Thế giới 24h: Biển Đông “nóng” trước động thái mới của Trung, Nhật

VOV.VN-Ngày 12/4, Trung Quốc phản bác những lời công kích của G7 về vấn đề Biển Đông; cùng ngày báo Nhật đưa tin, 2 tàu Nhật đã cập cảng Cam Ranh, Việt Nam.

1. Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận của mình vào hôm 12/4 sau khi ngoại trưởng Nhóm các nước phát triển G7 tuyên bố họ cực lực phản đối các khiêu khích ở Biển Đông và biển Hoa Đông. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo: “Chúng tôi hối thúc các quốc gia thành viên G7 tôn trong cam kết của mình không nghiêng về bên nào trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ”. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Lục Khảng. (ảnh: Tân Hoa xã).

Thông cáo nói rằng G7 nên tập trung vào hợp tác và quản trị nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy yếu, thay vì kích động các tranh chấp.

Hôm 11/4 sau khi gặp gỡ ở thành phố Hiroshima của Nhật Bản, các ngoại trưởng G7 cho biết họ phản đối “ bất cứ hành động đơn phương có tính chất hăm dọa, cưỡng ép hoặc khiêu khích có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần hết Biển Đông – nơi có trữ lượng lớn về dầu khí. Nước này đang xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên các rạn san hô nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền sai trái của mình.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố nước này có quyền xây dựng trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và ngang nhiên tuyên bố điều này không hề cản trở tự do hàng hải và hàng không ở hai biển này. 

Lời lẽ “quen thuộc” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Chúng tôi hối thúc các nước G7 tôn trọng đầy đủ nỗ lực của các nước trong khu vực, ngừng đưa ra các nhận xét thiếu trách nhiệm và thực hiện các hành động vô trách nhiệm, và thực sự đóng vai trò xây dựng vì hòa bình và ổn định khu vực”. 

2. Ngày 12/4, các hãng tin lớn của Nhật Bản như Kyodo, Yomiuri, Sankei...đều đăng tin hai tàu mang số hiệu ARIAKE và SETOGIRI của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đã cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam. 

Hình ảnh tàu Nhật cập cảng Cam Ranh đăng trên trang yomiuri.co.jp.

Theo tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên tàu Hải quân Nhật Bản cập cảng Cam Ranh. 

Theo các hãng tin, việc tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh thể hiện mục đích của Nhật Bản là mong muốn kiềm chế hành vi quân sự hóa của Trung Quốc đang càng gia tăng tại Biển Đông.

Liên quan tới việc này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani trong buổi họp báo sáng 12/4 đã nhấn mạnh rằng, Nhật Bản mong muốn phát triển hợp tác quốc phòng với Việt Nam; đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ cũng như nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước nằm trong khu vực Biển Đông vì hòa bình và ổn định của khu vực.

Ông cũng cho biết thêm rằng việc bảo vệ an ninh biển và tự do hàng hải là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản. 

3. Tổng thống Ukraine Poroshenko nhấn mạnh, Ukraine cần phải thành lập được một liên minh mới trong ngày 12/4.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 11/4 kêu gọi các nghị sỹ quốc hội nước này nhanh chóng thành lập một liên minh mới và bỏ phiếu bầu chọn một thủ tướng mới, sau khi Thủ tướng Ukraine Yasenyuk tuyên bố từ chức vào ngày 10/4. 

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh AFP).

Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh, Ukraine cần phải thành lập được một liên minh mới trong ngày 12/4, đồng thời đề cử Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm, ông Volodymyr Groysman vào chức vụ Thủ tướng.

Ông Groysman 38 tuổi được đánh giá là một người khôn ngoan, một chính trị gia có sức thuyết phục lớn và tạo được niềm tin ở các đảng phái.

Ông Groysman trước đó đã tuyên bố sẽ can thiệp vào những nỗ lực cải cách từ phía Thủ tướng Yasenyuk nhằm hướng Ukraine có đủ các điều kiện để hưởng các khoản viện trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). 

