Sóng gió chưa yên ở Sudan

VOV.VN - Chiến dịch “bất tuân dân sự” sẽ bắt đầu từ ngày 9/6 và kéo dài cho đến khi Hội đồng quân sự chuyển tiếp chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự.

Hiệp hội nhà nghề Sudan, nhóm biểu tình chủ chốt từng phát động các cuộc tuần hành phản đối Tổng thống Omar al-Bashir, ngày 6/8 đã kêu gọi thực hiện chiến dịch “bất tuân dân sự” trên toàn quốc.

Lời kêu gọi diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc đàn áp đẫm máu nhằm vào những người biểu tình tập trung trước trụ sở Bộ Quốc phòng, khiến hơn  100 người thiệt mạng và dập tắt hy vọng về quá trình chuyển đổi dân chủ nhanh chóng ở quốc gia này.

Một người biểu tình cấm quốc kỳ Sudan trên đường phố, yêu cầu Hội đồng quân sự chuyển tiếp chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự. Ảnh: Dakar Times.

Hiệp hội nhà nghề Sudan cũng khẳng định “bất tuân” là hành động hoà bình nhưng có khả năng mang lại sức mạnh to lớn cho người dân. Chiến dịch sẽ bắt đầu từ ngày 9/6 và kéo dài cho đến khi Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) chấp nhận chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự. Hiện dư luận vẫn chưa rõ chiến dịch trên sẽ diễn ra như thế nào trên đường phố, nhất là tại thủ đô Khartoum, nơi tất cả các tuyến đường chính và các quảng trường đã vắng bóng người sau cuộc đàn áp ngày 3/6 vừa qua của quân đội.

Liên quan đến tình hình Sudan, ngày 8/6, Liên minh châu Phi (AU) đã hối thúc các nhân tố bên ngoài chấm dứt can thiệp vào Sudan bởi quốc gia này đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng khi những bất ổn chính trị đang lớn dần.

Lời kêu gọi khẩn cấp được Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, ông Moussa Faki Mahamat đưa ra trong một tuyên bố vào cùng ngày, nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm kiếm những giải pháp do người Sudan làm chủ đạo đối với cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại quốc gia nằm ở giao điểm giữa Vùng Sừng châu Phi và Trung Đông này.

Tuyên bố nêu rõ: “Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi nhấn mạnh sự cần thiết của việc tất cả các nhân tố nước ngoài cố gắng không can thiệp, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực của Liên minh châu Phi trong việc ủng hộ một tiến trình do người Sudan dẫn dắt và nắm giữ, trong đó tôn trọng ý nguyện của nhân dân Sudan, khu vực và lục địa châu Phi”.

Tuyên bố cũng “khuyến khích các bên tại Sudan tiến hành mọi biện pháp chính trị và an ninh cần thiết để mở đường cho sự khôi phục nhanh chóng các cuộc đàm phán nhằm đạt được đồng thuận về sự chuyển tiếp hướng tới một chính quyền dân sự”.

Liên minh châu Phi cũng bày tỏ quan ngại về việc không đạt được tiến triển giữa các bên tại Sudan hướng tới thiết lập một chính phủ chuyển tiếp do dân sự dẫn dắt, dẫn tới đình trệ sự tham gia của nước này vào tất cả các hoạt động của khối gồm 55 thành viên này.

Ông Jerry Matthews, Đại sứ Nam Phi tại Liên minh châu Phi kêu gọi: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ về tình hình thương vong dân sự trong những ngày qua. Chúng tôi muốn gửi lời nhắc nhở đến Hội đồng chuyển tiếp quân sự tại Sudan rằng phải nghĩa vụ bảo vệ thường dân và tôn trọng quyền của người dân. Chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc điều tra với mục đích đưa những người chịu trách nhiệm về vụ giết hại những người dân Sudan vô tội ra trước công lý theo yêu cầu của Hội đồng an ninh  và Hòa bình của Liên minh Châu Phi. "

Tình hình căng thẳng tại Sudan không có chuyển biến khi các thủ lĩnh phe nhóm biểu tình tại Sudan bác bỏ đề nghị nối lại đối thoại của Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) sau các vụ xung đột bạo lực hôm 3/6. Các phe nhóm biểu tình cáo buộc Hội đồng quân sự chuyển tiếp đã sử dụng bạo lực giải tán cuộc biểu tình ngồi bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 3/6, song Hội đồng quân sự chuyển tiếp đã bác bỏ cáo buộc trên. Hai bên cũng đưa ra số người thiệt mạng trái ngược nhau. Hãng thông tấn nhà nước Sudan SUNA dẫn lời một quan chức y tế cho biết ít nhất 61 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ gần đây, trong khi phe biểu tình cho rằng số người thiệt mạng đã lên tới 113 người.

Kể từ khi Tổng thống Sudan Omar al-Bashir bị phế truất hôm 11/4, an ninh tại nước này vẫn bất ổn và hàng nghìn người dân tiếp tục biểu tình đòi Hội đồng quân sự chuyển tiếp chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước. Người biểu tình và Hội đồng quân sự chuyển tiếp đã nhiều lần đàm phán nhưng chưa thống nhất được về những nội dung cơ bản của việc thành lập Hội đồng chuyển tiếp hỗn hợp, một bước đệm để quân đội chính thức chuyển giao quyền lãnh đạo. Hội đồng quân sự chuyển tiếp muốn nắm quyền kiểm soát hội đồng chuyển tiếp này, trong khi lực lượng biểu tình muốn đa số thành viên hội đồng thuộc phía dân sự./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đàm phán đổ vỡ, tình hình Sudan tiếp tục diễn biến phức tạp
Đàm phán đổ vỡ, tình hình Sudan tiếp tục diễn biến phức tạp

VOV.VN - Tình hình Sudan vẫn diễn biến phức tạp khi đàm phán giữa Hội đồng Quân sự với đại diện người biểu tình và phe đối lập đổ vỡ.

Đàm phán đổ vỡ, tình hình Sudan tiếp tục diễn biến phức tạp

Đàm phán đổ vỡ, tình hình Sudan tiếp tục diễn biến phức tạp

VOV.VN - Tình hình Sudan vẫn diễn biến phức tạp khi đàm phán giữa Hội đồng Quân sự với đại diện người biểu tình và phe đối lập đổ vỡ.

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan
Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan

VOV.VN - Cuộc họp được tiến hành theo đề xuất của Đức và Anh trong bối cảnh tình trạng bạo lực ở quốc gia Bắc Phi này đang có xu hướng gia tăng.

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín về tình hình Sudan

VOV.VN - Cuộc họp được tiến hành theo đề xuất của Đức và Anh trong bối cảnh tình trạng bạo lực ở quốc gia Bắc Phi này đang có xu hướng gia tăng.

Quân đội Sudan tuyên bố tổng tuyển cử sau vụ bạo lực ở Khartoum
Quân đội Sudan tuyên bố tổng tuyển cử sau vụ bạo lực ở Khartoum

VOV.VN - Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC) kêu gọi bầu cử sớm sau các vụ đụng độ đẫm máu tại Khartoum, làm hơn 30 người thiệt mạng.

Quân đội Sudan tuyên bố tổng tuyển cử sau vụ bạo lực ở Khartoum

Quân đội Sudan tuyên bố tổng tuyển cử sau vụ bạo lực ở Khartoum

VOV.VN - Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC) kêu gọi bầu cử sớm sau các vụ đụng độ đẫm máu tại Khartoum, làm hơn 30 người thiệt mạng.