhiễm, gia đình tháo hết nước trong hồ nuôi những không thể cứu vãn. Đến nay, cả 5 hồ tôm nuôi của gia đình bà Lan đã chết hết.

“Tôi đầu tư 5 hồ nuôi, mỗi hồ từ lúc thả giống đến giờ là hết 30 triệu đồng. Lúc đầu, tôm nó bơi quanh hồ, sau đó chết dạt bờ chết”, bà Ngô Thị Lan than thở.

Vùng nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hình thành gần 20 năm. Theo phản ánh của người nuôi, chưa năm nào tôm chết nhiều và xảy ra trên diện rộng như vụ nuôi đầu năm nay. Từ đầu vụ giữa tháng 3, khi  bơm nước từ sông vào hồ, nước rất bẩn, có màu xanh đen, bốc mùi hôi thối. Người dân cho rằng, tôm chết do nguồn nước sông lấy để bơm vào hồ nuôi bị ô nhiễm.

Ông Trần Văn Lưu, ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết, trước đây, tôm nuôi chết ít nên người dân vẫn có lãi. Năm nay, bà con thả nuôi tôm theo đúng lịch thời vụ, nhưng tôm thả được từ 15 đến 17 ngày là bắt đầu chết: “Mấy chục năm bà con nuôi tôm, nhưng đây là năm đầu tiên tôm chết hàng loạt. Tôm thả ra mới hơn chục ngày là chết. Hiện nay, tôm chết trắng hết rồi, gần như bị 100% tôm chết, do ô nhiễm từ nước sông bơm vào”.

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh là vùng nuôi tôm lớn nhất tỉnh Quảng Trị có trên 170 ha hồ nhưng đến nay 99% tôm thả nuôi bị chết. Đa số người nuôi đều vay vốn hoặc tạm ứng để mua tôm giống, hóa chất và trả nợ sau khi thu hoạch tôm. Tôm chết hàng loạt làm người nuôi lâm cảnh khó khăn, nợ nần. Ông Hồ Ngọc Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết, tôm chết nhưng bà con không có hóa chất để xử lý môi trường nước hồ nuôi.

“Bây giờ, bà con khó khăn nhiều. UBND xã khuyến cáo bà con cải tạo hồ để thả nuôi lại. Cũng mong rằng, cấp trên hỗ trợ thiệt hại cho bà con và khẩn trương hỗ trợ hóa chất để xử lý môi trường ao nuôi”, ông Hồ Ngọc Quyết nói.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, toàn tỉnh có hơn 200 hecta hồ nuôi tôm bị chết, nặng nhất là huyện Vĩnh Linh. Tháng 4 vừa, cơ quan chức năng tỉnh đã kiểm tra chất lượng nguồn nước mặt sông Sa Lung và sông Bến Hải phục vụ vùng nuôi tôm ở huyện Vĩnh Linh. Kết quả phân tích mẫu nước có 3/5 mẫu vượt giới hạn cho phép. Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, nguyên nhân tôm chết tại huyện Vĩnh Linh vào thời điểm mới thả nuôi do nguồn nước không đảm bảo. Còn hiện nay, tôm chết một phần do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, thời gian qua, người nuôi thiếu hóa chất để xử lý.

“Về hóa chất xử lý hồ nuôi, mấy năm trước mình chỉ định thầu nên xuất cấp về cho địa phương nhanh. Nhưng năm nay, do vướng quy định về thủ tục đấu thầu theo luật nên hóa chất về chậm, hiện nay, mới đấu thầu xong. Sở yêu cầu các huyện thống kê nhu cầu hóa chất để hỗ trợ cho bà con tiêu độc khử trùng để thả nuôi trở lại”, ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà điêu đứng vì nước cạn
Người nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà điêu đứng vì nước cạn

VOV.VN - Nước hồ thủy điện không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành điện hay việc tưới tiêu ở khu vực hạ lưu, mà còn khiến người nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ điêu đứng.

Người nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà điêu đứng vì nước cạn

Người nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà điêu đứng vì nước cạn

VOV.VN - Nước hồ thủy điện không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành điện hay việc tưới tiêu ở khu vực hạ lưu, mà còn khiến người nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ điêu đứng.

Người nuôi artemia ở Sóc Trăng thất thu vì thời tiết bất lợi
Người nuôi artemia ở Sóc Trăng thất thu vì thời tiết bất lợi

VOV.VN - Vụ nuôi năm nay do thời tiết bất lợi nên artemia cho sản lượng trứng rất thấp khiến người nuôi tại địa phương thất thu.

Người nuôi artemia ở Sóc Trăng thất thu vì thời tiết bất lợi

Người nuôi artemia ở Sóc Trăng thất thu vì thời tiết bất lợi

VOV.VN - Vụ nuôi năm nay do thời tiết bất lợi nên artemia cho sản lượng trứng rất thấp khiến người nuôi tại địa phương thất thu.

Lo ngại nguồn nước sông ô nhiễm, người nuôi tôm không dám thả nuôi
Lo ngại nguồn nước sông ô nhiễm, người nuôi tôm không dám thả nuôi

VOV.VN - 3 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh là vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích khoảng 250 hécta. Đang vào vụ nuôi chính nhưng người nuôi không dám thả giống do lo ngại nguồn nước lấy từ nhánh sông Sa Lung bị ô nhiễm.

Lo ngại nguồn nước sông ô nhiễm, người nuôi tôm không dám thả nuôi

Lo ngại nguồn nước sông ô nhiễm, người nuôi tôm không dám thả nuôi

VOV.VN - 3 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh là vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích khoảng 250 hécta. Đang vào vụ nuôi chính nhưng người nuôi không dám thả giống do lo ngại nguồn nước lấy từ nhánh sông Sa Lung bị ô nhiễm.