Thế giới 24h: Cú chạm cốc miễn cưỡng và Syria trong cuộc gặp Mỹ - Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “gặp” nhau, cụng ly và nhìn nhau trong sự lạnh nhạt.

1.Trưa 28/9 (giờ địa phương) tại trụ sở Liên Hợp Quốc, lãnh đạo các nước tham dự phiên họp của Đại hội đồng LHQ đã được mời dự tiệc chiêu đãi do Tổng Thư ký Ban Ki-môn chủ trì. 

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon ngồi giữa Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin, với tư cách là người gìn giữ hòa bình có kinh nghiệm nhất thế giới. Tổng thống Mỹ đã nâng ly “cheers” và nói "chúc chúng ta không bao giờ từ bỏ mưu cầu hòa bình".

Tổng thống Mỹ Barack Obama chào mừng các nhà lãnh đạo thế giới ngồi cùng bàn, nhưng khi đến chỗ của tổng thống Nga Vladimir Putin, cái nhìn của ông dường như đông cứng lại và nụ cười tắt dần. 

Hai người nhìn chằm chằm vào nhau và sau đó cụng ly. Ông Putin nở một nụ cười nhẹ kín đáo. Sau đó, 2 nguyên thủ có cuộc gặp kín để bàn về tình hình Ukraine và Syria.

2.Nga ngày 28/9 tuyên bố sẽ đóng cửa không phận với các chuyến bay của Ukrainian airlines từ 25/10, đáp trả vụ Ukraine cấm bay đối với hãng Aeroflot.

Tass dẫn thông báo của người phát ngôn Bộ giao thông Nga rằng Moscow quyết định đóng cửa không phận với những chuyến bay từ Kiev sau khi Ukraine tuyên bố cấm các chuyến bay của hãng Aeroflot bay qua không phận từ 25/10.

Nga đóng cửa không phận với Ukrainian airlines theo chỉ thị của Thủ tướng Dmitry Medvedev. (ảnh: RIA)

Theo AFP, hôm 16/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bất ngờ mở rộng danh sách trừng phạt Nga bao gồm 105 doanh nghiệp và 400 cá nhân. Theo đó, ngày 25/9, Chính phủ Ukraine công bố áp đặt lệnh cấm các chuyến bay của các hãng hàng không Nga là hãng Aeroflot và Transaero, không được phép bay qua lãnh thổ nước này bắt đầu từ ngày 25/10.

Về phía Nga, Cơ quan vận tải Nga cho biết, họ đóng cửa không phận với hãng Ukrainian airlines theo chỉ thị của Thủ tướng Dmitry Medvedev.

3.Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck hôm nay (29/9) nộp hồ sơ lên Tòa án Hình sự Bangkok kiện ngược lại Viên Chưởng lý quốc gia về cách xử lý vụ truy tố bà.

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck kiện ngược lại Viên Chưởng lý quốc gia (ảnh: Bangkok Post).

Theo bản luận tội hồi đầu năm nay, bà Yingluck đã bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 5 năm. Mặc dù vậy, Viên Chưởng lý quốc gia Thái Lan vẫn tiếp tục đưa một cáo trạng hình sự chống lại bà liên quan đến vụ việc này.

Trong hồ sơ trình lên tòa án hôm nay, cựu  Thủ tướng Yingluck cho rằng, Viên Chưởng lý quốc gia Thái Lan và một số thân tín đã lơ là trách nhiệm và chủ ý muốn hủy hoại sự nghiệp chính trị của bà. Sau khi nhận được hồ sơ, Tòa án Hình sự Bangkok sẽ xem xét có tiếp nhận vụ việc này hay không.

4. Một nhóm cảnh vệ tiến hành đảo chính ở Burkina Faso từ chối hạ vũ khí sau khi đảo chính thất bại và được lệnh phải giải tán và hạ vũ khí.

