Tấn công Syria, Mỹ được gì mất gì?

VOV.VN - Tưởng chừng như đánh Syria trong nay mai, Tổng thống Obama bất ngờ thông báo sẽ thỉnh thị Quốc hội trước.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31/8, có động thái gây bất ngờ khi thông báo quyết định sẽ tấn công Syria, song chỉ khi nhận được sự ủng hộ của Quốc hội. Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc, trước mắt sẽ chưa có bất kỳ một cuộc can thiệp quân sự nào vào Syria.

Phát biểu với các phóng viên tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nước này cần phải tấn công các cơ sở của Chính phủ Syria nhằm đáp trả cái mà ông gọi là cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Lính Mỹ (ảnh: wikimedia)


Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh việc ông sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ bỏ phiếu để cho phép chính quyền nước này triển khai hành động quân sự chống Syria.

“Tôi từ lâu đã tin tưởng rằng, sức mạnh của chúng ta không chỉ nằm ở sức mạnh quân sự, mà  còn nằm ở chỗ: chính phủ Mỹ là một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Và đó là lí do tại sao tôi đưa ra quyết định thứ 2. Tôi sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn sử dụng vũ lực từ phía Quốc hội, nơi đại diện cho tiếng nói của người dân Mỹ”.

Đây là một tuyên bố gây ngạc nhiên bởi diễn biến những ngày qua đều cho thấy khả năng cao Mỹ sẽ đơn phương tấn công quân sự Syria.

Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí còn tuyên bố, Tổng thống  Obama đã yêu cầu Bộ Quốc phòng chuẩn bị cho mọi tình huống liên quan Syria và Lầu năm góc đã sẵn sàng để thực hiện bất kỳ lựa chọn nào mà Tổng thống quyết định.

Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên hơn cả là tuyên bố đưa ra ngay sau khi chính phủ Syria tuyên bố, quân đội nước này đã được huy động và tất cả đã sẵn sàng để đối phó với bất kỳ cuộc can thiệp nào có thể xảy ra. Cùng với đó, Nga và Iran, 2 nước tới nay vẫn phản đối mọi cuộc can thiệp vào Syria hôm qua cũng một lần nữa lên tiếng cảnh báo Mỹ.

Theo các nhà phân tích, sự thay đổi đường hướng bất ngờ này dường như cho thấy Tổng thống Mỹ Obama đang tìm cách kéo dài thời gian để vận động, tìm kiếm sự ủng hộ ngay trong nội bộ nước Mỹ cũng như sự ủng hộ từ các quốc gian đồng minh nhằm tránh cho nước Mỹ ở vào hoàn cảnh đơn phương hành động. Bởi ngay trong lúc Tổng thống Obama phát biểu ở Vườn Hồng, những người biểu tình tại thủ đô Syria đã hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ bày tỏ sự phản đối hành động can thiệp quân sự của Mỹ và Syria.

Ngay cả những người tị nạn Syria cũng phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của Mỹ.

“Tôi phản đối một cuộc can thiệp của Mỹ. Tại sao họ lại can dự vào công việc của Syria,” một người tị nạn nói. “Chúng tôi không giống như người Iraq. Liệu những gì xảy ra tại Iraq có xảy ra tại Syria. Tôi phản đối điều này.”

“Tôi không ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Syria, bởi người Mỹ chưa bao giờ cho chúng ta thấy cuộc can thiệp của họ là vì nền dân chủ. Họ chỉ hành động vì tham vọng của mình, đặc biệt là vì các lợi ích kinh tế.”

Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, Hạ viện nước này sẽ xem xét một hành động quân sự chống Syria vào ngày 9/9.

Tuy nhiên, kết quả cuộc tranh luận tại Quốc hội là không chắc chắn, bởi nhiều nghị sĩ tới nay vẫn còn do dự, trong đó có cả các nghị sĩ đảng dân chủ. Đây có thể xem là một canh bạc cực kỳ lớn với Tổng thống Obama, người có mối quan hệ khá nhạt nhòa với các nghị sĩ, đặc biệt là những nghị sĩ Cộng hòa.

Tổng thống Obama có nguy cơ phải chịu chung số phận cùng Thủ tướng Anh David Cameron, người đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu yêu cầu quốc hội cho phép hành động quân sự chống Syria. Theo Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một hành động quân sự đơn giản chỉ để gửi đi thông điệp hay cứu vãn thể diện, không phải là vì lợi ích quốc gia.

Chính vì thế, theo các nhà phân tích, quyết định của Tổng thống Obama cho thấy ông vẫn khá thận trọng với giải pháp quân sự cho Syria. Bởi, cái giá phải trả cho một quyết định như thế có thể là rất lớn.

Tấn công bằng tên lửa chống lại lực lượng của ông Assad sẽ không biến Syria thành một nền dân chủ ổn định. Mỹ sẽ không thể kết thúc cuộc nội chiến tại đất nước Trung Đông này. Theo tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, sử dụng lực lượng quân sự có thể thay đổi cán cân quân sự, nhưng không thể giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo cơ bản và lịch sử, nguồn gốc của cuộc xung đột này.

Hơn nữa, một hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Syria sẽ được cho là tấn công vào người Hồi giáo, thống trị Trung Đông và củng cố hình ảnh của mình. Điều này sẽ khiến cho tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực chắc chắn sẽ giảm đi nhiều và dẫn đến bất ổn hơn nữa tại một khu vực có giá trị chiến lược và kinh tế quan trọng đối với các quốc gia phương Tây.

