Thế giới 24h: Mỹ- Trung bày “bàn cờ thế trận” ở Biển Đông

VOV.VN - CNN dẫn từ thông báo từ Hạm đội 7, Hải quân Mỹ cho biết, tàu Trung Quốc đang gia tăng hoạt động xung quanh nhóm tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông.

1, Thông cáo của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ ngày 4/3 cho biết, tàu sân bay USS John S. Stennis đã đến vùng biển phía đông của Biển Đông từ ngày 1/3, sau khi đi qua eo biển Luzon (nằm giữa Philippines và Đài Loan). Đồng hành cùng tàu sân bay USS John C. Stennis là tàu tuần dương USS Mobile Bay, tàu khu trục USS Stockdale và USS Chung-Hoon, tàu tiếp tế USNS Rainier. 

Tàu sân bay USS John S. Stennis. (ảnh: Hải quân Mỹ/Navytimes.com).

Thông cáo nhấn mạnh thêm, các tàu của Hải quân Trung Quốc cũng hoạt động “trong vùng biển lân cận”. 

CNN dẫn lời Greg Huffman, chỉ huy tàu sân bay John S.Stennis, cho biết ông nhận thấy tàu Trung Quốc đang gia tăng hoạt động xung quanh nhóm tàu của Hải quân Mỹ. 

“Chúng tôi thấy tàu Trung Quốc xuất hiện xung quanh chúng tôi, điều này hiếm khi xảy ra trong quá khứ theo kinh nghiệm của tôi”, ông Huffman nói. Ông Huffman nói thêm, không có va chạm nào xảy ra giữa tàu Mỹ và tàu Trung Quốc.

“Mọi thứ tôi nghe được qua các kênh liên lạc đều là những cuộc liên lạc tốt đẹp giữa những thủy thủ chuyên nghiệp”, ông Huffman khẳng định.

Hải quân Mỹ khẳng định, nhóm tàu tuần tra do tàu John S.Stennis dẫn sẽ thường xuyên hoạt động theo định kỳ. 

2, Ngoại trưởng các nước Pháp, Anh và Đức ngày 4/3 đã kêu gọi phe đối lập chính tại Syri tham dự cuộc đàm phán hòa bình dự kiến vào tuần tới tại Geneva. 

Người tị nạn Syria vượt biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, gần thành phố Kobane hồi năm 2014. (Ảnh: HCR).

Các nước này cũng cảnh báo, các cuộc đàm phán sẽ chỉ thành công nếu công tác cứu trợ nhân đạo được đảm bảo và lệnh ngừng bắn được tôn trọng.

Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp của Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault tại Paris với ngoại trưởng các nước ủng hộ tiến trình hòa bình Syria.

Cuộc họp diễn ra ngay sau khi lãnh đạo các nước Anh, Pháp và Đức có cuộc họp qua video với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm gây áp lực buộc Nga phải sử dụng ảnh hưởng của mình đối với chính quyền tổng thống Syria Bashar al Assad trước thềm cuộc đàm phán hòa bình Syria được khôi phục vào ngày 9/3 tới tại Geneva Thụy Sỹ.

3, Sáng 5/3, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vừa tuyên bố sẽ có những phản ứng cứng rắn đối với Triều Tiên. 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. (Ảnh: Telegraph).

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn chưa từ bỏ ảo tưởng phát triển vũ khí hạt nhân, cam kết Hàn Quốc sẽ phản ứng đáp trả động thái khiêu khích của Triều Tiên thông qua các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả. 

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng kêu gọi Triều Tiên thức tỉnh khỏi ảo tưởng rằng vũ khí hạt nhân có thể đảm bảo cho sự ổn định của chính quyền Triều Tiên, đồng thời hối thúc lựa chọn một con đường để thay đổi đó là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

4, Triều Tiên ngày 4/3 đã lên án mạnh mẽ nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc siết chặt trừng phạt chống nước này. 

Chính quyền Bình Nhưỡng đồng thời cảnh báo sẽ có những hành động “mạnh mẽ” để đối phó với những biện pháp trừng phạt này. 

Liên Hợp Quốc ngày 2/3 vừa qua đã nhất trí siết chặt trừng phạt Triều Tiên vì các vụ phóng tên lửa của nước này. (ảnh minh họa: Reuters).

Theo các tuyên bố được chính quyền Bình Nhưỡng và Bộ Ngoại giao Triều Tiên công bố riêng rẽ ngày 4/3, Triều Tiên coi các nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc là “hành động tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất nhằm cô lập và đàn áp một quốc gia có chủ quyền và phòng thủ”. 

Do vậy, Triều Tiên cực lực phản đối nghị quyết này và sẽ huy động “mọi phương tiện và cách thức” để thực hiện những hành động “mạnh mẽ và không thương tiếc” chống lại các biện pháp trừng phạt này.

Tuyên bố của Triều Tiên do phát thanh viên kênh truyền hình trung ương Triều Tiên đọc có đoạn viết: “Chúng tôi sẽ thúc đẩy khả năng tự phòng vệ và hướng tới con đường trở thành một quốc gia siêu cường về vệ tinh. Chúng tôi sẽ sử dụng nhiều phương thức và biện pháp khác nhau, kể cả phản ứng mạnh mẽ nhất”.

