Ủy ban châu Âu phê duyệt gói hỗ trợ 100 triệu euro nông dân 5 nước

VOV.VN - Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã thông qua gói hỗ trợ 100 triệu euro cho nông dân Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia bị ảnh hưởng bởi dòng ngũ cốc từ Ukraine.

Gói hỗ trợ 100 triệu euro dành cho nông dân từ 5 quốc gia có chung biên giới Ukraine sẽ được phân bổ lần lượt là 9,77 triệu euro cho Bulgaria; 15,93 triệu euro cho Hungary; 39,33 triệu euro cho Ba Lan; 29,73 triệu euro cho Romania và 5,24 triệu euro cho Slovakia.

Thời gian qua, người nông dân từ năm quốc gia thành viên này đã phải đối mặt với khó khăn khi không thể tiêu thụ các mặt hàng nông sản do bị cạnh tranh về giá từ số lượng lớn sản phẩm nông sản từ Ukraine. Một nền tảng điều phối chung cũng đã được triển khai nhằm cải thiện dòng chảy thương mại giữa Liên minh châu Âu và Ukraine thông qua “con đường đoàn kết”. Cao ủy Châu Âu về Nông nghiệp của EU cũng hoan nghênh động thái tích cực từ gói hỗ trợ thứ hai dành cho nông dân 5 quốc gia Đông Âu. 

Trước đó, vào tối 5/6, Ủy ban châu Âu đã quyết định gia hạn cho đến ngày 15/9 một loạt các lệnh hạn chế đặc biệt đối với việc nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, việc này đã gây ra khủng hoảng thừa sản phẩm ở nhiều quốc gia ở Đông Âu và dấy lên các làn sóng biểu tình phản đối của nông dân địa phương ở một số nước như Ba Lan, Romania, Bulgaria... Liên minh châu Âu cũng cho rằng, các biện pháp cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine của một số nước là vi phạm các quy định nội bộ của EU.

Khoản phân bổ 100 triệu euro cho Ba Lan, Slovakia, Romania, Hungary và Bulgaria là gói biện pháp hỗ trợ thứ hai dành cho nông dân các nước này nhằm giải quyết khủng hoảng trên thị trường nông sản hiện nay cũng như giải quyết các bất đồng liên quan tới việc ủng hộ và hỗ trợ của EU với Ukraine.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các bên kêu gọi loại bỏ trở ngại nhằm duy trì Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen
Các bên kêu gọi loại bỏ trở ngại nhằm duy trì Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cuối tuần qua nhóm họp và kêu gọi các bên có các hành động cụ thể, đặc biệt là đáp ứng các quan ngại của Nga nhằm duy trì Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen trước nguy cơ không được gia hạn sau ngày 17/7 tới.

Các bên kêu gọi loại bỏ trở ngại nhằm duy trì Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen

Các bên kêu gọi loại bỏ trở ngại nhằm duy trì Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cuối tuần qua nhóm họp và kêu gọi các bên có các hành động cụ thể, đặc biệt là đáp ứng các quan ngại của Nga nhằm duy trì Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen trước nguy cơ không được gia hạn sau ngày 17/7 tới.

Các nước chung biên giới với Ukraine gặp rắc rối vì vấn đề ngũ cốc
Các nước chung biên giới với Ukraine gặp rắc rối vì vấn đề ngũ cốc

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan - Robert Telus hôm qua cho biết, các nước có chung biên giới với Ukraine đang gặp rắc rối trước việc Ủy ban châu Âu (EC) chỉ thông qua lệnh cấm tạm thời nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Các nước chung biên giới với Ukraine gặp rắc rối vì vấn đề ngũ cốc

Các nước chung biên giới với Ukraine gặp rắc rối vì vấn đề ngũ cốc

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan - Robert Telus hôm qua cho biết, các nước có chung biên giới với Ukraine đang gặp rắc rối trước việc Ủy ban châu Âu (EC) chỉ thông qua lệnh cấm tạm thời nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

EU gia hạn lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine đến giữa tháng 9
EU gia hạn lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine đến giữa tháng 9

VOV.VN - Vào tối 5/6, Ủy ban châu Âu đã quyết định gia hạn cho đến ngày 15/9 một loạt các lệnh hạn chế đặc biệt đối với việc nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, việc này đã gây ra khủng hoảng thừa sản phẩm ở nhiều quốc gia ở Đông Âu và dấy lên các làn sóng biểu tình phản đối của nông dân địa phương một số nước như Ba Lan, Romania, Bulgaria...

EU gia hạn lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine đến giữa tháng 9

EU gia hạn lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine đến giữa tháng 9

VOV.VN - Vào tối 5/6, Ủy ban châu Âu đã quyết định gia hạn cho đến ngày 15/9 một loạt các lệnh hạn chế đặc biệt đối với việc nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, việc này đã gây ra khủng hoảng thừa sản phẩm ở nhiều quốc gia ở Đông Âu và dấy lên các làn sóng biểu tình phản đối của nông dân địa phương một số nước như Ba Lan, Romania, Bulgaria...