Thế giới 24h: Sân bay Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh bom, cảnh sát nghi ngờ do IS

VOV.VN - Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 29/6 tuyên bố, các cuộc tấn công liều chết nhằm vào sân bay Ataturk chính là những động thái phá hoại Thổ Nhĩ Kỳ.

1. Ngày hôm qua (28/6), đã xảy ra hai vụ nổ tại nhà ga quốc tế của sân bay Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có một vụ đánh bom liều chết, khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và 150 người khác bị thương. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện vụ tấn công này. 

Nhân viên y tế hỗ trợ một người ngồi xe lăn rời khỏi sân bay Ataturk. Ảnh: Reuters.

Theo những người chứng kiến, một kẻ tấn công liều chết đã xả súng vào cổng vào sân bay trước khi vụ đánh bom diễn ra và sau hai tiếng nổ lớn, tiếp tục nghe thấy tiếng súng trước khi vụ nổ thứ hai xảy ra. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 29/6 tuyên bố rằng, các cuộc tấn công liều chết nhằm vào sân bay quốc tế tại Istanbul chính là nhằm phá hoại Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc giết hại những người dân thường vô tội. 

Ông Erdogan cũng kêu gọi thế giới thể hiện một lập trường quyết định chống lại nhóm khủng bố thực hiện vụ tấn công.

Nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chia buồn đến Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời lên án vụ đánh bom. 

2.  Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 28/6 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) hối thúc chính phủ Anh sớm đàm phán các thủ tục rời khỏi EU. 

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. (ảnh: Reuters).

Phát biểu sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo EU tại Brussels, chủ tịch Donald Tusk nói, EU nóng lòng muốn biết ý định của chính phủ Anh sau cuộc bỏ phiếu lựa chọn rời EU của cử tri Anh hôm 23/6. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng thúc giục Anh sớm nộp đơn lên Ủy ban châu Âu về việc xin rút khỏi EU. 

Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc yêu cầu Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon càng sớm càng tốt để bắt đầu các thủ tục rút khỏi EU.

Tuy nhiên đến nay, Thủ tướng Anh Cameron vẫn từ từ chối bắt đầu các thủ tục rút khỏi EU, cho rằng sẽ “nhường” công việc này cho Thủ tướng kế tiếp được đảng Bảo thủ bầu chọn tại đại hội của đảng này vào tháng 9 tới. 

3. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28/6 đã tiến hành bầu chọn 5 thành viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an (HĐBA) là Thụy Điển, Ethiopia, Bolivia và Kazakhstan với nhiệm kỳ 2 năm. Điều đặc biệt của lần bầu chọn này là có 2 nước cùng chia sẻ một nhiệm kỳ, là Hà Lan và Italy. 

Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (ảnh: AFP).

Có 3 nước trúng cử ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, là Thụy Điển với 134 phiếu, Ethiopia được 185 phiếu và Bolivia được 183 phiếu. Trong vòng bỏ phiếu thứ 2, Kazakhstan đã đánh bại Thái Lan với 138 phiếu để trúng cử thành viên không thường trực. 

Việc bầu thành viên không thường trực thứ 5 của Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phải tiến hành 5 vòng bỏ phiếu, song hai ứng cử viên Hà Lan và Italy vẫn nhận được số phiếu ngang nhau là 95 phiếu, trong khi số phiếu cần thiết để chiến thắng là 127 phiếu. Do đó, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Mogens Lykketoft đã phải chủ trì hai cuộc họp kín và đi đến kết luận cả 2 nước sẽ cùng chia sẻ nhiệm kỳ ủy viên không thường trực. Theo đó, Italy sẽ giữ chức ủy viên không thường trực năm 2017 và Hà Lan sẽ tiếp tục giữ vị trí này vào năm 2018.

4. Tối 28/6 (giờ địa phương) Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, không còn cơ hội cho việc đảo ngược quyết định Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). 

Thủ tướng Đức Angela Merkel. (ảnh: Getty).

Phát biểu vào cuối ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, cuộc hội đàm giữa bà và Thủ tướng Anh Cameron là khá “căng thẳng”  nhưng "thân thiện". Theo bà Merkel, đây không phải là thời gian để buồn vì điều đó chỉ đơn  giản là châu Âu phải đối phó với các tình huống mà cần phải đối mặt. 

Trước đó, Thủ tướng Anh Cameron khẳng định, Anh sẽ không tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về tương lai của đất nước trong Liên minh châu Âu (EU).

Theo Thủ tướng Cameron, khả năng nước này tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lần hai là “rất xa vời”. “Kết quả trưng cầu dân ý hiện nay đã mang tính chất quyết định. Điều mà Nội các cần quan tâm nhất hiện nay là thảo luận các phương án để biến kết quả cuộc trưng cầu trở thành hiện thực. 

5. Nước Anh sẽ chính thức có tân thủ tướng mới vào đầu tháng 9, người sẽ thay thế ông Cameron đảm nhận các cuộc đàm phán đưa nước này ra khỏi EU.

