Thế giới 24h: Thổ Nhĩ Kỳ rúng động vì đảo chính quân sự bất ngờ

VOV.VN - Đêm 15/7, một nhóm tướng lĩnh trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tiến hành đảo chính nhưng đã bị dập tắt nhanh chóng.

1. Vụ đảo chính đã khiến ít nhất 181 người thiệt mạng và giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần 2.800 tướng lĩnh và binh sĩ được cho là có liên quan đến vụ đảo chính.

Một quan chức cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, đến sáng 16/7, cuộc đảo chính đã bị dập tắt và mọi quan chức Chính phủ đã đi làm việc trở lại.

Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ có mặt trên đường phố Ankara để đảm bảo an ninh. Ảnh AP

Người phát ngôn Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Nuh Yilmaz cũng xác nhận thông tin nói trên và dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar nhấn mạnh, quân đội đã giành lại quyền kiểm soát và “mọi chuyện đã trở lại bình thường”.

Cuộc đảo chính cho thấy chính trường Thổ Nhĩ Kỳ đang bị khủng hoảng khi nhiều quan chức cáo buộc ông Erdogan tìm cách thâu tóm mọi quyền lực thông qua việc bổ nhiệm lại Nội các và mạnh tay trấn áp những người bất đồng với mình.

Ngoài ra, ông Erdogan còn bị chỉ trích vì đường lối cứng rắn chống lại phiến quân người Kurd sau khi các nỗ lực đàm phán hòa bình thất bại dẫn đến các cuộc đụng độ khiến quân đội chịu tổn thất nặng nề về nhân sự.

Chính phủ của ông Erdogan cũng bị cho là đã tìm cách tuồn vũ khí và đưa các chiến binh sang Syria để chống lại Chính phủ của ông Bashar al-Assad dẫn đến sự trỗi dậy của IS trong khu vực.

Chính sách nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ đã phản tác dụng khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia và liên quân của Mỹ chống lại IS và các nhóm cực đoan khác được cho là đã gây ra rất nhiều vụ đánh bom đẫm máu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Cảnh sát Pháp đã xác định được danh tính của hung thủ khủng bố tại Nice vào ngày 14/7 sau khi tìm thấy giấy tờ tuỳ thân của hắn trong chiếc xe tải gây án.

Đó là Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, người Pháp gốc Tunisia, 31 tuổi cư trú tại thành phố Riviera, Nice. Y đã ly dị và có ba con. Nghề nghiệp của y là tài xế giao hàng. Y đã thuê một chiếc xe tải 19 tấn để tiến hành cuộc thảm sát thứ ba trong 18 tháng qua tại Pháp.

Tên Lahouaiej-Bouhlel. Ảnh AFP

Y đã rồ ga đâm thẳng vào đám đông trên đoạn đường dài trên 2km dọc phố đi dạo ven biển vào đêm 14/7, biến lễ hội bắn pháo hoa tại Nice nhân dịp Quốc khánh Pháp thành nơi thảm sát. Ba cảnh sát đã đấu súng với Lahouaiej-Bouhlel đang trong cơn thịnh nộ và đã tìm thấy hắn chết ở ghế hành khách trong xe tải.

Lahouaiej-Bouhlel có nhân thân "bất hảo”: hung hãn, côn đồ và ăn trộm vặt trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016. Y đã bị bắt giữ vào ngày 23/3/2016 và bị kết án sáu tháng tù  vì tội "cố ý hành hung bằng vũ khí". Trong một cuộc cãi lộn với một tài xế khác trên đường đi vào tháng 1/2016, y đã phang một cái bàn xoa bằng gỗ vào người tài xế này.

Song các nhà chức trách không nhận ra rằng hắn có đã từng có dấu hiệu cực đoan. Bouhlel "hoàn toàn vô danh” đối với các cơ quan tình báo và các nhóm chống khủng bố của Pháp.

3. Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm qua (15/7) cho biết, chính phủ nước này chuẩn bị công bố một chương từng được xếp vào loại tuyệt mật trong báo cáo gửi lên Quốc hội về vụ tấn công ngày 11/9/2001 nhằm vào tòa tháp đôi ở New York.

Tài liệu dài 28 trang này đặt câu hỏi liệu các công dân Arab Saudi có giúp đỡ những kẻ bắt cướp máy bay để đâm vào 2 tòa tháp hay không. Sự giúp đỡ này có thể là tìm thuê căn hộ hay mở tài khoản ngân hàng nhưng đủ để biết được thủ phạm đang lên kế hoạch gì.

Ảnh minh họa.

Cuộc điều tra gần đây nhất không tìm ra bất cứ bằng chứng nào rằng chính phủ Saudi Arabia hay các quan chức cấp cao của Arab ủng hộ những kẻ lên kế hoạch tấn công nước Mỹ.

Tuy nhiên, các nghị sỹ và họ hàng của nạn nhân, những người không tin rằng cơ quan chức năng đã điều tra ra toàn bộ mối liên hệ giữa những người Arab Saudi với những kẻ tấn công, nên đã hối thúc việc công bố tài liệu bị đánh dấu tuyệt mật suốt 15 năm qua.

Năm 2002, Saudi Arabia cũng đã kêu gọi công khai báo cáo này để họ có thể đáp lại mọi cáo buộc cũng như trừng phạt những cá nhân có thể liên quan đến vụ khủng bố ngày 11/9. Trước thông tin tài liệu này chuẩn bị được công bố, Ngoại trưởng Saudi Arabia Saudi Adel al-Jubeir bày tỏ tin tưởng rằng những ai nhìn vào kết quả điều tra sẽ đưa ra kết luận rằng cáo buộc đối với chính phủ nước này là không có bằng chứng.

4. Tỷ phú Mỹ Donald Trump đã công bố “phó tướng” cùng tham gia tranh cử Tổng thống với mình là Thống đốc bang Indiana Mike Pence.

Ông Pence, 57 tuổi, là một chính khách bảo thủ với kinh nghiệm 12 năm làm nghị sĩ tại Hạ viện Mỹ, thậm chí từ năm 2009-2011 ông từng là thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Hạ viện, vị trí quan trọng thứ 3 của đảng này.

Tỷ phú Donald Trump (phải) và phó tướng Mike Pence. Ảnh AP

Với việc chọn ông Pence làm ứng viên tranh cử vị trí Phó Tổng thống được đưa ra ngay trước thềm Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa vào ngày 18/7, giới phân tích cho rằng ông Trump đang nỗ lực hàn gắn những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng hòa hiện nay.

Tuy nhiên, bản thân 2 ông Trump và Pence không có nhiều điểm đồng nhất về quan điểm nếu không nói đối lập nhau. Về thương mại, ông Pence ủng hộ các hiệp định thương mại tự do trong khi ông Trump phản đối kịch liệt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ.

Ông Pence cũng công khai phản đối đề xuất của ông Trump về việc tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ, cho rằng hành động này là vi phạm Hiến pháp.

Trong khi ông Pence chính là người đã bỏ phiếu ủng hộ Mỹ can thiệp vào Iraq năm 2003 thì tỷ phú Trump là người kịch liệt lên án bước đi này là một sai lầm.

Hai ông cũng thể hiện sự đối nghịch từ những vấn đề như cách vận động, phong thái tranh cử cho đến những quan điểm về quyền của người đồng tính hay việc nạo phá thai.

5. Quan chức Philippines khẳng định lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã cản trở ngư dân nước này đánh bắt cá tại bãi cạn Scarborough.

