Thế giới 24h: G7 thảo luận về Biển Đông, Trung Quốc ra “yêu sách”

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị G7 không thảo luận các vấn đề “tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ”.

1. Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 10/4 khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, Hội nghị sẽ thông qua Tuyên bố chung nhấn mạnh “quan ngại sâu sắc” đối với tình hình Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc lại tìm cách ngăn cản Hội nghị G7 thảo luận vấn đề Biển Đông. 

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 10/4 khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản. (ảnh: Reuters).

Ngay trước thềm Hội nghị này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng 2 nước thành viên G7 là Ngoại trưởng Philip Hammond và Ngoại trưởng Steinmeier đề nghị Hội nghị G7 không thảo luận vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tại Bắc Kinh ngày hôm qua (9/4), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị yêu cầu Hội nghị Ngoại trưởng G7 không được đề cập vấn đề Biển Đông, đồng thời đề nghị nước Anh phải “giữ lập trường công bằng và khách quan”, không được đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông. 

Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Đức Steinmeier sau khi kết thúc Đối thoại chiến lược an ninh và ngoại giao Trung Quốc – Đức lần thứ 2 tổ chức tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề nghị G7 không thảo luận các vấn đề “tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ”.

Ông Vương Nghị cho rằng, G7 cũng giống G20 chỉ nên thảo luận những vấn đề kinh tế và phát triển, giữa hai cơ chế này cần có sự hỗ trợ và tương tác tích cực với nhau. 

2. Hơn 100 người đã thiệt mạng và khoảng 350 người khác bị thương trong một vụ hỏa hoạn, do pháo hoa phát nổ tại ngôi đền Puttingal, thuộc thị trấn Paravur, bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, vào lúc 3h30’ sáng giờ địa phương (tức 5h sáng giờ Việt Nam). 

Vụ cháy xảy ra tại ngôi đền Puttingal, thuộc thị trấn Paravur, bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, vào lúc 3h30’ sáng giờ địa phương. (ảnh: ANI).

Số người bị thương và thiệt mạng có nguy cơ tiếp tục tăng. Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng hết sức mình để khắc phục sự cố cũng như đưa ra các hỗ trợ ban đầu cho các nạn nhân. 

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, vụ hỏa hoạn đã xảy ra ngay trong màn trình diễn pháo hoa tại ngôi đền Puttingal. Tàn pháo bắn ra đã rơi trúng địa điểm có chứa pháo hoa còn lại chưa được bắn được cho là nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ và hỏa hoạn trên. Chỉ trong ít phút, ngôi đền và nhiều ngôi nhà trong phạm vi bán kính 500m đã bị phá hủy.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc trên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân, đồng thời đưa ra chỉ thị đối với các cơ quan chức năng nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của vụ việc. 

Hiện người đứng đầu bang Kerala, ông Ooomen Chandy cũng đã lập tức hủy chuyến đi tranh cử của mình để đến hiện trường vụ hỏa hoạn. Lực lượng Không quân Ấn Độ cũng đã được triển khai.

Các nhân chứng hiện trường cho biết, cảnh sát và lực lượng cứu hỏa đã nỗ lực suốt đêm để kiểm soát đám cháy và tình hình đang nằm trong tầm kiểm soát.

3. Sau ba tuần điều tra và tìm kiếm, chính quyền Bỉ tuyên bố họ đã bắt giữ và xác nhận rằng “người đàn ông đội mũ” có tên là Mohamed Abrini, đứng cùng với hai kẻ đánh bom cảm tử gây ra vụ khủng bố tại sân bay Brussels ngày 22/3 vừa qua. Đây cũng là một nghi can trong vụ đánh bom tại thủ đô Paris của Pháp năm ngoái. 

Một người bị thương trong vụ tấn công khủng bố ở Bỉ. Ảnh: Reuters.

Việc một nghi phạm của vụ tấn công khủng bố tại Paris đi cùng với hai kẻ đã đánh bom cảm tử tại sân bay Zaventem của Bỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy mối liên hệ giữa các thủ phạm của hai vụ khủng bố tại thủ đô hai nước. 

Trong một thông cáo Chính phủ được đưa ra vào tối 9/4 (giờ địa phương), các công tố viên Bỉ cho biết, Mohamed Abrini, 31 tuổi, đã thú nhận là người mặc áo vest và đội mũ trong đoạn phim an ninh của sân bay.

Mohamed Abrini đã bị bắt trong một cuộc truy quét của cảnh sát Bỉ, là một trong bốn kẻ bị bắt giữ vì tội “tham gia hành vi khủng bố” có liên quan đến vụ đánh bom ở Brussels, khiến 32 người thiệt mạng và 270 người bị thương.

4. Một trận động đất mạnh 5,7 độ richter đã làm rung chuyển khu vực Bengkulu của Indonesia vào lúc 9h14’ sáng 10/4 (theo giờ Hà Nội). 

(Hình minh họa: ITN).

Tâm chấn trận động đất ở 4,1 độ vĩ Nam và 102,2 độ kinh Đông, và ở độ sâu 55,3 km. Không có cảnh báo sóng thần nào được ban bố.

Hiện chưa có thông tin về thương vong hay thiệt hại do động đất gây ra.

Indonesia nằm trong khu vực vành đai lửa Thái Bình Dương và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất và núi lửa phun trào do đây là khu vực tiếp giáp của 3 mảnh địa chất dưới đáy biển.

Các trận động đất lớn trong khu vực này thường kéo theo sóng thần. Động đất mạnh 5,7 độ richter là ở mức độ trung bình và hầu như không có nguy cơ kéo theo sóng thần.

