Thế giới 24h: Thủ tướng Nga-Thổ gặp nhau, quan hệ 2 nước lại nồng ấm

VOV.VN - Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Yildirim được cho là khá thuận lợi sau khi 2 nước đã hòa giải vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga.

1. Hai bên đã bàn thảo và thống nhất rất nhiều vấn đề cần được  triển khai trong thời gian tới để phục vụ cho việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước vừa bị gián đoạn bởi sự cố đáng tiếc nói trên. Thủ tướng Medvedev đã nhận định “bằng những nỗ lực chung, chúng ta đã khép lại mối quan hệ rắc rối trước đó giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”.

Cái bắt tay đầy thân mật giữa ông Yildirim (trái) và ông Medvedev. Ảnh: Reuters

Cụ thể, hai bên đã thảo luận những vấn đề chủ yếu liên quan đến quan hệ kinh tế-thương mại. Đó là việc xây dựng những cơ chế mới trong hợp tác kinh tế; xây dựng một quỹ Đầu tư chung Nga-Thổ và sẽ đi vào hoạt động ngay trong đầu năm 2017; kế hoạch tiếp tục triển khai các dự án về năng lượng, trong đó có đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”; là biện pháp để cung cấp tài chính cho những dự án đã có, đặc biệt là dự án về công nghệ cao…

Thủ tướng Medvedev khẳng định cuộc hội đàm song phương Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã đề cập nhiều vấn đề và rất thực chất. Theo đó, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, trong đó có việc Nga giúp Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân Akkuiu vào năm 2023, Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ sớm được đưa ra xem xét thông qua tại Duma Quốc gia Nga…

Những vấn đề hợp tác kinh tế dù được hai bên rất coi trọng, nhưng bởi hai bên còn không ít bất đồng liên quan tới tình hình Syri nên việc tập trung thảo luận vấn đề này cũng là dễ hiểu.

Mấu chốt nhất trong quan điểm khác biệt đối với tình hình Syria là do mục tiêu mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi nhiều khi đối nghịch nhau. Gần đây nhất, khi Thổng thống Erdogan tại một hội nghị chuyên đề ở Istanbul đã nhấn mạnh rằng “Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một chiến dịch quân sự ở Syria để chấm dứt chế độ cầm quyền của Tổng thống al-Assad” thì Điện Kremlin đang chờ Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ về phát biểu này của ông.

Trong khi đó, như nhận định của Cựu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq thì “Mục tiêu quân sự cũng như chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria đều không được xác định rõ ràng” và bởi thế, phía Nga rất mong Thổ Nhĩ Kỳ phải hiểu rằng việc giải quyết xung đột Syria trong tình hình hiện nay không thể thiếu ông Assad.

2. Ông Donald Trump cho biết, chính sách quân sự của nước Mỹ dưới thời ông sẽ tập trung vào nỗ lực đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tổng thống đắc cử Donald TRump quyết tâm tiêu diệt IS. Ảnh: AP

Reuters đưa tin, Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 6/12 đã công bố chính sách quân sự của nước Mỹ dưới thời ông. Washington sẽ tránh can thiệp vào các cuộc xung đột ở nước ngoài mà thay vào đó chủ yếu tập trung vào nỗ lực đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Phát biểu khi có mặt ở căn cứ quân sự Fort Bragg, ông Trump cho biết: “Chúng ta sẽ ngừng chạy đua để lật đổ các chế độ ở nước ngoài mà chúng ta chẳng biết gì về họ, chúng ta không nên dính vào những việc đó. Thay vào đó, chúng ta phải tập trung đánh bại chủ nghĩa khủng bố và tiêu diệt IS. Chúng ta sẽ làm như vậy”.

Tuyên bố của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 6/12 cũng giống như những gì ông từng nói trong chiến dịch tranh cử khi kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh ở Iraq.

Ông Donald Trump cũng tuyên bố sẽ tiến hành cảnh tổ quân đội Mỹ bởi theo ông, hiện lực lượng Mỹ đang bị “dàn trải quá mỏng” vì can dự vào quá nhiều địa bàn. Trump cũng cho biết, thay vì đầu tư vào các cuộc chiến, ông sẽ chi tiền để hiện đại hóa hạ tầng giao thông, cầu cống và sân bay.

Mặc dù vậy, Trump cho biết ông vẫn muốn thúc đẩy chi tiêu cho quân đội: “Chúng tôi không muốn có một quân đội cạn kiệt vì tham chiến ở mọi mặt trận trong khu vực - ở những nơi mà chúng ta không nên tham chiến. Chi tiêu cho quân đội sẽ không bị cạn kiệt nữa”.

3. Đã có ít nhất 54 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương, nhiều người được cho là còn mắc kẹt trong các đống đổ nát sau trận động đất 6,4 độ richter ở tỉnh Aceh, miền Tây Indonesia. 

Thiếu tướng Tatang Sulaiman, lãnh đạo lực lượng quân đội tỉnh Aceh cho biết, trong số 54 người thiệt mạng có 52 trường hợp ở Pidie Jaya, khu vực gần tâm chấn; 2 trường hợp tử vong khác được ghi nhận ở huyện Bireuen lân cận.

Nhiều ngôi nhà tại Indoensia đổ sập xuống sau trận động đất. Ảnh: AFP

Theo Cơ quan giảm thiểu thiên tai Quốc gia của Indonesia, có 78 trường hợp bị thương nặng đang được theo dõi tại các bệnh viện địa phương.

Hiện lực lượng cứu hộ bao gồm các binh sĩ quân đội, cảnh sát và người dân địa phương đang tập trung nỗ lực tìm kiếm người bị nạn ở thị trấn Meureudu thuộc huyện Pidie Jaya – nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì động đất.