Reuters dẫn lời giới chức quân sự và ngư dân tỉnh Pangasinan cho biết, tàu Hải cảnh Trung Quốc vẫn có mặt tại bãi cạn Scarborough và ngăn cản ngư dân tiếp cận khu vực bên trong bãi cạn.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc cản trở ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough. Ảnh AP

 “Các ngư dân ở đây luôn trong trạng thái phải chờ đợi không biết đến lúc nào mới an toàn để có thể đi vào bãi cạn Scarborough”, ông Luis Madarang, một quan chức phụ trách ngành hải sản tại thị trấn Infanta chia sẻ: “Chúng tôi không ngăn cản họ mà chỉ cảnh báo họ nên tránh xa khỏi bất kỳ rắc rối nào tại đó”.

Một số ngư dân Philippines cho biết, họ muốn có mặt tại bãi cạn này để xem Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo đó, Toà tuyên bố, các ngư dân từ nhiều quốc gia, trong đó có Philipines và Trung Quốc từ lâu đã đánh bắt tại bãi cạn này và Trung Quốc đã “ngăn cản trái phép” ngư dân Philippines hoạt động tại đây sau khi chiếm đóng bãi cạn này vào năm 2012.

Kể từ đó, ngư dân Philippines hoặc phải đi đánh bắt ở nơi khác hoặc phải chấp nhận bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm va hoặc phun vòi rồng tấn công họ nếu muốn tiếp tục đánh cá ở bãi cạn Scarborough.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để xảy ra đảo chính, Tổng thống Erdogan phải tự trách mình
Để xảy ra đảo chính, Tổng thống Erdogan phải tự trách mình

VOV.VN - Theo nhiều nhà nghiên cứu, cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra là tất yếu và Tổng thống Erdogan chỉ có thể tự trách bản thân mình.

Để xảy ra đảo chính, Tổng thống Erdogan phải tự trách mình

Để xảy ra đảo chính, Tổng thống Erdogan phải tự trách mình

VOV.VN - Theo nhiều nhà nghiên cứu, cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra là tất yếu và Tổng thống Erdogan chỉ có thể tự trách bản thân mình.

Diễn biến cuộc đảo chính quân sự bất ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Diễn biến cuộc đảo chính quân sự bất ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Nhóm quân đội đảo chính chiếm các đài truyền hình và cho phát thông điệp chống Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Trực thăng quân sự bắn chết 17 cảnh sát.

Diễn biến cuộc đảo chính quân sự bất ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Diễn biến cuộc đảo chính quân sự bất ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Nhóm quân đội đảo chính chiếm các đài truyền hình và cho phát thông điệp chống Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Trực thăng quân sự bắn chết 17 cảnh sát.

Vì sao cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất bại?
Vì sao cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất bại?

Với sự chia rẽ trong quân đội, nhóm đảo chính không thể thành công trước một Tổng thống Erdogan được đông đảo dân chúng ủng hộ.

Vì sao cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất bại?

Vì sao cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất bại?

Với sự chia rẽ trong quân đội, nhóm đảo chính không thể thành công trước một Tổng thống Erdogan được đông đảo dân chúng ủng hộ.

Video dân Thổ Nhĩ Kỳ chặn xe tăng lôi lính đảo chính ra ngoài
Video dân Thổ Nhĩ Kỳ chặn xe tăng lôi lính đảo chính ra ngoài

VOV.VN - Những người biểu tình ban đầu mắng nhiếc các binh sĩ tham gia cuộc đảo chính. Sau đó, họ trèo lên nóc xe, kéo lính lái xe tăng ra ngoài.

Video dân Thổ Nhĩ Kỳ chặn xe tăng lôi lính đảo chính ra ngoài

Video dân Thổ Nhĩ Kỳ chặn xe tăng lôi lính đảo chính ra ngoài

VOV.VN - Những người biểu tình ban đầu mắng nhiếc các binh sĩ tham gia cuộc đảo chính. Sau đó, họ trèo lên nóc xe, kéo lính lái xe tăng ra ngoài.

Các cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 50 năm qua
Các cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 50 năm qua

VOV.VN -  Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính, gây ra hàng loạt xáo trộn trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước này.

Các cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 50 năm qua

Các cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 50 năm qua

VOV.VN -  Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính, gây ra hàng loạt xáo trộn trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước này.