Ông Graham Brady, chủ tịch "Ủy ban 1922" của đảng Bảo thủ, vốn là cơ quan đặt ra các luật lệ của đảng này trong quốc hội cho biết, quá trình chọn thủ tướng mới cần diễn ra ngay trong tuần tới và tân thủ tướng sẽ nhậm chức “trước ngày 2/9”. 

Ông Cameron chia tay chính phủ Anh sau thất bại ở cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh Châu Âu.

Hiện nhiều ứng cử viên có khả năng ngồi vào chức Thủ tướng Anh. Nổi bật trong số đó là Boris Johnson. Ông Johnson  là một thành viên của đảng Bảo thủ cầm quyền và từng giữ chức thị trưởng của thành phố London trong vòng 8 năm. Đối nghịch với Thủ tướng Cameron, ông Johnson lại là người đi đầu trong phong trào Brexit.

6. Sáng 29/6, phe đối lập Syria tiến đánh một thị trấn do IS kiểm soát ở vùng biên giới giáp Iraq, trong chiến dịch được quân đội Mỹ hậu thuẫn.

Chiến dịch đánh chiếm thị trấn Al-Bukamal ở phía đông Syria đã gia tăng sức ép hơn nữa đối với nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bởi IS cũng đang đối mặt với một chiến dịch tấn công khác ở biên giới phía bắc, giáp Thổ Nhĩ Kỳ. 

Một thị trấn tại Syria hoang tàn sau khi rơi vào tay IS. Ảnh: Reuters.

2 chiến dịch quân sự này do nhóm đối lập “Quân đội Syria mới” tiến hành và được Mỹ huấn luyện. Đây là tập hợp các nhóm đối lập từng bị IS đánh bật khỏi miền đông Syria cách đây 18 tháng, thời điểm IS bành trướng chiếm được nhiều vùng lãnh thổ Syria.

IS chiếm thị trấn Al-Bukamal vào năm 2014 và gần như xóa bỏ biên giới giữa Syria và Iraq để lập nên cái gọi là Vương quốc Hồi giáo trải dài trên một phần lãnh thổ của Iraq và Syria./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới lên án vụ đánh bom sân bay Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thế giới lên án vụ đánh bom sân bay Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Các quan chức hàng đầu thế giới đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom sân bay Ataturk tại Istanbul khiến ít nhất 36 người thiệt mạng.

Thế giới lên án vụ đánh bom sân bay Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới lên án vụ đánh bom sân bay Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Các quan chức hàng đầu thế giới đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom sân bay Ataturk tại Istanbul khiến ít nhất 36 người thiệt mạng.

Khoảnh khắc nghi phạm đánh bom sân bay Thổ Nhĩ Kỳ kích nổ bom tự sát
Khoảnh khắc nghi phạm đánh bom sân bay Thổ Nhĩ Kỳ kích nổ bom tự sát

VOV.VN - Đoạn video ghi lại khoảnh khắc một trong những kẻ đánh bom sân bay Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ kích nổ quả bom trên người sau khi bị trúng đạn của cảnh sát.

Khoảnh khắc nghi phạm đánh bom sân bay Thổ Nhĩ Kỳ kích nổ bom tự sát

Khoảnh khắc nghi phạm đánh bom sân bay Thổ Nhĩ Kỳ kích nổ bom tự sát

VOV.VN - Đoạn video ghi lại khoảnh khắc một trong những kẻ đánh bom sân bay Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ kích nổ quả bom trên người sau khi bị trúng đạn của cảnh sát.

Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa trở lại sân bay Ataturk sau vụ khủng bố
Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa trở lại sân bay Ataturk sau vụ khủng bố

VOV.VN - Sáng 29/6, sân bay Ataturk tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa trở lại một phần, chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ khủng bố. 

Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa trở lại sân bay Ataturk sau vụ khủng bố

Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa trở lại sân bay Ataturk sau vụ khủng bố

VOV.VN - Sáng 29/6, sân bay Ataturk tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa trở lại một phần, chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ khủng bố. 

Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ IS thực hiện vụ tấn công tại sân bay
Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ IS thực hiện vụ tấn công tại sân bay

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi thế giới thể hiện một lập trường quyết định chống lại nhóm khủng bố đã thực hiện vụ tấn công tại sân bay.

Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ IS thực hiện vụ tấn công tại sân bay

Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ IS thực hiện vụ tấn công tại sân bay

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi thế giới thể hiện một lập trường quyết định chống lại nhóm khủng bố đã thực hiện vụ tấn công tại sân bay.

Phía sau lời xin lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24
Phía sau lời xin lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng xin lỗi Nga trong bối cảnh Ankara đang phải đối mặt với những thách thức suy thoái kinh tế và sức ép bị cô lập trong khu vực. 

Phía sau lời xin lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24

Phía sau lời xin lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng xin lỗi Nga trong bối cảnh Ankara đang phải đối mặt với những thách thức suy thoái kinh tế và sức ép bị cô lập trong khu vực.