Tham mưu trưởng lục quân nước này đã lên án các cảnh vệ Tổng thống đã hăm dọa những người thực thi nhiệm vụ tước khí giới đối với họ. Tổng thống lâm thời Michel Kafando đã chính thức được đưa trở lại vị trí lãnh đạo vào tuần trước sau khi quân đội nước này cùng một số lãnh đạo Tây Phi ra tay can thiệp.

Đơn vị cảnh vệ Tổng thống Burkina Faso được coi là lực lượng được huấn luyện tốt nhất ở quốc gia này. (Ảnh: AFP)

Vào cuối tuần trước, chính quyền của Tổng thống này đã ra lệnh giải tán đơn vị cảnh vệ Tổng thống. Đơn vị cảnh vệ này bao gồm 1.200 tay súng được huấn luyện kỹ càng trung thành với ông Blaise Compaore, người cầm quyền lâu dài ở quốc gia này và bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy vào năm 2014.

Vào ngày 16/9 vừa rồi, các thành viên đơn vị cảnh vệ đã xông vào phòng nội các bắt giữ tổng thống lâm thời, thủ tướng và những người khác. Lãnh đạo nhóm đảo chính Tướng Gilbert Diendere cho biết ông ta cướp chính quyền do có kế hoạch giải tán đơn vị cảnh vệ và loại bỏ các đồng minh của ông Compaore khỏi cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Ít nhất 10 người đã thiệt mạng và hơn 100 bị thương trong các cuộc đụng độ tiếm quyền.

5. Hôm qua (28/9), Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên cho thấy có nước chảy trên bề mặt Sao Hỏa.

Ông John Grunsfeld, Giám đốc Dự án Khoa học của NASA công bố bằng chứng trên sao Hỏa. (ảnh: Getty)

Các nhà khoa học NASA đã phân tích dự liệu từ tàu thăm dò và xác nhận có bằng chứng cho thấy nước đã chảy trên bề mặt hành tinh này trong những tháng mùa hè. Dù chưa xác định được nguồn nước và đặc tính của nước trên Sao Hỏa, song phát hiện này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của giới khoa học về việc hành tinh giống với Trái Đất nhất trong hệ mặt trời này có thể đang tồn tại sự sống của vi sinh vật. Điều này cũng làm tăng khả năng về sự sống trên Sao Hỏa.

Ông John Grunsfeld, Giám đốc Dự án Khoa học của NASA phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua cho biết: “Thông tin có nước trên Sao Hỏa là một điều tuyệt vời. Nó là một trong những lý do khiến tôi thấy rằng chúng ta cần thiết phải cử các nhà nghiên cứu lên Sao Hỏa để giải đáp câu hỏi “Đang có sự sống trên hành tinh đỏ hay không?”

Xem thêm: Ảnh mô phỏng “Trái Đất" mới phát hiện Kepler-452b

5. Vào khoảng 9h sáng nay - theo giờ địa phương (29/9), Bão Dujuan (Đỗ quyên) đổ bộ vào khu vực Đông Nam Trung Quốc khi tràn qua đảo Đài Loan.

Tại các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, bão có sức gió mạnh cấp 12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 tức 44.7m/s. Cũng trong sáng nay, cơ quan khí tượng Trung ương Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo lên mức màu đỏ để ứng phó với cơn bão này.

Bão Dujuan quét qua Đài Loan. (ảnh: AFP)

Để đối phó với bão Dujuan, trước đó, cơ quan chức năng Trung Quốc đã huy động các lực lượng công an, quân đội túc trực tại những nơi xung yếu, một số chuyến bay nội địa và quốc tế đã được huỷ bỏ, đồng thời đóng cửa các cảng biển, trường học, hàng nghìn tàu cá được kêu gọi quay vào bờ hoặc được hướng dẫn vào nơi trú ẩn an toàn.

Hiện cơ quan chức năng Trung Quốc đang thống kê những thiệt hại do bão Dujuan gây ra tuy nhiên do chính quyền và người dân các địa phương thuộc khu vực phía Đông Nam Trung Quốc đã làm tốt công tác phòng, chống bão nên đến thời điểm hiện tại thiệt hại do bão Dujuan gây ra tại Trung Quốc đại lục được đánh giá là không nặng nề như tại Đài Loan. Theo thống kê tại Đài Loan, cơn bão đã làm 2 người thiệt mạng, 6 người mất tích và hơn 300 người khác bị thương. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những hình ảnh đầu tiên về cuộc gặp Obama - Putin tại Liên Hợp Quốc
Những hình ảnh đầu tiên về cuộc gặp Obama - Putin tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa ông Obama và ông Putin sau 2 năm "lạnh giá" vì khủng hoảng Ukraine.

Những hình ảnh đầu tiên về cuộc gặp Obama - Putin tại Liên Hợp Quốc

Những hình ảnh đầu tiên về cuộc gặp Obama - Putin tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa ông Obama và ông Putin sau 2 năm "lạnh giá" vì khủng hoảng Ukraine.

60 phút phỏng vấn: Ông Putin lên án vai trò của Mỹ tại Syria
60 phút phỏng vấn: Ông Putin lên án vai trò của Mỹ tại Syria

VOV.VN- Trong khi Nga ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria al-Assad trong cuộc chiến chống IS thì Mỹ lại đang giúp tổ chức khủng bố này lớn mạnh lên.

60 phút phỏng vấn: Ông Putin lên án vai trò của Mỹ tại Syria

60 phút phỏng vấn: Ông Putin lên án vai trò của Mỹ tại Syria

VOV.VN- Trong khi Nga ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria al-Assad trong cuộc chiến chống IS thì Mỹ lại đang giúp tổ chức khủng bố này lớn mạnh lên.

Nhiều nước ủng hộ Tổng thống Syria
Nhiều nước ủng hộ Tổng thống Syria

VOV.VN - Trong bài phát biểu tại LHQ vào hôm qua, nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Syria.

Nhiều nước ủng hộ Tổng thống Syria

Nhiều nước ủng hộ Tổng thống Syria

VOV.VN - Trong bài phát biểu tại LHQ vào hôm qua, nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Syria.

8 điểm nhấn trong phát biểu của Tổng thống Nga Putin ở Liên Hợp Quốc
8 điểm nhấn trong phát biểu của Tổng thống Nga Putin ở Liên Hợp Quốc

VOV.VN- Phát biểu của Tổng thống Nga Putin tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đối lập sâu sắc với những gì Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố trước đó.

8 điểm nhấn trong phát biểu của Tổng thống Nga Putin ở Liên Hợp Quốc

8 điểm nhấn trong phát biểu của Tổng thống Nga Putin ở Liên Hợp Quốc

VOV.VN- Phát biểu của Tổng thống Nga Putin tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đối lập sâu sắc với những gì Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố trước đó.

Vì sao Pháp không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria?
Vì sao Pháp không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria?

VOV.VN - Sáng 27/9, Pháp thông báo tiến hành cuộc không kích đầu tiên nhằm vào vị trí của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria. 

Vì sao Pháp không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria?

Vì sao Pháp không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria?

VOV.VN - Sáng 27/9, Pháp thông báo tiến hành cuộc không kích đầu tiên nhằm vào vị trí của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria. 

Obama và Putin "cụng ly" lạnh nhạt trong bữa tiệc
Obama và Putin "cụng ly" lạnh nhạt trong bữa tiệc

VOV.VN -Hiếm khi nào lại có một cuộc cụng ly trong tiệc chiêu đãi của Liên Hợp Quốc lại lạnh nhạt thế.

Obama và Putin "cụng ly" lạnh nhạt trong bữa tiệc

Obama và Putin "cụng ly" lạnh nhạt trong bữa tiệc

VOV.VN -Hiếm khi nào lại có một cuộc cụng ly trong tiệc chiêu đãi của Liên Hợp Quốc lại lạnh nhạt thế.