5. Vụ “Hồ sơ Panama” tiếp tục có thêm một nạn nhân khác, đó là Thủ tướng Anh David Cameron với cáo buộc liên quan đến quỹ đầu tư gia đình ở nước ngoài. Trong bối cảnh biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức, ông Cameron thừa nhận mình nên xử lý vụ các quỹ ở nước ngoài tốt hơn. 

Thủ tướng Cameron chịu sức ép về vụ "Hồ sơ Panama". Ảnh: mole.my.

Phát biểu trước các phóng viên, ông Cameron cho biết sẽ công bố chi tiết tờ khai thuế cá nhân của mình như một nỗ lực làm dịu các cuộc biểu tình yêu cầu ông minh bạch tài chính hoặc từ chức: “Tôi biết mình nên xử lý tốt hơn. Xin đừng đổ lỗi cho số chính phủ Anh hay các cố vấn, hãy đổ lỗi cho tôi. Đây là bài học đáng nhớ cho tôi.Tôi sẽ không để mây mù che phủ điều này”. 

Ông Cameron cho biết, ông đã mua cổ phiếu của một quỹ, cổ phiếu đó cũng như bao loại khác được ông trả thuế đầy đủ và đã bán toàn bổ cổ phiếu đó trước khi thành Thủ tướng. Ông cũng cho biết sẽ công bố tờ khai thuế cá nhân, không chỉ của năm nay mà còn của nhiều năm trước. 

Thủ tướng Anh đã bị cáo buộc lừa dối công chúng khi khẳng định ông và gia đình không liên quan tới các quỹ nước ngoài. Trước đó, hôm 5/4,  ông Cameron tuyên bố rằng mình không sở hữu bất kì cổ phần nào ở công ty Blairmore Holdings của bố mình.

Tuy nhiên, ít ngày sau ông đã thừa nhận mình có bán số cổ phiếu trị giá 940 triệu bảng Anh tại Công ty Blairmore Holdings một thời gian ngắn sau khi nhậm chức Thủ tướng. Thủ tướng Anh khẳng định, Công ty Blairmore Holdings lập ra không vì mục đích trốn thuế. Tất cả số tiền ông có đều là minh bạch. 

6. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 9/4 cho biết, các nước G7 sẽ xem xét vai trò của Nga trong việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và sẽ quyết định các điều kiện để Nga trở lại nhóm G8. 

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier. (ảnh: sofia.diplo.de).

Ông Steinmeier thừa nhận, không có cuộc xung đột quốc tế lớn nào có thể giải quyết mà không có Nga. Nhóm G7 sẽ xem xét trong vòng 1 năm nếu Nga duy trì vai trò mang tính xây dựng này và sau đó sẽ có một cuộc tranh luận trong nhóm G7 về việc khi nào sự trở lại của Nga là phù hợp và Nga cần phải đạt được những điều kiện gì.

Phát biểu trước thềm hội nghị ngoại trưởng G7 tại Hiroshima Nhật Bản, ông Steinmeier cũng bày tỏ hy vọng các cường quốc sẽ tạo điều kiện để Nga nhanh chóng trở lại nhóm G8.

Nga rời khỏi nhóm 8 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi bất đồng với các thành viên còn lại gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ về cuộc xung đột tại Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng G7 phản đối hành động Trung Quốc tại Biển Đông
Ngoại trưởng G7 phản đối hành động Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Tuyên bố chung của các Ngoại trưởng G7 có thể bày tỏ quan ngại với tình hình Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa Trung Quốc tại đây.

Ngoại trưởng G7 phản đối hành động Trung Quốc tại Biển Đông

Ngoại trưởng G7 phản đối hành động Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Tuyên bố chung của các Ngoại trưởng G7 có thể bày tỏ quan ngại với tình hình Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa Trung Quốc tại đây.

Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông
Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoài ngọn hải đăng trên đá Subi, Trung Quốc cũng đang có các dự án xây dựng hải đăng trên đá Châu Viên và đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông

Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoài ngọn hải đăng trên đá Subi, Trung Quốc cũng đang có các dự án xây dựng hải đăng trên đá Châu Viên và đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Trung Quốc "yêu sách" G7 không được thảo luận vấn đề Biển Đông
Trung Quốc "yêu sách" G7 không được thảo luận vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Ngày 9/4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra yêu cầu Hội nghị Ngoại trưởng G7 không được đề cập vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc "yêu sách" G7 không được thảo luận vấn đề Biển Đông

Trung Quốc "yêu sách" G7 không được thảo luận vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Ngày 9/4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra yêu cầu Hội nghị Ngoại trưởng G7 không được đề cập vấn đề Biển Đông.

Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Sau 2 ngày diễn ra Hội nghị tại Hiroshima, nhóm G-7 sẽ phản đối mạnh mẽ việc đòi hỏi chủ quyền và các quyền hàng hải thông qua đe dọa và vũ lực.

Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Sau 2 ngày diễn ra Hội nghị tại Hiroshima, nhóm G-7 sẽ phản đối mạnh mẽ việc đòi hỏi chủ quyền và các quyền hàng hải thông qua đe dọa và vũ lực.

Hội nghị G7 sẽ ra tuyên bố về căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Hội nghị G7 sẽ ra tuyên bố về căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông

VOV.VN -Hội nghị G7 ở Nhật Bản dự kiến sẽ ra tuyên bố về tình trạng căng thẳng hiện nay trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Hội nghị G7 sẽ ra tuyên bố về căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông

Hội nghị G7 sẽ ra tuyên bố về căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông

VOV.VN -Hội nghị G7 ở Nhật Bản dự kiến sẽ ra tuyên bố về tình trạng căng thẳng hiện nay trên Biển Đông và biển Hoa Đông.