Thế giới 24h: Quốc tế lo ngại vụ thử bom “nhiệt hạch” của Triều Tiên
VOV.VN - Ngoài Mỹ và Hàn Quốc sốt sắng điều tra và kịch liệt phản đối động thái thử bom “nhiệt hạch” của Triều Tiên, Trung Quốc cũng không yên.
1. Văn phòng Tổng thống Mỹ hôm 7/1 cho biết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể đối mặt với lệnh trừng phạt kinh tế bổ sung bởi vì nước này tuyên bố vừa tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch.
Người dân Triều Tiên hò reo khi nghe thông báo qua truyền hình về vụ nổ nhiệt hạch "thành công". Ảnh: Telegraph. |
Theo Nhà Trắng, đây là hành động vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vũ khí hạt nhân. Nhà Trắng đồng thời nhấn mạnh muốn làm việc chặt chẽ với Trung Quốc để xác định cách đáp trả tốt nhất cũng như giải quyết mối lo ngại ngày càng tăng của Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Máy bay Mỹ sẽ tìm dấu hiệu phóng xạ từ vụ “nổ hạt nhân” Triều Tiên
Trung Quốc hôm qua (7/1) cho biết đã triệu một quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh đến, để nói rõ lập trường của nước này về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quống Hoa Xuân Doanh cho biết Trung Quốc quan ngại về diễn biến tình hình do vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời cho rằng hành động này của Triều Tiên "không có lợi cho sự phát triển bình thường của quan hệ song phương" .
Trung Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng tôn trọng cam kết phi hạt nhân hóa và dừng bất cứ hành động nào có thể làm tình hình xấu đi.
Hàn Quốc thông qua nghị quyết lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên
2. Trước hành động của Trung Quốc hôm 6/1 cho hai máy bay dân sự cỡ lớn hạ cánh xuống sân bay mà nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chính phủ nhiều nước và báo chí quốc tế những ngày qua đã đồng loạt lên tiếng phản đối và cho rằng, hành động này càng làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 7/1 cảnh báo, việc máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trong thời gian gần đây là hành động làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Tại cuộc gặp Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond đang có chuyến thăm Manila, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cùng ngày tuyên bố, nước này phản đối việc Trung Quốc tiến hành hoạt động bay thử nghiệm trên đường băng mà Bắc Kinh mới xây dựng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc có thể thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Theo ông, hành động này sẽ chỉ càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Lầu Năm Góc quan ngại việc Trung Quốc đưa máy bay ra đá Chữ Thập
3. Tưởng niệm vụ khủng bố Charlie Hebdo, Tổng thống Pháp Hollande khẳng định Pháp đang cảnh giác cao độ trước IS, đồng thời tôn vinh lực lượng an ninh.
Trong chuỗi các hoạt động tưởng niệm 1 năm sau vụ khủng bố tòa soạn báo Charlie Hebdo, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 7/1 đã có bài phát biểu ca ngợi sự hi sinh và những đóng góp của lực lượng thực thi pháp luật trong cuộc chiến chống khủng bố.
Khủng bố Charlie Hebdo - khúc dạo đầu của một năm bi thương nước Pháp
4. Chuyên gia Mỹ cho rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vốn kiểm soát một vùng đất rộng lớn thuộc lãnh thổ Syria và miền Bắc Iraq đã bị suy yếu khá nhiều trong năm qua. Tuy nhiên, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy mối nguy hiểm đối với các quốc gia phương Tây khi IS có khả năng sẽ tăng cường các cuộc tấn công khủng bố trong năm 2016.
Mỹ - quốc gia dẫn đầu liên minh chống khủng bố đã tiến hành các cuộc không kích nhằm tiêu diệt IS trong hơn 1 năm qua vì sợ rằng tổ chức này sẽ sử dụng các căn cứ của chúng để lên kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào phương Tây - điều mà al-Qaeda đã từng làm trong những năm 1990 khi tổ chức này thiết lập các căn cứ ở Afghanistan và tiến hành vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người ở New York và Washington (Mỹ) thiệt mạng.
Nadia Murad- nữ nô lệ tình dục của IS- được đề cử giải Nobel Hòa bình
5. Trong một bước đi nhằm đáp trả những động thái mới đây của Saudi Arabia, chính phủ Iran ngày 7/1 đã thông qua lệnh cấm nhập khẩu từ Saudi Arabia.
Iran cấm nhập hàng hóa từ Saudi Arabia. |
Quyết định đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Iran (quốc gia Hồi giáo có đông người Shiite) và Saudi Arabia (chủ yếu là người Sunni diễn biến ngày càng xấu đi, kể từ khi chính quyền Riyadh tuyên bố xử tử vị giáo sĩ Hồi giáo Shiite Nimr al Nimr, dẫn tới những vụ tấn công các cơ quan ngoại giao của Saudi Arabia ở Iran.