Thế giới 24h:Ông Duterte thăm Nhật, bắt tay với ông Abe về “Biển Đông”

VOV.VN - Trong cuộc hội đàm, hai bên đã thống nhất tầm quan trọng của việc thực hiện theo pháp luật quốc tế đặc biệt là phán quyết của PCA về Biển Đông.

1. Tối (26/10 theo giờ Nhật Bản) Tổng thống Philippines Duterte đang ở thăm Nhật Bản, đã cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây có thể coi là cuộc hội đàm mang tính lịch sử trong việc xác nhận lại quan hệ truyền thống của hai nước, cũng như quan điểm của hai bên về những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. 

Tổng thống Philippines Duterte (trái) gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (ảnh: Reuters).

Trong cuộc hội đàm, hai bên đã thống nhất tầm quan trọng của việc thực hiện theo pháp luật quốc tế đặc biệt là phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) hồi tháng 7 vừa qua trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy và làm phát triển quan hệ song phương. Ông cũng nói rõ ràng rằng sẽ liên kết hợp tác 3 bên bao gồm Mỹ để giải quyết vấn đề Biển Đông.

Ông Duterte khẳng định Philippines mong muốn giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên Luật pháp quốc tế và Luật Biển, đồng thời tỏ rõ lập trường “sẽ đứng về phía Nhật Bản”. Ông cũng nhấn mạnh rằng “Việc đưa ra lập trường ngoài phạm vi phán quyết là không thể”. 

2. Chiến trường Syria vẫn đang chìm sâu trong khói lửa và hết sức khốc liệt. Mới đây, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh đã cho biết, một vụ không kích đã nhằm vào một trường học ở làng Haas, tỉnh Idlib, khiến 35 người thiệt mạng, chủ yếu là trẻ em. Con số này cao hơn so với thông tin trước đó là có 22 người thiệt mạng. 

Phòng học bị hư hại sau cuộc không kích nhắm vào phe nổi dậy tại làng Haas, tỉnh Idlib. (Ảnh: Reuters).

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho rằng, cuộc không kích nhằm vào trường học ở Idlib là vụ đẫm máu nhất nhằm vào trường học trong 6 năm nay.

Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Anthony Lake đã bày tỏ sự phẫn nỗ trước cuộc không kích đẫm máu này và gọi đây là một tội ác chiến tranh. 

3. Ngày 26/10, Mỹ đã lần đầu tiên trong vòng 24 năm bỏ phiếu trắng tại cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đối với nghị quyết kêu gọi kết thúc cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba. Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua nghị quyết với 191 phiếu ủng hộ. 

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh: BBC).

Mỹ và Israel, trước đó luôn phản đối nghị quyết, là hai nước bỏ phiếu trắng. Mặc dù các nghị quyết như vậy không có tính ràng buộc tuy nhiên văn bản này cũng có giá trị về mặt chính trị. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã hoan nghênh khi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc bà Samantha Power thông báo trước cuộc bỏ phiếu rằng Mỹ sẽ bỏ phiếu trắng.

Bà Power nói Mỹ bỏ phiếu trắng bởi cách tiếp cận mới của Tổng thống Obama đối với Cuba tuy nhiên Mỹ phản đối các tuyên bố trong nghị quyết cho rằng lệnh cấm vận vi phạm luật pháp quốc tế. Bà Power cũng nhấn mạnh việc bỏ phiếu trắng không có nghĩa Mỹ đồng ý với tất cả các chính sách và hoạt động của chính phủ Cuba. 

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đã gọi việc Mỹ bỏ phiếu trắng là một bước tích cực hướng tới tương lai cải thiện quan hệ giữa hai nước. Ông cho rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là chìa khóa tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ và mang lại ý nghĩa, chiều sâu đối với những gì đã đạt được trong thời gian qua. 

4. Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương (NATO) trong hai ngày 26-27/10 tại Brussels, (Bỉ), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói, NATO sẽ tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động các tàu chiến Nga tại khu vực biển Baltic.  