Hiện chưa rõ Quốc hội Mỹ sẽ quyết định như thế nào, song chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa được và mất, trong khi ngay trong chính nước Mỹ cũng còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Putin: Mỹ cáo buộc Syria dùng vũ khí hóa học là vô lý
Putin: Mỹ cáo buộc Syria dùng vũ khí hóa học là vô lý

Tổng thống Putin cũng yêu cầu Hoa Kỳ công bố bằng chứng về việc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Putin: Mỹ cáo buộc Syria dùng vũ khí hóa học là vô lý

Putin: Mỹ cáo buộc Syria dùng vũ khí hóa học là vô lý

Tổng thống Putin cũng yêu cầu Hoa Kỳ công bố bằng chứng về việc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Các Ngoại trưởng Arab họp gấp về tình hình Syria
Các Ngoại trưởng Arab họp gấp về tình hình Syria

VOV.VN - Trước đó, cuộc họp này dự kiến được tổ chức vào ngày 3/9.

Các Ngoại trưởng Arab họp gấp về tình hình Syria

Các Ngoại trưởng Arab họp gấp về tình hình Syria

VOV.VN - Trước đó, cuộc họp này dự kiến được tổ chức vào ngày 3/9.

Syria chĩa 500 tên lửa Scud về phía Israel
Syria chĩa 500 tên lửa Scud về phía Israel

VOV.VN -Quân đội Syria đã cảnh báo: "Nếu Damascus bị tấn công, Tel Aviv sẽ trở thành mục tiêu..."

Syria chĩa 500 tên lửa Scud về phía Israel

Syria chĩa 500 tên lửa Scud về phía Israel

VOV.VN -Quân đội Syria đã cảnh báo: "Nếu Damascus bị tấn công, Tel Aviv sẽ trở thành mục tiêu..."

Nga - Mỹ tiếp tục căng thẳng về vấn đề Syria
Nga - Mỹ tiếp tục căng thẳng về vấn đề Syria

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ đã hủy bỏ cuộc điện đàm với Nga do hai bên đang có mâu thuẫn trong việc xử lý tình hình tại Syria.

Nga - Mỹ tiếp tục căng thẳng về vấn đề Syria

Nga - Mỹ tiếp tục căng thẳng về vấn đề Syria

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ đã hủy bỏ cuộc điện đàm với Nga do hai bên đang có mâu thuẫn trong việc xử lý tình hình tại Syria.

Mỹ sẽ không tấn công Syria trước ngày 9/9
Mỹ sẽ không tấn công Syria trước ngày 9/9

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama ngày 1/9 cho biết, ông sẽ tìm kiếm sự cho phép của Quốc hội trước khi tiến hành các hoạt động quân sự tại Syria.

Mỹ sẽ không tấn công Syria trước ngày 9/9

Mỹ sẽ không tấn công Syria trước ngày 9/9

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama ngày 1/9 cho biết, ông sẽ tìm kiếm sự cho phép của Quốc hội trước khi tiến hành các hoạt động quân sự tại Syria.

Pháp sẽ chờ quyết định của quốc hội về Syria
Pháp sẽ chờ quyết định của quốc hội về Syria

VOV.VN - Đến lượt Văn phòng Tổng thống Pháp thông báo sẽ xin ý kiến Quốc hội về việc đánh hay không đánh Syria.

Pháp sẽ chờ quyết định của quốc hội về Syria

Pháp sẽ chờ quyết định của quốc hội về Syria

VOV.VN - Đến lượt Văn phòng Tổng thống Pháp thông báo sẽ xin ý kiến Quốc hội về việc đánh hay không đánh Syria.

Nhà Trắng đề nghị Quốc hội cho can thiệp quân sự vào Syria
Nhà Trắng đề nghị Quốc hội cho can thiệp quân sự vào Syria

VOV.VN -Dự thảo nghị quyết nói rằng tấn công quân sự nhằm ngăn khả năng sử dụng vũ khí hoá học và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

Nhà Trắng đề nghị Quốc hội cho can thiệp quân sự vào Syria

Nhà Trắng đề nghị Quốc hội cho can thiệp quân sự vào Syria

VOV.VN -Dự thảo nghị quyết nói rằng tấn công quân sự nhằm ngăn khả năng sử dụng vũ khí hoá học và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

Nhóm thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ đã rời Syria
Nhóm thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ đã rời Syria

VOV.VN - Phát ngôn viên LHQ cho biết nhóm nghiên cứu đã rời Syria sáng sớm 31/8 và mang theo bộ "sưu tập mẫu và bằng chứng".

Nhóm thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ đã rời Syria

Nhóm thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ đã rời Syria

VOV.VN - Phát ngôn viên LHQ cho biết nhóm nghiên cứu đã rời Syria sáng sớm 31/8 và mang theo bộ "sưu tập mẫu và bằng chứng".

Canada kêu gọi G20 tập trung vào kinh tế thay vì Syria
Canada kêu gọi G20 tập trung vào kinh tế thay vì Syria

VOV.VN - Dù không can dự vào Syria, Canada vẫn ủng hộ Mỹ trừng phạt chính quyền Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.

Canada kêu gọi G20 tập trung vào kinh tế thay vì Syria

Canada kêu gọi G20 tập trung vào kinh tế thay vì Syria

VOV.VN - Dù không can dự vào Syria, Canada vẫn ủng hộ Mỹ trừng phạt chính quyền Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.

2/3 người dân Pháp phản đối tham gia tấn công Syria
2/3 người dân Pháp phản đối tham gia tấn công Syria

VOV.VN -Theo Cơ quan khảo sát BVA của Pháp, 64% số người tham gia khảo sát cho biết, họ phản đối việc can thiệp quân sự vào Syria.

2/3 người dân Pháp phản đối tham gia tấn công Syria

2/3 người dân Pháp phản đối tham gia tấn công Syria

VOV.VN -Theo Cơ quan khảo sát BVA của Pháp, 64% số người tham gia khảo sát cho biết, họ phản đối việc can thiệp quân sự vào Syria.