Thế giới 24h: Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc “chiến tranh thương mại”

VOV.VN - Trước những động thái "mạnh tay" của Nga, giới chuyên gia cảnh báo chiến tranh thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây thiệt hại nặng nề cho 2 nước.

1. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 1/12 đã ký quyết định thông qua một loạt biện pháp cụ thể nhằm thực hiện sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo hãng tin TASS của Nga, quyết định trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Đây được xem là phản ứng của Nga nhằm đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga tại Syria. 

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội nghị Thượng đỉnh G20. (Nguồn: AP).

Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Nga Medvedev nói: “Những động thái này là bước đi đầu tiên và Nga sẽ hạn chế hoạt động các công ty vận tải cũng như siết chặt kiểm soát các hợp đồng xây dựng với công ty Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Nga. Ngoài ra, Nga ban hành các lệnh cấm và hạn chế đối với các hàng hóa, thực phẩm, công trình, dịch vụ do các công ty Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cũng như các biện pháp khác”.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukaev cùng ngày cho biết, dự án "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể sẽ tạm dừng hoặc hủy bỏ để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga tại Syria hôm 24/11 vừa qua. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt về thuế, hải quan và các giao dịch tài chính cũng có thể được Nga đưa ra nhằm trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trước những động thái "mạnh tay" của Nga, giới chuyên gia kinh tế cảnh báo một cuộc chiến tranh thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây thiệt hại nặng nề cho cả hai nước. 

2. Ngày 1/12, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố, các kênh thông tin liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ trong sự cố Su-24 không hoạt động không phải là lỗi của Nga.

Ông Peskov cho biết thêm, ngay từ đầu Ankara đã không có ý định sử dụng các kênh thông tin liên lạc này. "Vấn đề ở chỗ là các kênh liên lạc thông tin quân sự giữa các lực lượng quân đội đã tồn tại, chúng được thiết lập là để không xảy ra những sự việc bi kịch tương tự đã xảy ra. Tuy nhiên, những kênh này đã không hoạt động. Và không phải do lỗi của phía Nga", ông Peskov nói. 

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov. (ảnh: Sputnik).

Ông Peskov nói thêm: “Như chúng ta thấy, thực tế không ai có ý định sử dụng những kênh liên lạc đã tồn tại ở ngay thời điểm đó. Hiện nay, quân đội Nga đã đình chỉ tất cả các kênh liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ”. 

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga đồng thời lưu ý rằng phía Moscow "chưa sẵn sàng để nói" về khả năng phục hồi các kênh như vậy trong tương lai.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngừng các tranh chấp liên quan đến vụ máy bay của Nga bị bắn hạ.

Thay vào đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh, Ankara và Moscow nên tập trung cho cuộc chiến chống nhóm phiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ông Obama tin rằng, Nga sẽ sớm thay đổi chiến lược ở Syria, ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài này. 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng hối thúc Nga, Thổ Nhĩ Kỳ tìm biện pháp tránh lặp lại những vụ việc có thể ngăn cản nỗ lực thành lập một mặt trận chung chống IS, đặc biệt là sau nước Pháp hứng chịu các vụ khủng bố đẫm máu của IS, khiến 130 người chết.

3. Ngoại trưởng các nước thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 2/12 đã bày tỏ hoan nghênh Montenegro - quốc gia ít dân nhất Đông Âu, nằm dọc biên giới với Serbia và Kosovo gia nhập tổ chức quân sự này. 

Từ trái qua, Bộ trưởng Quốc phòng Montenegro Milica Pejanovic và Bộ trưởng Ngoại giao Montenegro Igor Luksic gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Brussels. Ảnh: Reuters

Đây là lần mở rộng thành viên đầu tiên của NATO kể từ năm 2009, bất chấp sự phản đối của Nga. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Montenegro, ông Igor Luksic tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg nhấn mạnh, việc Montenegro gia nhập NATO là sự khởi đầu của một liên minh tốt đẹp.

Như vậy, Montenegro đã được chính thức mời gia nhập NATO song sẽ phải mất 18 tháng để quốc gia với 650.000 dân này trở thành thành viên của khối này. 

4. Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/12 tuyên bố nước này sẽ triển khai một đơn vị đặc nhiệm tới Iraq để hỗ trợ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Bộ binh Mỹ sẽ trở lại Iraq lần đầu tiên sau 4 năm. (ảnh: AP).

Bên cạnh đó, lực lượng đặc nhiệm do Mỹ gửi tới cũng có thể tiến hành các chiến dịch đơn phương trên lãnh thổ Syria. Bước đi này không chỉ báo hiệu sự leo thang của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, mà còn đánh dấu sự trở lại của bộ binh Mỹ sau hơn 4 năm rút khỏi Iraq.

Phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban quân lực thuộc Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, đây là “một lực lượng mũi nhọn”, có thể độc lập thực hiện các chiến dịch tấn công, giải cứu con tin, thu thập tin tức tình báo và đột kích bắt giữ các thủ lĩnh IS vào bất kỳ thời điểm nào tại Iraq, cũng như bên trong lãnh thổ Syria. 

5.  Ngày 2/12, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có cuộc gặp đầu tiên với bà Aung San Suu Kyi sau khi đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) chiến thắng. 

Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có cuộc gặp đầu tiên với bà Aung San Suu Kyi sau khi đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) chiến thắng. (ảnh: AP).

Đối thoại ngày 2/12 diễn ra theo đề xuất của bà San Suu Kyi trong lá thư gửi Tổng thống Thein Sein ngày 11/11 vừa qua. Bộ trưởng Thông tin Myanmar Ye Htut cho biết, Tổng thống Thein Sein đã có cuộc họp kín kéo dài 45 phút với bà San Suu Kyi tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Nay Pyi Taw, tập trung vào vấn đề chuyển giao quyền lực. 

Ông Ye Htut cho biết, bầu không khí của cuộc thảo luận rất thân tình và cởi mở. “Tổng thống đã cam kết sẽ đảm bảo tiến trình chuyển giao suôn sẻ và bà San Suu Kyi cũng khẳng định đất nước này cần một tiến trình chuyển giao dân chủ tốt đẹp ở phía trước như là một ví dụ điển hình trong tương lai cho quốc gia có nền dân chủ non trẻ như chúng tôi. Chính phủ của chúng tôi đã đảm bảo sẽ để tiến trình này xảy ra”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h:Tổng thống Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đôi co” về vụ buôn dầu với IS
Thế giới 24h:Tổng thống Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đôi co” về vụ buôn dầu với IS

VOV.VN -Tổng thống Nga Putin tiếp tục cáo buộc về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su- 24 nhằm bảo vệ việc buôn bán dầu, còn Tổng thống Erdogan cũng cương quyết phủ nhận.

Thế giới 24h:Tổng thống Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đôi co” về vụ buôn dầu với IS

Thế giới 24h:Tổng thống Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đôi co” về vụ buôn dầu với IS

VOV.VN -Tổng thống Nga Putin tiếp tục cáo buộc về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su- 24 nhằm bảo vệ việc buôn bán dầu, còn Tổng thống Erdogan cũng cương quyết phủ nhận.

Chính trị gia Iraq và Thổ khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS
Chính trị gia Iraq và Thổ khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS

VOV.VN - Hãng ABC của Australia dẫn các nguồn tin chính trị gia đối lập Thổ Nhĩ Kỳ và chính trị gia Iraq khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ tích cực mua dầu của IS.

Chính trị gia Iraq và Thổ khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS

Chính trị gia Iraq và Thổ khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS

VOV.VN - Hãng ABC của Australia dẫn các nguồn tin chính trị gia đối lập Thổ Nhĩ Kỳ và chính trị gia Iraq khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ tích cực mua dầu của IS.

Mỹ, NATO hối thúc Nga - Thổ Nhĩ Kỳ gạt bất đồng, tập trung chống IS
Mỹ, NATO hối thúc Nga - Thổ Nhĩ Kỳ gạt bất đồng, tập trung chống IS

VOV.VN - Ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngừng các tranh chấp liên quan đến vụ máy bay của Nga bị bắn hạ.

Mỹ, NATO hối thúc Nga - Thổ Nhĩ Kỳ gạt bất đồng, tập trung chống IS

Mỹ, NATO hối thúc Nga - Thổ Nhĩ Kỳ gạt bất đồng, tập trung chống IS

VOV.VN - Ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngừng các tranh chấp liên quan đến vụ máy bay của Nga bị bắn hạ.

Tổng thống Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giảm căng thẳng với Nga
Tổng thống Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giảm căng thẳng với Nga

VOV.VN - Ông Obama cũng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp ngoại giao để giảm căng thẳng với Nga sau vụ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24.

Tổng thống Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giảm căng thẳng với Nga

Tổng thống Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giảm căng thẳng với Nga

VOV.VN - Ông Obama cũng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp ngoại giao để giảm căng thẳng với Nga sau vụ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24.

Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS
Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS

Các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết những hợp đồng béo bở với giới buôn lậu dầu mỏ, bổ sung ít nhất 10 triệu USD hàng tuần vào "ngân sách" của IS.

Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS

Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS

Các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết những hợp đồng béo bở với giới buôn lậu dầu mỏ, bổ sung ít nhất 10 triệu USD hàng tuần vào "ngân sách" của IS.

Nga thông qua một loạt biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Nga thông qua một loạt biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 1/12 đã ký quyết định thông qua một loạt biện pháp cụ thể nhằm thực hiện sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.  

Nga thông qua một loạt biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Nga thông qua một loạt biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 1/12 đã ký quyết định thông qua một loạt biện pháp cụ thể nhằm thực hiện sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.