Tăng tốc chương trình COVAX, thế giới quyết tâm đẩy lùi đại dịch Covid-19

VOV.VN - Liên Hợp Quốc đang tích cực đẩy nhanh việc phân phối vaccine Covid-19 theo Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX trong bối cảnh hàng loạt quốc gia cổ vũ cho việc tiêm chủng nhằm đánh bại không chỉ virus ban đầu, mà còn cả các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Việc tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng “tiếp cận công bằng và hợp lý” đối với vaccine Covid-19, thông qua các cơ chế như COVAX lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong nỗ lực chung của toàn cầu nhằm sớm đẩy lùi đại dịch.

Tính tới 6h sáng 4/3, thế giới đã ghi nhận hơn 115,7 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 2,5 triệu ca tử vong, trong khi nhiều quốc gia đang phải kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại. Tại châu Âu, số ca mắc Covid-19 mới vẫn không ngừng tăng. Trong khi tình hình dịch bệnh cũng diễn biến hết sức phức tạp tại Mỹ Latinh với nguy cơ xuất hiện thêm nhiều biến thể mới nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2. Còn Châu Phi thì đang chật vật đối phó với làn sóng lây lan dịch Covid-19 thứ hai trong nỗi lo thiếu hoặc khó tiếp cận với vaccine, bởi trên thực tế chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 đại trà hiện được triển khai ở rất ít nước thuộc châu lục này.

Trước diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ đang được tăng tốc. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự kiến, đến cuối tháng 5, sẽ có 237 triệu liều vaccine Covid-19 được phân phối tới 142 nước tham gia chương trình này của Liên Hợp Quốc.

Tại châu Phi hàng triệu liều vaccine AstraZeneca đã được bàn giao cho các nước như Nigeria, Congo ngay trong những ngày đầu tiên của tháng 3 này. Trước đó, Ghana, và Côte d'Ivoire cũng đã nhận được vaccine để sớm triển khai tiêm chủng. Mới nhất, ngày hôm qua, lô vaccine ngừa Covid 19 đầu tiên cũng đã được chuyển tới Kenya, dự kiến ưu tiên dành để tiêm cho đội ngũ nhân viên y tế, những người trong tuyến đầu chống dịch tại nước này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Kenya, Mutahi Kagwe cho biết: "Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo chúng tôi cần phải tiêm phòng cho ít nhất 1/3 dân số để có thể phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng. Kenya có khoảng 400.000 nhân viên y tế trong cả nước. Chúng tôi cũng sẽ triển khai tiêm chủng ngừa cho các nhóm đối tượng ưu tiên khác.”

Colombia trong tuần này đã trở thành nước đầu tiên trong khu vực Mỹ Latinh, nhận được một lô vaccine của hãng dược Pfizer theo cơ chế COVAX. Các nước khác trong khu vực như Peru, El Salvador và Bolivia dự kiến cũng sẽ sớm nhận được vaccine từ COVAX. Theo số liệu của Tổ chức Y tế liên Mỹ, tới nay đã có khoảng 93 triệu người được chủng ngừa Covid-19 tại Mỹ Latinh. Từ nay cho đến tháng 5, khu vực này dự kiến sẽ được tiếp nhận tổng cộng 28,7 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ chương trình COVAX. Số người tiếp cận với vaccine thông qua cơ chế này sẽ tiếp tục tăng mạnh theo từng tháng và khoảng 280 triệu liều sẽ đến châu Mỹ và vùng Caribe vào cuối năm nay...

Còn tại châu Á, theo dự kiến từ nay đến giữa năm, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, mỗi nước sẽ nhận được hơn 10 triệu liều vaccine miễn phí theo chương trình COVAX.

Theo kế hoạch, trong năm nay, chương trình COVAX sẽ mua khoảng 1,8 tỷ liều vaccine để phân phối. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, COVAX là chương trình hợp tác hữu nghị chưa từng có tiền lệ, không chỉ thay đổi diễn biến đại dịch mà còn thay đổi cách thức thế giới ứng phó những tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai.

Dù hiện tại cơ chế COVAX đang gặp không ít những trở ngại từ tài chính cho tới nguồn cung và hậu cần, song Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Adhanom Ghebreyesus mới đây kêu gọi thế giới cùng hành động để cung cấp vaccine cho tất cả các quốc gia trong 100 ngày đầu tiên của năm 2021. Đây là một trong những mục tiêu đã công bố theo sáng kiến COVAX, mục tiêu còn lại là cung cấp 2 tỷ liều vào cuối năm nay. Việc ngày càng nhiều quốc gia có cơ hội tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 đang đem đến rất nhiều hy vọng có thể nhanh chóng kiểm soát đại dịch vốn làm chao đảo cả thế giới thời gian qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7
Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7

VOV.VN - Nhằm tăng tốc tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho khoảng 64% dân số nước này vào cuối năm nay. Còn Ấn Độ yêu cầu phòng tiêm mở cửa 24/7.

Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7

Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7

VOV.VN - Nhằm tăng tốc tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho khoảng 64% dân số nước này vào cuối năm nay. Còn Ấn Độ yêu cầu phòng tiêm mở cửa 24/7.

Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?
Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

VOV.VN - Tình trạng “khan hiếm” vaccine ngừa Covid-19 tồn tại trên phần lớn châu Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn cho người dân.

Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

VOV.VN - Tình trạng “khan hiếm” vaccine ngừa Covid-19 tồn tại trên phần lớn châu Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn cho người dân.

Hai người Hàn Quốc tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19
Hai người Hàn Quốc tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Hai bệnh nhân này đều có nhiều bệnh lý nền. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân tử vong có liên hệ với vaccine ngừa Covid-19.

Hai người Hàn Quốc tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19

Hai người Hàn Quốc tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Hai bệnh nhân này đều có nhiều bệnh lý nền. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân tử vong có liên hệ với vaccine ngừa Covid-19.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc lợi dụng vaccine Covid-19 để mở rộng tầm ảnh hưởng
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc lợi dụng vaccine Covid-19 để mở rộng tầm ảnh hưởng

VOV.VN - Ông Quách Vệ Dân, người phát ngôn kỳ họp Chính hiệp khẳng định, nước này luôn đặt các tiêu chí về độ an toàn và hiệu quả của vaccine lên hàng đầu.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc lợi dụng vaccine Covid-19 để mở rộng tầm ảnh hưởng

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc lợi dụng vaccine Covid-19 để mở rộng tầm ảnh hưởng

VOV.VN - Ông Quách Vệ Dân, người phát ngôn kỳ họp Chính hiệp khẳng định, nước này luôn đặt các tiêu chí về độ an toàn và hiệu quả của vaccine lên hàng đầu.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19
Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19
Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Theo Đảng Cộng sản Mỹ, thành công của Việt Nam, Trung Quốc, và Cuba trong khống chế dịch bệnh Covid-19 không phải là do may mắn mà bắt nguồn trước tiên từ thể chế chính trị XHCN của các nước này.

Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19

Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Theo Đảng Cộng sản Mỹ, thành công của Việt Nam, Trung Quốc, và Cuba trong khống chế dịch bệnh Covid-19 không phải là do may mắn mà bắt nguồn trước tiên từ thể chế chính trị XHCN của các nước này.