Sri Lanka bắt đầu bầu tổng thống mới, sóng gió liệu đã qua?

VOV.VN - Quốc hội Sri Lanka hôm nay (16/7) nhóm họp, bắt đầu quy trình bầu chọn tổng thống mới, 2 ngày sau khi ông Gotabaya Rajapaksa gửi đơn từ chức.

Từ một quốc gia chưa từng bị đói, Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội chưa từng có kể từ khi giành độc lập năm 1948.

Khoảng trống quyền lực mà Tổng thống Gotabaya Rajapaksa để lại đã nhanh chóng được bù đắp với việc Thủ tướng Wickremesinghe được chỉ định là tổng thống lâm thời và đã tuyên thệ nhậm chức ngay ngày hôm qua (15/7). Ông Wickremesinghe sẽ tạm thời lãnh đạo đất nước cho đến khi Quốc hội bầu ra được người kế nhiệm ông Gotabaya Rajapaksa trong phần còn lại của nhiệm kỳ hiện nay, dự kiến kết thúc vào năm 2024. Nhà lãnh đạo Sri Lanka đã ngay lập tức thông báo thành lập một ủy ban đặc biệt để duy trì Nhà nước pháp quyền và hòa bình, đồng thời cam kết hỗ trợ tiến trình bầu chọn tổng thống mới.

“Dù trong thời gian ngắn, song tôi sẽ nỗ lực nhằm tạo nền tảng cho tổng thống mới, người sẽ được bầu vào tuần tới để tiến hành sửa đổi hiến pháp thứ 19 của đất nước một cách nhanh chóng. Tôi sẽ thực hiện ngay lập tức các bước cần thiết để thiết lập pháp quyền và hòa bình của đất nước. Chúng tôi sẽ tạo ra môi trường tốt nhất để các nghị sĩ bày tỏ quan điểm của mình một cách độc lập”, ông Wickremesinghe nói.

Ông Wickremesinghe trở thành tổng thống lâm thời của Sri Lankasau khi ông Rajapaksa rời khỏi đất nước để đến Maldives và sau đó là Singapore. Tuy nhiên, bản thân nhà lãnh đạo này và hiện cũng là ứng cử viên duy nhất của đảng cầm quyền cũng đang phải đối mặt với những lời kêu gọi và sức ép từ chức. Theo Hiến pháp Sri Lanka, tổng thống mới sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới và sau đó đưa ra Quốc hội để thông qua. Dự kiến các đề cử ứng cử viên Tổng thống sẽ được công bố vào ngày 19/07 tới và các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu vào ngày 20/07.

Là đất nước nhiệt đới chưa từng thiếu lương thực, nhưng Sri Lanka hiện đã trở thành một quốc gia vỡ nợ. Kinh tế suy thoái dẫn đến bất ổn chính trị kéo dài nhiều năm đã thách thức khả năng chịu đựng của người dân. Quốc gia Nam Á không còn đủ ngoại tệ để nhập khẩu nhiên liệu, lương thực, thuốc men, các mặt hàng thiết yếu. Đồng tiền mất giá tới 80%, khan hiếm hàng hóa trầm trọng đẩy lạm phát lên cao tới 54,6% vào tháng 6 vừa qua, chất thêm gánh nặng lên vai người dân. Chính vì thế, người dân Sri Lanka hi vọng, đất nước sẽ nhanh chóng bầu ra được Tổng thống mới để giúp giải cứu nền kinh tế:

 “Nếu có thể tìm ra người phù hợp nhất thì mọi chuyện sẽ ổn. Còn nếu họ chỉ muốn có quyền lực thì mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đất nước sẽ không bao giờ tiến lên được”.

 “Những gì chúng tôi muốn nói với Tổng thống mới là hãy hành động để giải cứu nền kinh tế của đất nước”.

Sri Lanka đang phải đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế về một gói cứu trợ kinh tế song không phải với tư cách là một quốc gia đang phát triển, mà là một quốc gia vỡ nợ. Theo các nhà phân tích, Sri Lanka đang bước vào một thời kỳ bất định và bất kỳ ai trở thành tổng thống mới cũng sẽ phải đối mặt với vô vàn những thách thức, mà trước mắt là tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kép, hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc, tái cơ cấu các khoản nợ để nhận được các khoản cứu trợ mới của cộng đồng quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Sri Lanka tháo chạy khỏi đất nước
Tổng thống Sri Lanka tháo chạy khỏi đất nước

VOV.VN - Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước bằng máy bay quân sự vào sáng sớm 13/7 (giờ địa phương).

Tổng thống Sri Lanka tháo chạy khỏi đất nước

Tổng thống Sri Lanka tháo chạy khỏi đất nước

VOV.VN - Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước bằng máy bay quân sự vào sáng sớm 13/7 (giờ địa phương).

Sri Lanka: Hồi chuông cảnh báo cho những quốc gia ngập trong nợ nần
Sri Lanka: Hồi chuông cảnh báo cho những quốc gia ngập trong nợ nần

VOV.VN - Câu chuyện của Sri Lanka giờ đây đã trở thành câu chuyện cảnh báo cho những quốc gia đang ngập trong nợ nần hoặc đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Sri Lanka: Hồi chuông cảnh báo cho những quốc gia ngập trong nợ nần

Sri Lanka: Hồi chuông cảnh báo cho những quốc gia ngập trong nợ nần

VOV.VN - Câu chuyện của Sri Lanka giờ đây đã trở thành câu chuyện cảnh báo cho những quốc gia đang ngập trong nợ nần hoặc đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka
Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka

VOV.VN - Đây là một trong những đợt biểu tình lớn nhất tại Sri Lanka trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh lao đao, khốn cùng suốt nhiều tháng qua.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka

Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka

VOV.VN - Đây là một trong những đợt biểu tình lớn nhất tại Sri Lanka trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh lao đao, khốn cùng suốt nhiều tháng qua.

Người biểu tình ở Sri Lanka chiếm tư dinh tổng thống, đốt nhà thủ tướng
Người biểu tình ở Sri Lanka chiếm tư dinh tổng thống, đốt nhà thủ tướng

VOV.VN - Những người biểu tình đã xông vào dinh thự riêng của tổng thống và thủ tướng Sri Lanka do giận dữ về cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ tại quốc gia này.

Người biểu tình ở Sri Lanka chiếm tư dinh tổng thống, đốt nhà thủ tướng

Người biểu tình ở Sri Lanka chiếm tư dinh tổng thống, đốt nhà thủ tướng

VOV.VN - Những người biểu tình đã xông vào dinh thự riêng của tổng thống và thủ tướng Sri Lanka do giận dữ về cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ tại quốc gia này.

Tổng thống và thủ tướng Sri Lanka từ chức, Chủ tịch Quốc hội tạm nắm quyền
Tổng thống và thủ tướng Sri Lanka từ chức, Chủ tịch Quốc hội tạm nắm quyền

VOV.VN - Tổng thống và Thủ tướng Sri Lanka đã đồng ý từ chức vào ngày 9/7, ngày hỗn loạn nhất tại quốc gia này sau nhiều tháng bất ổn chính trị.

Tổng thống và thủ tướng Sri Lanka từ chức, Chủ tịch Quốc hội tạm nắm quyền

Tổng thống và thủ tướng Sri Lanka từ chức, Chủ tịch Quốc hội tạm nắm quyền

VOV.VN - Tổng thống và Thủ tướng Sri Lanka đã đồng ý từ chức vào ngày 9/7, ngày hỗn loạn nhất tại quốc gia này sau nhiều tháng bất ổn chính trị.