5, Vào khoảng 7h sáng 5/3, tại Bangkok, Thái Lan, một chiếc thuyền chở khách trên kênh Saen Saeb bất ngờ phát nổ khiến hơn 50 người bị thương trong đó có 2 trường hợp nguy kịch. 

Hiện trường vụ việc. 

Vụ nổ xảy ra khi chiếc thuyền chở khách cập vào bến Wat Thepleela. Trên thuyền có khoảng 80 du khách. Một cảnh tượng hỗn loạn đã xảy ra khi các du khách chen nhau chạy lên bờ. 

Theo cảnh sát địa phương thì có tới hơn 50 người bị thương, chủ yếu là do chen nhau trong đó có 3 du khách nước ngoài, hai người mang quốc tịch Myanmar, người còn lại mang quốc tịch Nhật Bản. Chiếc thuyền bị hỏng nặng.

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV tại hiện trường, ông Thanayote, thuộc cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Bangkok cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định là do rò rỉ đường ống cấp gas từ bình chứa tới động cơ. 

6, Ngày 4/3, cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã bị tạm giữ để thẩm vấn về một vụ án tham nhũng lớn tại đất nước này. 

Chú thích ảnh

Cảnh sát đã bắt giữ ông Lula tại nhà riêng ở ngoại ô Sao Paulo và thả ông sau 3 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, nhà riêng của ông Lula cũng đã bị lục soát; vợ ông, bà Marisa, và các con trai cũng rơi vào tầm ngắm của các nhà điều tra. 

Vụ án tham nhũng nói trên liên quan đến Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras (PETR4.SA). Các nhà điều tra cho rằng có thể ông Lula đã hưởng lợi bất hợp pháp bằng hình thức “lại quả” từ Petrobras.

Theo Reuters, điều đáng nói là các bằng chứng chống lại ông Lula có liên quan đến cả người bảo trợ của ông, Tổng thống đương nhiệm Brazil  Dilma Rousseff.

Bà Rousseff đang phải vất vả chiến đấu với những cáo buộc cho rằng bà đã vi phạm luật lệ ngân sách, gây ảnh hưởng đến những nỗ lực của bà trong những năm qua nhằm kéo nền kinh tế của đất nước ra khỏi cuộc suy thoái tồi tệ. 

Việc Cựu Tổng thống Brazil Lula bị cảnh sát tạm giữ để thẩm vấn đã gây ra nguy cơ thổi bùng một cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước này, đe dọa lật đổ vị trí của Tổng thống Rousseff, Reuters cho biết./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở Biển Đông
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở Biển Đông

VOV.VN - Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố.

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở Biển Đông

VOV.VN - Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố.

Mỹ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Mỹ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 1/3 cảnh báo Trung Quốc về hậu quả nghiêm trọng mà nước này có thể đối mặt nếu quân sự hóa Biển Đông.

Mỹ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Mỹ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 1/3 cảnh báo Trung Quốc về hậu quả nghiêm trọng mà nước này có thể đối mặt nếu quân sự hóa Biển Đông.

Mỹ điều nhóm tàu sân bay tới Biển Đông, đối phó Trung Quốc
Mỹ điều nhóm tàu sân bay tới Biển Đông, đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Hạm đội Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông, sử dụng cả nhóm tàu sân bay để đối phó với Trung Quốc. 

Mỹ điều nhóm tàu sân bay tới Biển Đông, đối phó Trung Quốc

Mỹ điều nhóm tàu sân bay tới Biển Đông, đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Hạm đội Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông, sử dụng cả nhóm tàu sân bay để đối phó với Trung Quốc. 

Tàu Trung Quốc “lo ngại” bám sát tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông
Tàu Trung Quốc “lo ngại” bám sát tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

VOV.VN - Washington đã gửi tàu sân bay đến khu vực Biển Đông từ ngày 1/3, và tàu của Bắc Kinh cũng tiến hành hoạt động ở vùng lân cận. 

Tàu Trung Quốc “lo ngại” bám sát tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

Tàu Trung Quốc “lo ngại” bám sát tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

VOV.VN - Washington đã gửi tàu sân bay đến khu vực Biển Đông từ ngày 1/3, và tàu của Bắc Kinh cũng tiến hành hoạt động ở vùng lân cận. 

Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông
Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Máy bay tuần biển và săn ngầm Tu-142 của Hải quân Nga vừa có chuyến bay tuần tra từ biển Okhotsk đến Biển Đông, Đài truyền hình quân đội Nga ngày 4/3 đưa tin

Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Chiến đấu cơ 'khủng' của Nga tuần tiễu Biển Đông

Máy bay tuần biển và săn ngầm Tu-142 của Hải quân Nga vừa có chuyến bay tuần tra từ biển Okhotsk đến Biển Đông, Đài truyền hình quân đội Nga ngày 4/3 đưa tin