Tàu thám hiểm Mặt Trời của Ấn Độ đến đích thành công

VOV.VN - Ngày 6/1, tàu du hành có nhiệm vụ khám phá Mặt Trời của Ấn Độ với tên gọi Aditya-L1 đã hoàn tất hành trình và đạt đến điểm đích cuối cùng là quỹ đạo xung quanh điểm Lagrange L1. Đây được coi là cột mốc khoa học quan trọng mới của Ấn Độ.

Tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1 do Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) chế tạo, được phóng lên không gian hồi tháng 9 năm ngoái, từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở đảo Sriharikota, bang Andhra Pradesh. Sau khoảng thời gian 4 tháng, tàu Aditya-L1 đã hoàn tất hành trình di chuyển và đến được quỹ đạo xung quanh điểm Lagrange 1 (L1) trong không gian, cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km.

Tại vị trí chiến lược này, Aditya-L1 có thể liên tục quan sát Mặt Trời mà không bị cản trở bởi nhật thực hoặc che khuất. Điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các hoạt động của Mặt Trời và những tác động đến thời tiết không gian theo thời gian thực. Dự kiến, tàu Aditya-L1 sẽ thực hiện nhiệm vụ trong khoảng 5 năm.

Aditya L1 mang theo 7 thiết bị khác nhau. Bốn trong số đó sẽ có nhiệm vụ quan sát ánh sáng từ Mặt Trời. Ba thiết bị còn lại sẽ đo các thông số tại chỗ của plasma và từ trường. Ngoài ra, dữ liệu của tàu thăm dò sẽ giúp xác định trình tự các quá trình dẫn đến các sự kiện phun trào Mặt Trời, góp phần hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết trong không gian.

Ngay sau khi tàu Aditya-L1 di chuyển thành công vào quỹ đạo đích cuối cùng, Tổng giám đốc ISRO, Tiến sĩ Somanath cho biết, sứ mệnh không gian quan trọng này không chỉ của riêng Ấn Độ mà của toàn thế giới. Người đứng đầu ISRO cho biết, các nhà khoa học đã phải thực hiện một số chỉnh sửa để vệ tinh không gian có thể được đặt ở điểm chính xác.

Trong khi Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh cho biết: "Đây là câu chuyện thành công thứ ba trong bộ ba câu chuyện thành công của ISRO. Đầu tiên là Chandrayaan, thiết bị đầu tiên trên thế giới đáp xuống cực Nam của Mặt trăng, vệ tinh XPoSat đã đi khám phá bức xạ trong không gian và bây giờ là Aditya- L1 sẽ khám phá những bí ẩn của Mặt Trời".

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chúc mừng các nhà khoa học nước này vì “chiến công phi thường”, đồng thời cho rằng sứ mệnh là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của họ. Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi những lĩnh vực khoa học mới vì lợi ích của nhân loại.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ ghi thêm dấu mốc mới khi tàu thăm dò Mặt trời đến đích theo kế hoạch
Ấn Độ ghi thêm dấu mốc mới khi tàu thăm dò Mặt trời đến đích theo kế hoạch

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua (6/1) vui mừng thông báo, tàu thăm dò Mặt trời Aditya 1 của nước này đã đến đích trong khung thời gian 4 tháng theo kế hoạch. Đây là sứ mệnh thăm dò Mặt trời đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Ấn Độ ghi thêm dấu mốc mới khi tàu thăm dò Mặt trời đến đích theo kế hoạch

Ấn Độ ghi thêm dấu mốc mới khi tàu thăm dò Mặt trời đến đích theo kế hoạch

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua (6/1) vui mừng thông báo, tàu thăm dò Mặt trời Aditya 1 của nước này đã đến đích trong khung thời gian 4 tháng theo kế hoạch. Đây là sứ mệnh thăm dò Mặt trời đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa
Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa

VOV.VN - Sao Hỏa thường được gọi là Hành tinh Đỏ nhưng bầu khí quyển của nó lại có màu xanh. Sử dụng ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO) - tàu quỹ đạo đang nghiên cứu sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà khoa học đã lần đầu tiên quan sát được bầu trời sao Hỏa phát ra ánh sáng xanh lá cây.

Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa

Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa

VOV.VN - Sao Hỏa thường được gọi là Hành tinh Đỏ nhưng bầu khí quyển của nó lại có màu xanh. Sử dụng ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO) - tàu quỹ đạo đang nghiên cứu sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà khoa học đã lần đầu tiên quan sát được bầu trời sao Hỏa phát ra ánh sáng xanh lá cây.

Phát hiện bất ngờ về “hành tinh cấm” nằm ngoài Hệ Mặt trời
Phát hiện bất ngờ về “hành tinh cấm” nằm ngoài Hệ Mặt trời

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh lớn bất thường quay quanh một ngôi sao nhỏ nằm cách Trái Đất 280 năm ánh sáng.

Phát hiện bất ngờ về “hành tinh cấm” nằm ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về “hành tinh cấm” nằm ngoài Hệ Mặt trời

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh lớn bất thường quay quanh một ngôi sao nhỏ nằm cách Trái Đất 280 năm ánh sáng.

Kiểu thời tiết kỳ lạ trên hành tinh quay quanh 2 Mặt trời
Kiểu thời tiết kỳ lạ trên hành tinh quay quanh 2 Mặt trời

VOV.VN - Kính thiên văn James Webb của NASA đã phát hiện ra các đám mây hỗn loạn trên một hành tinh xa xôi quay quanh 2 ngôi sao.

Kiểu thời tiết kỳ lạ trên hành tinh quay quanh 2 Mặt trời

Kiểu thời tiết kỳ lạ trên hành tinh quay quanh 2 Mặt trời

VOV.VN - Kính thiên văn James Webb của NASA đã phát hiện ra các đám mây hỗn loạn trên một hành tinh xa xôi quay quanh 2 ngôi sao.

Mưa sao băng sáng lòa ấn tượng trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ
Mưa sao băng sáng lòa ấn tượng trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Một cơn mưa sao băng lớn thắp sáng bầu trời miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ mớii đây. Cùng chiêm ngưỡng cảnh tượng này qua clip sau.

Mưa sao băng sáng lòa ấn tượng trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ

Mưa sao băng sáng lòa ấn tượng trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Một cơn mưa sao băng lớn thắp sáng bầu trời miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ mớii đây. Cùng chiêm ngưỡng cảnh tượng này qua clip sau.

Vì sao bầu trời có màu xanh?
Vì sao bầu trời có màu xanh?

VOV.VN - Vì sao bầu trời có màu xanh? Đó không phải là sự phản chiếu của các đại dương trên Trái Đất. Câu trả lời thực sự liên quan đến một vài kiến thức vật lý.

Vì sao bầu trời có màu xanh?

Vì sao bầu trời có màu xanh?

VOV.VN - Vì sao bầu trời có màu xanh? Đó không phải là sự phản chiếu của các đại dương trên Trái Đất. Câu trả lời thực sự liên quan đến một vài kiến thức vật lý.