4. Ngày 11/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, nước này đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công quân sự bên trong lãnh thổ Syria để ngăn chặn việc cung cấp vũ khí cho lực lượng phiến quân Hezbollah -  một tổ chức bị quốc gia này liệt vào danh sách khủng bố. Đây là lần đầu tiên Israel thừa nhận hành vi can thiệp quân sự của mình ở Syria. 

Thủ tướng Israel

Phát biểu trên của Thủ tướng Israel được đưa ra ngay trong chuyến thăm tới một đơn vị quân sự nước này tại Cao nguyên Golan, gần khu vực biên giới tiếp giáp với Syria. 

Ông Netanyahu nhấn mạnh: “Chúng ta phải hành động khi thấy cần thiết, bao gồm cả các hoạt động quân sự bên kia biên giới. Hàng chục cuộc tấn công đã được triển khai để ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí cho phiến quân Hezbollah”.

Tuy nhiên, Thủ tướng Israel không nêu rõ các cuộc tấn công trên là không kích hay tấn công trên bộ.

5. Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Tối cao Syria Hisham Al Shaar hôm 11/4 cho biết, trong cuộc bầu cử tới đây, người dân Syria tại các tỉnh như Idlib, Raqqa, Aleppo và Deir al-Zour và nhiều tỉnh thành khác sẽ có thể bỏ phiếu tại các trung tâm bầu cử được dựng lên tại các khu vực hành chính ở Syria. 

Người dân Syria bên đống đổ nát do chiến tranh. Ảnh: Independent.

Hàng nghìn ứng cử viên sẽ chạy đua vào các vị trí Quốc hội Syria lần này. Đây là cuộc bầu cử Quốc hội Syria thứ 2 kể từ khi nội chiến bùng phát tại Syria từ năm 2011 đến nay. Ảnh các ứng cử viên đã được treo trên khắp các đường phố của thủ đô Damascus trong những ngày qua. 

Nhiều người dân Syria cho biết, họ hy vọng sự kiện này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tương lai của họ và đất nước./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h: G7 thảo luận về Biển Đông, Trung Quốc ra “yêu sách”
Thế giới 24h: G7 thảo luận về Biển Đông, Trung Quốc ra “yêu sách”

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị G7 không thảo luận các vấn đề “tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ”.

Thế giới 24h: G7 thảo luận về Biển Đông, Trung Quốc ra “yêu sách”

Thế giới 24h: G7 thảo luận về Biển Đông, Trung Quốc ra “yêu sách”

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị G7 không thảo luận các vấn đề “tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ”.

Hai tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam
Hai tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên tàu Hải quân Nhật Bản cập cảng Cam Ranh. 

Hai tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam

Hai tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên tàu Hải quân Nhật Bản cập cảng Cam Ranh. 

Người Việt tại Nhật Bản phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Người Việt tại Nhật Bản phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN - Chiều nay (10/4), tại Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra cuộc tuần hành phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông của Trung Quốc.

Người Việt tại Nhật Bản phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Người Việt tại Nhật Bản phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN - Chiều nay (10/4), tại Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra cuộc tuần hành phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông của Trung Quốc.

Người Việt ở 5 nước biểu tình phản đối Trung Quốc ở Biển Đông
Người Việt ở 5 nước biểu tình phản đối Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Người Việt ở Nhật, Hàn, Đức, Pháp và Philippines đã thu hút sự chú ý của dư luận nước sở tại bằng tiếng nói phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Người Việt ở 5 nước biểu tình phản đối Trung Quốc ở Biển Đông

Người Việt ở 5 nước biểu tình phản đối Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Người Việt ở Nhật, Hàn, Đức, Pháp và Philippines đã thu hút sự chú ý của dư luận nước sở tại bằng tiếng nói phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông
Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Sau khi Nhóm G7 công kích Trung Quốc có các hành vi khiêu khích trên Biển Đông, Trung Quốc đã tức giận lên tiếng phản bác.

Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông

Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Sau khi Nhóm G7 công kích Trung Quốc có các hành vi khiêu khích trên Biển Đông, Trung Quốc đã tức giận lên tiếng phản bác.