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương (NATO) Jens Stoltenberg. (ảnh: AP).

Ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thảo luận những bước đi trong việc tăng cường sự hiện diện của NATO tại khu vực Biển Đen, với sự tham gia trên bộ của lữ đoàn đa quốc gia do Rumania dẫn đầu. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm những biện pháp tăng cường trên không, trên biển".

Ông Jens Stoltenberg cũng cho biết, tại cuộc họp, các nước đồng minh NATO cũng đã cam kết sẽ đóng góp binh sĩ hoạt động tại các nước vùng Baltic và các nước khu vực Đông Âu, xem đây là biện pháp nhằm bảo vệ các nước đồng minh.

Tuyên bố trên của Tổng thư ký NATO được cho là sẽ gây thêm căng thẳng giữa Nga và NATO trong thời gian tới. 

5. Ngày 26/10, các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tiếp tục leo thang khiến nhiều người bị thương và bị bắt giữ. 

Người biểu tình đối mặt với lực lượng vệ binh quốc gia Venezuela tại thành phố San Cristobal ngày 26/10. (Ảnh: Reuters).

Các cuộc biểu tình do phe đối lập kêu gọi ngày 26/10 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Các cuộc biểu tình mang tên “Chiếm lấy Venezuela” diễn ra tại gần 50 địa điểm trên cả nước sau khi Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) hôm 20/10 tuyên bố đình chỉ tiến trình thúc đẩy trưng cầu ý dân để phế truất Tổng thống đương nhiệm. 

Lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles cho biết, đụng độ với cảnh sát đã khiến hơn 120 người biểu tình bị thương và 147 người bị bắt giữ.

Về phía chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Nestor Reverol cho biết, một cảnh sát đã thiệt mạng và 2 sỹ quan khác bị thương sau khi bị bắn trong một cuộc biểu tình tối qua ở bang Miranda, nơi ông Capriles là Thống đốc. Tuy nhiên, cảnh sát bang Miranda lại phủ nhận cái chết của sỹ quan này có liên quan đến người biểu tình./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Philippines: “Cần phải duy trì hợp tác với Nhật và Mỹ”
Tổng thống Philippines: “Cần phải duy trì hợp tác với Nhật và Mỹ”

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte cho rằng, các nước có lập trường chung về Trung Quốc nên hợp tác với nhau.

Tổng thống Philippines: “Cần phải duy trì hợp tác với Nhật và Mỹ”

Tổng thống Philippines: “Cần phải duy trì hợp tác với Nhật và Mỹ”

VOV.VN - Tổng thống Philippines Duterte cho rằng, các nước có lập trường chung về Trung Quốc nên hợp tác với nhau.

Nhật Bản, Philippines sẽ tiến tới quan hệ đồng minh thân thiết?
Nhật Bản, Philippines sẽ tiến tới quan hệ đồng minh thân thiết?

VOV.VN - Với chuyến thăm của Tổng thống Duterte, dư luận đang hết sức chú ý đến quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines trong lĩnh vực quốc phòng.

Nhật Bản, Philippines sẽ tiến tới quan hệ đồng minh thân thiết?

Nhật Bản, Philippines sẽ tiến tới quan hệ đồng minh thân thiết?

VOV.VN - Với chuyến thăm của Tổng thống Duterte, dư luận đang hết sức chú ý đến quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines trong lĩnh vực quốc phòng.

Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế
Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

VOV.VN - Ông Duterte khẳng định Philippines mong muốn giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên Luật pháp quốc tế và Luật Biển.

Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

VOV.VN - Ông Duterte khẳng định Philippines mong muốn giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên Luật pháp quốc tế và Luật Biển.

Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông
Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Duterte tỏ rõ lập trường “sẽ đứng về phía Nhật Bản”.

Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông

Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Duterte tỏ rõ lập trường “sẽ đứng về phía Nhật Bản”.