Ông Aiyub Abbas, một lãnh đạo địa phương cho biết, hơn 40 tòa nhà, trong đó bao gồm một số nhà thờ Hồi giáo ở huyện Pidie Jaya – khu vực cách tâm chấn khoảng 18km về phía Tây Nam đã bị san phẳng. Trận động đất cũng khiến hệ thống giao thông và đường dây tải điện bị hư hỏng nặng.

Từ thủ đô Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo đã ra lệnh cho tất cả các lực lượng chức năng sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, ưu tiên nỗ lực cứu những người mắc kẹt trong các đống đổ nát.

4. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 6/12 đã tái đắc cử chức Chủ tịch Đảng CDU.

Như vậy bà Merkel sẽ tiếp tục dẫn dắt đảng này trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2017, cũng như rộng đường trở thành Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, điểm khiến dư luận quan tâm chính là chiến lược tranh cử của bà Merkel, với lập trường cứng rắn trong vấn đề nhập cư, có thể nói là hoàn toàn ngược lại so với cách đây chỉ hơn 1 năm.

Gần 1.000 thành viên của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo hôm qua đã tham dự đại hội đảng ở thành phố Essen, miền Tây nước Đức. Đây cũng là nơi bà Merkel lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch đảng vào năm 2000.

Với 89,5% số phiếu ủng hộ, bà Merkel đã tái đắc cử chức Chủ tịch đảng và có khả năng trở thành Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 9 năm tới.

Tuy nhiên, khác với năm 2000, tỷ lệ phiếu bầu 89,5% lại là tỷ lệ thấp thứ 2 trong suốt hơn 1 thập kỷ rưỡi bà Merkel giữ cương vị lãnh đạo đảng. Đây được xem là lời cảnh báo đối với bà Merkel trong bối cảnh, uy tín của nữ Thủ tướng này đã bị giảm mạnh do chính sách mở cửa tiếp nhận người tị nạn hồi giữa năm ngoái.

5. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng, nhiệm vụ của Chính phủ mới là bảo vệ đất nước và hướng đến tương lai.

Phát biểu sau khi ông Bernard Cazeneuve được bầu là Thủ tướng mới của nước Pháp, ông Hollande nhấn mạnh: “Bảo vệ nước Pháp là nhiệm vụ mà Thủ tướng Bernard Cazeneuve cần phải thực hiện.

Tổng thống Pháp Hollande. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, chỉ bảo vệ nước Pháp là chưa đủ. Chúng ta cũng cần phải chuẩn bị cho tương lai, mở ra hi vọng cho tương lai. Chuẩn bị cho tương lai có nghĩa là đầu tư nhiều vào giáo dục và nghiên cứu, đảm bảo cơ sở hạ tầng giúp nước Pháp là một điểm đến hấp dẫn”.

Thủ tướng Cazeneuve, 53 tuổi, là một trong những Bộ trưởng hiếm hoi đã trụ lại trong nhiều chính phủ của Tổng thống Hollande kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Ông được đánh giá là người chuyên đảm nhiệm những sứ mạng quan trọng nhất của chính phủ vào những thời điểm khó khăn.

Sau khi được Tổng thống Pháp Hollande chỉ định đảm nhiệm chức Thủ tướng Pháp thay ông Manuel Valls vừa từ chức để tham gia tranh cử Tổng thống Pháp năm 2017, ông Cazeneuve đã nhanh chóng công bố thành phần chính phủ mới với rất ít sự thay đổi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Muốn kết thân lại với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trở mặt “dằn dỗi” với NATO
Muốn kết thân lại với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trở mặt “dằn dỗi” với NATO

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/8 tuyên bố sẽ rời khỏi NATO nếu không nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ tổ chức này.

Muốn kết thân lại với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trở mặt “dằn dỗi” với NATO

Muốn kết thân lại với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trở mặt “dằn dỗi” với NATO

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/8 tuyên bố sẽ rời khỏi NATO nếu không nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ tổ chức này.

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ là bạn lúc cần?
Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ là bạn lúc cần?

VOV.VN - Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều cần hòa bình ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria và đây được cho là nền tảng cho sự hợp tác chính trị giữa hai nước.

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ là bạn lúc cần?

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ là bạn lúc cần?

VOV.VN - Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều cần hòa bình ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria và đây được cho là nền tảng cho sự hợp tác chính trị giữa hai nước.

6 thách thức để Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “mặn nồng” trở lại
6 thách thức để Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “mặn nồng” trở lại

VOV.VN - Còn quá sớm để nói về mối quan hệ liên minh Nga- Thổ Nhĩ Kỳ, song việc hòa giải hiện nay đã là bước tiến lớn trong quan hệ hai nước.

6 thách thức để Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “mặn nồng” trở lại

6 thách thức để Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “mặn nồng” trở lại

VOV.VN - Còn quá sớm để nói về mối quan hệ liên minh Nga- Thổ Nhĩ Kỳ, song việc hòa giải hiện nay đã là bước tiến lớn trong quan hệ hai nước.

Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt tay nhau giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”
Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt tay nhau giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”

VOV.VN -Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngày 10/10 ký một thỏa thuận về xây dựng đường ống dẫn khí dưới biển và cam kết tìm tiếng nói chung trong cuộc khủng hoảng Syria.

Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt tay nhau giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”

Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt tay nhau giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”

VOV.VN -Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngày 10/10 ký một thỏa thuận về xây dựng đường ống dẫn khí dưới biển và cam kết tìm tiếng nói chung trong cuộc khủng hoảng Syria.