Thế giới 24h: Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lao đao sau khi Nga “trừng phạt”?

VOV.VN - Nghị sĩ Nga Alexei Pushkov nói, quyết định bắn hạ máy bay Nga trên bầu trời Syria chẳng khác nào quả tên lửa nã vào bốn mảng nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. 

1. Theo Nghị sĩ Nga Pushkov, trước tiên ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.

Ông Pushkov nói: “Hàng năm, Thổ Nhĩ Kỳ kiếm được 3,5-4 tỷ USD từ du khách Nga. Doanh thu từ đây chiếm tới 12-18% tổng doanh thu du lịch của nước này”. 

Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: informationng).

Thứ hai, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ làm ăn với Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo Pushkov, năm ngoái tổng doanh thu của họ ước đạt 750 triệu USD.

Thứ ba, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu sản phẩm của họ sang Nga sẽ hứng chịu tổn thất.

Cuối cùng, ông cho biết, Nga sẽ giáng một đòn tổng lực vào toàn bộ ngân sách Thổ Nhĩ Kỳ do thu nhập từ xuất khẩu và du lịch sẽ giảm.

2. Mới đây, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan mâu thuẫn với với tướng lĩnh quân đội nước này sau vụ bắn hạ máy bay chiến đấu Su- 24 của Nga. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (ảnh: AFP).

Lý do chính của mối bất hòa này là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ rằng Ankara không biết máy bay bị bắn hạ là của Moscow. 

Tờ báo Sozcu (Thổ Nhĩ Kỳ) đã trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, Tổng thống Erdogan có một quan điểm “nóng vội” và tuyên bố rằng quân đội không thể xác định được quốc tịch của chiếc máy bay trong các bài phát biểu chính thức.

Chính sự nóng vội của ông Erdogan đã làm phức tạp thêm vấn đề, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.

“Nếu các chính trị gia có thể giữ yên lặng, chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn”, tờ báo dẫn lời nguồn tin quân sự của Ankara giấu tên phàn nàn.

Cũng theo nguồn tin này, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo các phi công của mình tránh bất kỳ sự vi phạm nào đối với không phận Syria sau khi Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Lattakia.

3. Ngày 30/11, Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21) chính thức khai mạc tại Paris, Pháp với sự tham gia của lãnh đạo các nước. 

Hội nghị COP 21- khó khăn song vẫn kỳ vọng có đột phá. (ảnh: Getty).

Sau hàng chục năm đàm phán, đánh dấu với thất bại tại Hội nghị Copenhagen 6 năm về trước, hội nghị năm nay được đặt kỳ vọng là phải đạt được một thỏa thuận lịch sử, theo đó tất cả các quốc gia đều nhất trí, cùng gánh vác trách nhiệm trong cuộc chiến giảm khí thải, duy trì nhiệt độ trái đất tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. 

Tuy nhiên, trước thềm hội nghị này đã xảy ra vụ đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình quá khích tại quảng trường. 

Trước yêu cầu giải tán của cảnh sát do theo sắc lệnh tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại Pháp, việc tụ tập đông người bị cấm, hàng trăm người biểu tình quá khích đã ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát. 

Phía cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui để đáp trả và bắt giữ những kẻ cầm đầu. Gần 300 người đã bị tạm giữ và 170 người đã bị tạm giam. 

4. Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra đêm 29/11 tại Brussels- (Bỉ) đã nhất trí những nỗ lực chung trong giải quyết khủng hoảng nhập cư châu Âu. 

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu (thứ hai từ trái sang) và các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels ngày 29/11. (Ảnh: Reuters).

Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận 3 tỷ euro, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp ngăn dòng người di cư đổ tới châu Âu.           

Số tiền 3 tỷ euro sẽ được đầu tư để cải thiện điệu kiện sống của người tị nạn, nhằm giữ chân họ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ lâu hơn thay vì phải liều mạng vượt biển tới các đảo của Hy Lạp và Italy để tiến sâu hơn vào châu Âu. Song EU cũng khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng gói hỗ trợ này.

Tại cuộc họp báo chung sau Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho biết số tiền này sẽ không cung cấp trực tiếp cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ được giải ngân theo từng giai đoạn, căn cứ vào thiện chí của phía Thổ Nhĩ Kỳ.

5. Một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 123 nạn nhân (dựa theo lời của những người chứng kiến các cuộc hành quyết ) của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã được phát hiện ở thị trấn Sinjar, miền Bắc Iraq. 

Hình ảnh một ngôi mộ tập thể được phát hiện trước đó ở Sinjar. (Ảnh: AP).

Daily Mail dẫn lời Mahma Khalil, quan chức khu vực cho biết, đây là ngôi mộ tập thể thứ sáu được tìm thấy ở xung quanh Sinjar kể từ khi lực lượng người Kurd giành lại thị trấn này từ tay IS.

Các thi thể trong mộ được cho là người Yazidi- những nạn nhân trong các vụ thảm sát, bắt làm nô lệ, cưỡng hiếp của tổ chức khủng bố IS. 

Bên cạnh đó, trong ngôi mộ có chứa một số lượng lớn bom và chất nổ. Tổ chức khủng bố IS thường sử dụng bom trong các hoạt động tấn công và phòng thủ của mình.

Việc IS gài bom ở khắp Sinjar đã khiến những người dân đã chạy trốn khỏi thị trấn chưa dám trở về nhà ngay cả khi các tay súng thánh chiến đã rút quân. Hiện ngôi mộ tập thể này vẫn chưa được khai quật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga
Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga

Một chuyên gia của viện nghiên cứu Nga đã trao đổi với hãng Spunik về ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ và thực chất của việc họ bắn hạ máy bay Nga.

Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga

Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga

Một chuyên gia của viện nghiên cứu Nga đã trao đổi với hãng Spunik về ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ và thực chất của việc họ bắn hạ máy bay Nga.

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?
Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.

Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?
Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?

VOV.VN- Liệu Nga điều hệ thống tên lửa S-400 đến Syria chỉ để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ hay còn muốn “gửi thông điệp” đến một nước khác?

Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?

Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?

VOV.VN- Liệu Nga điều hệ thống tên lửa S-400 đến Syria chỉ để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ hay còn muốn “gửi thông điệp” đến một nước khác?

Thế giới 7 ngày: Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào trạng thái băng giá
Thế giới 7 ngày: Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào trạng thái băng giá

VOV.VN - Sau khi xảy ra vụ chiến đấu cơ của Nga Su-24 tham gia không kích tại Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, quan hệ giữa 2 nước leo thang căng thẳng ở mức cao nhất chưa từng có.

Thế giới 7 ngày: Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào trạng thái băng giá

Thế giới 7 ngày: Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào trạng thái băng giá

VOV.VN - Sau khi xảy ra vụ chiến đấu cơ của Nga Su-24 tham gia không kích tại Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, quan hệ giữa 2 nước leo thang căng thẳng ở mức cao nhất chưa từng có.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

VOV.VN - Xét về bản chất quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng hai nước sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

VOV.VN - Xét về bản chất quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng hai nước sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ.